Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Tòng Văn Hợp
1. Mục tiêu:
a. K.thức:
- Sau thất bại của An Dương Vườg, đất nước ta bị PK phương Bắc thống trị, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc, ách thống trị tàn bạo của thế lực PK đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được ND ủng hộ đã nhanh chóng thành công. ách thống trị của PK phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập.
b. Kỹ năng: Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện LS. Bước đầu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ LS.
c.Thái độ: Giáo dục HS
- Ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự hào dân tộc.
- Lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ VN.
2. Chuẩn bị của T-H.
a. Thầy : Lược đồ khởi nghĩa hai bà Trưng
b. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thiện sơ đồ H43, điền kí hiệu. Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị nhà Hán
Phần học kì II Giáo án lịch sử 6 Năm học 2009 - 2010 Ngày soạn: /01/2009 Ngày dạy: /01/2009 Lớp 6A Ngày dạy: /01/2009 Lớp 6B Chương: III THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Tiết: 20 - Bài: 17 CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40) 1. Mục tiêu: a. K.thức: - Sau thất bại của An Dương Vườg, đất nước ta bị PK phương Bắc thống trị, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc, ách thống trị tàn bạo của thế lực PK đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được ND ủng hộ đã nhanh chóng thành công. ách thống trị của PK phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập. b. Kỹ năng: Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện LS. Bước đầu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ LS. c.Thái độ: Giáo dục HS - Ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự hào dân tộc. - Lòng biết ơn hai bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ VN. 2. Chuẩn bị của T-H. a. Thầy : Lược đồ khởi nghĩa hai bà Trưng b. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thiện sơ đồ H43, điền kí hiệu. Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị nhà Hán 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: 6A 6B a. Kiểm tra bài cũ. kiểm tra việc chuẩn bị của HS. * Giới thiệu: (1’) Năm 179 TCN, An Dương Vương do chủ quan, thiếu phòng bị nên đất nước ta bị Triệu Đà thôn tính. Sau Triệu Đà dưới ách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy ND ta đến trước những thử thách nghiêm trọng, đất nước mất tên, ND có nguy cơ bị đồng hoá, nhưng ND ta không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy đấu tranh. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng (năm 40).Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí bất khuất của DT ta thời kỳ đầu công nguyên. b. Dạy nội dung bài mới. GV. Gọi HS đọc mục 1 sgk ?Kh. Thất bại của An Dương Vương đã để lại hậu quả gì? - Nước Âu Lạc mất đất, mất tên và trở thành 1 bộ phận đất đai của TQ. Từ đó các triều đại phong kiến TQ thay nhau thống trị đô hộ nước ta hơn 1000 năm, 1000 năm bắc thuộc. GV. treo lược đồ , chỉ và giảng theo SGK. - Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 TCN nhà Hán đánh Nam Việt. Nhà triệu chống cự không nổi và bị tiêu diệt, đất đai Âu Lạc chuyển sang tay nhà Hán. Nhà Hán chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam) gộp với 6 quận của TQ thành Châu Giao. - Thủ phủ của Châu Giao đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành- Bắc Ninh) và nhà Hán xây dựng bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. ?Kh. Em hiểu thứ sử, đô uý, thái thú là gì? (Hoặc GV giải thích). + Thứ sử là 1chức quan do bọn phong kiến TQ đặt ra để trông coi 1số quận, hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở nước phụ thuộc. + Thái thú, đô uý: là chức quan do bọn phong kiến TQ đặt ra để trông coi 1quận.- Thái thú coi chính trị + Đô uý coi quân sự. ?Kh. Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của TQ thành Châu Giao nhằm mục đích gì? - Muốn chiếm đóng lâu dài, xoá tên nước ta, biến nước ta thành quận, huyện của TQ. ?Kh. Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán? - Nhà Hán mới bố trí được người cai trị từ cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể với tới nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. - GV giảng theo SGK. Sau khi xây dựng xong bộ máy cai trị nhà Hán ra sức bóc lột vơ vét của cải của nhân dân ta. ?Kh. Nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao nhằm mục đích gì? - Đồng hoá dân ta, đồng hoá có nghĩa là làm thay đổi bản chất, làm cho giống như của mình. GV. Đồng hoá là chính sách thống trị của người nc ngoài nhằm làm mất các đặc điểm truyền thống của một dân tộc. Bắt họ sinh hoạt theo kiểu cách của người nc ngoài để chúng dễ bề cai tri. Đây là một âm mưu thâm độc của pk phương bắc nhắm biến nc ta thành một bộ phận của chúng ?Tb. Em có nhận xét gì về ách thống trị của nhà Hán. - Đối sử tàn tệ, dã man, thâm độc - Dân ta chịu nhiều thứ thuế nặng: muối, sắt..cống nạp sản vật quí hiếm như: ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, đồi mồi. Sử sách TQ từng ghi: Giao Châu là nơi xa cách, quan lại tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, tướng sử tha hồ bạo ngược bóc lột muôn dân. - Tô Định sang làm Thái thú ra sức đàn áp vơ vét của cải của nhân dân ta -> đời sống nhân dân cực khổ GV. Với chính sách tàn bạo của nhà Hán, ta mới thấm thía nỗi khổ, nỗi nhục của người dân khi mất độc lập chủ quyền, khiến mọi tầng lớp nhân dân ta ai cũng căm phẫn, họ không thể sống được dưới ách thống trị của phong kiến Hán, nên các cuộc khởi nghĩa không thể không bùng nổ, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?Kh. Vì sao 2 gia đình lạc Tướng ở Mê Linh và Chu Diên lại liên kết với nhau để chuẩn bị nổi dậy? - Vì ách đô hộ tàn bạo của nhà Hán làm cho dân ta căm phẫn muốn nổi dậy chống lại. Đó chính là nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa. GV. Trong khi 2 dòng họ lạc tướng Mê Linh và Chu Diên mưu việc lớn thì thái thú Tô Định lừa bắt và giết hại Thi sách hòng đề bẹp ý chí cuộc khởi nghĩa, như hành động đó như đổ thêm dầu vào lửa, hai bà càng quyết tâm đứng lên đền nợ nước, trả thù nhà. ?Tb. Cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng diễn ra như thế nào? - Mùa xuân năm 40 Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). ?Kh. Theo em khắp nơi kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì. - Ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy chống lại. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ GV. Đọc 4 câu thơ sgk ?Kh. Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trương? - Trước là giành độc lập cho Tổ quốc, nối lại sự nghiệp vua Hùng, sau là trả thù cho chồng. GV. cho HS đọc đoạn chữ in nghiêng SGK, chỉ các mũi tên của các địa phương tiến về Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa và luy lâu, Tô Định hoảng hốt phải bỏ thành, cắt tóc cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải (Quảng Đông) quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi. GV. Sử sách ghi lại rằng: Trưng Trắc, Trưng Nhị hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành trì ở Lĩnh Ngọại đều hưởng ứng. Rất nhiều phụ nữ tham gia vào cuộc khởi nghĩa này. ?Tb. Em hãy cho biết kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa? - Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi. GV. Đọc đoạn trong khung và giải thích rõ Có. - Dưới ách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân khắp nơi sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực PK phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta được. - Dưới ách thống trị Hán, nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, điển hình là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của DT thời kỳ đầu công nguyên. - Cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo và nghĩa binh đại đa số là phụ nữ, qua cuộc khởi nghĩa ta càng tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam, họ thật xứng đáng với danh hiệu Bác Hồ Tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” 1.Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì đổi thay? (20’) - Năm 179 TCN Triệu Đà sát nhập nước Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu lạc làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia Âu Lạc làm 3 quận, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. - Bộ máy cai trị của nhà Hán từ trung ương đến địa phương. + Đứng đầu châu là Thứ sử người Hán + Đứng đầu quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự(đều là người hán) + Đứng đầu các huyện là lạc tướng (người Việt) - Ách thống trị của nhà Hán. + Bắt dân ta nộp các loại thuế: muối,sắt. + Cống nạp nặng nề: ngọc trai, sừng tê giác, ngà voi + Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta theo phong tục Hán. + Bọn quan lại nhà Hán rất tham lam, tàn bạo , điển hình là Tô Định. 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. (17’) * Nguyên nhân: - Sự áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán, hằng năm phải nộp nhiều thứ thuế và những sản vật quí cống nạp * Diễn biến: - Mùa xuân năm 40 Hai bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây). - Cuộc khởi nghĩa được các tướng lĩnh và nhân dân ủng hộ, chỉ trong thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa rồi luy Lâu. * Kết quả: Thái thú Tô Định bỏ trốn, quân Hán bị đánh tan, khởi nghĩa giành thắng lợi. c. Củng cố, luyện tập (5’) - Do bị áp bức bóc lột nặng nề của nhà Hán, nhân dân ta không chịu dã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và đã giành thắng lợi hoần toàn. - Bài tập: GV treo bản đồ, yêu cầu HS điền kí hiệu thích hợp để thể hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa. d. Hướng dẫn học ở nhà: (1’) - Học thuộc bài. - Đọc trước bài 18. Vẽ lược đồ H 44. &&&&& Tòng văn Hợp Trường THCS Chiềng Cọ
File đính kèm:
- Sử 6 tiết 20(2).doc