Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 15, Bài 14: Nước Âu Lạc - Tòng Văn Hợp
1. Mục tiêu.
a. K.thức: HS nắm được.
- Tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay buổi đầu dựng nước.
- Bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương.
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử và sử dụng đồ dùng trực quan.
c. Thái độ: GD tình cảm HS.
- Tinh thần yêu mến quê hương đất nước.
- Tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn.
2. Chuẩn bị của T-H
a. Thầy: soạn giáo án, lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước Âu Lạc.
b. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương.
3. Tiến trình bài dạy.
* ổn định tổ chức: 6A: 6B:
a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi: ? Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang được thể hiện như thế nào
* Đáp án:
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc).
Ngày soạn: /12/2009 Ngày dạy: /12/2009 Lớp 6A Ngày dạy: /12/2009 Lớp 6A Tiết: 15 - Bài: 14. NƯỚC ÂU LẠC 1. Mục tiêu. a. K.thức: HS nắm được. - Tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay buổi đầu dựng nước. - Bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử và sử dụng đồ dùng trực quan. c. Thái độ: GD tình cảm HS. - Tinh thần yêu mến quê hương đất nước. - Tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn. 2. Chuẩn bị của T-H a. Thầy: soạn giáo án, lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước Âu Lạc. b. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương. 3. Tiến trình bài dạy. * ổn định tổ chức: 6A: 6B: a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) * Câu hỏi: ? Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang được thể hiện như thế nào * Đáp án: - Xã hội chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: Quí tộc, dân tự do, nô tỳ (sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc). - Tổ chức lễ hội: đua thuyền, giã gạo - Tín ngưỡng: Thờ cúng mặt trăng, mặt trời. Người chết được chôn trong thạp, bình có đồ trang sức. Họ có khiếu thẩm mĩ cao * Giới thiệu: (1’): Nhà nước Văn Lang thế kỷ III TCN Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam, nhân dân đoàn kết chống ngoại xâm -> nhà nước mới ra đời. d. Dạy nội dung bài mới. GV. Gọi HS đọc mục 1 sgk ?Tb. Vì sao cuối thế kỷ III TCN, quân Tần xâm lược nước ta? - Vua Hùng thứ 18 không lo sửa sang võ bị, ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra. - Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. GV. - Dùng lược đồ mô tả cuộc kháng chiến. - Bắc Văn Lang- nơi người Lạc Việt – người Tây Âu sinh sống, ở phía Bắc Văn Lang tức là phía Nam- Trung Quốc vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay. - Năm 214 TCN , quân Tần tiến đánh vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (Âu Việt) không chịu khuất phục. - Người Việt đã trốn vào rừng, ban ngày ở yên, ban đêm tiến ra đánh quân tần, họ bầu người kiệt tuấn lên làm tướng (đó là Thục Phán) ?Kh Kháng chiến bùng nổ, những ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược? - Người Tây Âu và Lạc Việt. GV. - Người Âu Lạc và Tây âu có quan hệ gần gũi với nhau lâu đời họ đứng lên kháng chiến. Thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng họ không chịu đầu hàng tiếp tục chiến đấu. - Thế và lực của giặc trước và sau khi đánh hung hăng sau hoang mang, hoảng sợ ?Tb. Kết quả cuộc kháng chiến? - Không có lương thực, tinh thần hoang mang, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong. - 6 năm sau đánh thắng quân Tần, giết được Hiệu uý Đồ Thư, quân Tần bãi binh ( ND đoàn kết, tinh thần anh dũng, cách đánh sáng tạo.) ?Tb. Em có suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt? - Chiến đấu kiên cường, bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc - Tinh thần đoàn kết, mưu trí của nhân dân - Lãnh đạo tài tình của Thục Phán GV. Nhà nước Văn Lang mất ổn định, quân Tần xâm lược nước ta, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt chiến đấu dũng cảm bảo vệ lãnh thổ. Nhà nước Âu Lạc ra đời. ?Kh. Vì sao vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán. - Là người tài giỏi, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần. ?Tb. Vì saoThục Phán đặt tên nước là Âu Lạc? - Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp lại với nhau GV. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương tổ chức lại nhà nước ?Kh. Vì sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê? - Là vùng đông dân, năm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng lại có sông Hoàng chảy quagiao thông thuận tiện. - GV giảng theo SGK về bộ máy nhà nước. - HS vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc. An Dương Vương ( Lạc hầu, lạc tướng) Lạc tướng Lạc tướng ( bộ) ( bộ) Bồ chính Bồ chính Bồ chính (Chiềng,chạ) (Chiềng,chạ) (Chiềng,chạ) GV: - Tuy sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì khác trước, song quyền lực nhà vua cao hơn trước. - Nhà nước Âu Lạc ra đời, đất nước có những thay đổi: Vua. địa điểm đóng đôBộ máy nhà nước không thay đổi song uy quyền nhà vua lớn hơn nhiều. GV. Gọi HS đọc mục 3 sgk ? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến trước khi nước Âu Lạc ra đời đã có những tiến bộ gì? - Nông nghiệp: + Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến hơn. + Lúa gạo, khoai, đậu, rau nhiều hơn. + Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển. -Thủ công nghiệp: + Đồ gốm, dệt, đồ trang sức. + Xây dựng, luyện kim. - Do nghề luyện kim phát triển, công cụ sản xuất có nhiều tiến bộ, năng suất lao động tăng. Nông nghiệp dùng cày thay cho nông nghiệp dùng cuốc. GV. Cho HS quan sát H39, 40, với H 31, 33 và nhận xét. (Hình 39, 40 tiến bộ hơn, kỹ thuật cao hơn) ?Kh. Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? - Do nghề luyện kim phát triển, công cụ sản xuất có nhiều tiến bộ phong phú->của cải tăng. Giáo mác được rèn đúc nhiều ?Tb. Khi của cải nhiều sẽ xảy ra hiện tượng gì? - Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào? (12’) * Nguyên nhân: - Đời vua Hùng thứ 18 không còn chăm lo ổn định đất nước mà chỉ lo ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra->đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Nhân cơ hội đó nhà Tần mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. * Diễn biến: 42 - Sau 4 năm chinh chiến, quân tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang - Người Việt đã trốn vào rừng, ban ngày ở yên, ban đêm tiến ra đánh quân tần, họ bầu người kiệt tuấn lên làm tướng đó là Thục Phán - Sau 6 năm “Người Việt đã phá được quân Tần, giết được Hiệu uý Đồ thư ” nhà Tần bãi binh. 2. Nước Âu Lạc ra đời. ( 11’) - Năm 207 TCN, Thục Phán đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình - Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt hợp thành một nước mới là nước Âu Lạc. 43 - Thục Phán lên làm vua tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê. - Bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì thay đổi so với bộ máy nhà nước Văn Lang + Đứng đầu vua An Dương Vương, giúp vua là lạc hầu-lạc tướng. + Cả nước chia nhiều bộ, đứng đầu bộ là lạc tướng. + Làng, chạ bồ chính cai quản. - Về sau vua có quyền lực cao hơn. 3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi. (10’) * Nông nghiệp: - lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến hơn. - Lúa, Gạo, khoai đậu, rau củ làm ra ngày nhiều hơn. - Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển. * thủ công nghiệp: - Nghề gốm, dệt, làm đồ trang sức, đóng thuyền đều tiến bộ. - Nghề xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển, đồ sắt ngày càng nhiều 44 - Sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn c. Củng cố, luyện tập. (5’) - Sau hơn 4 thế kỷ khi nước Văn Lang thành lập, nước Âu Lạc ra đời, đất nước ta có những chuyển biến rõ rệt do sự phát triển kinh tế kỹ thuật, tinh thần vươn lên của dân tộc ta.Tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta với sự đổi mới của nhà nước Âu Lạc - Bài tập: ?đất nước Âu Lạc có gì thay đổi? So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc. Hãy chọn và đánh dấu vào các ô sau. Khác xa nhà nước Văn Lang Không có gì thay đổi so với nhà nước Văn Lang * Có một số tổ chức khác với nhà nước Văn Lang d. Hướng dẫn học ở nhà: (1’). - Học thuộc bài cũ. - Chuẩn bị tiếp bài : Nước Âu Lạc (tiếp). ..........& & &. Tòng Văn hợp Trường THCS Chiềng Cọ 45
File đính kèm:
- Sử 6 tiết 16.doc