Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 15-17 - Năm học 2011-2012
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
a. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Biết sử dụng kênh hình để mô tả nét chính về thành Cổ Loa và giá trị của nó:
- Sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.
- Tích hợp môi trường: Cho HS thấy được nhân dân ta đã biết sử dụng những điều kiện tự nhiên để xây dựng thành Cổ Loa và có ý thức bảo vệ di tích.
b. Kỹ năng:
- Bước đầu làm quen phương pháp phân tích sơ đồ và phương pháp đọc bản đồ lịch sử.
c. Tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc (dân tộc ta là một dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước đã thể hiện rõ là một dân tộc thông minh, quả cảm.)
- Giáo dục tinh thần cảnh giác bảo vệ Tổ quốc (qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ).
vương. - Đặt tên nước, chọn nơi xây dựng kinh đô. - Lợi dụng địa thế thuận lợi Xây dựng ở Phong Khê Cổ Loa thành. - Thành rộng hơn nghìn trượng như hình chôn ốc. - Thành có hình xoáy chôn ốc nên người ta còn gọi là Loa thành. Cho HS quan sát thành cổ loa hình 41 SGK - Có 3 vòng khép kín, chu vi 16.000m, chiều cao từ 5 -10m, chân thành rộng từ 10-20m, - Có hào bao quanh rộng từ 10-30m, các hào thông nhau với một đầm lớn. - Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. - 18 năm - Xây rồi lại đổ nhiều lần, sau khi có thần Kim quy (rùa vàng) giúp sức, vua mới xây xong. - Là một công trình sáng tạo to lớn của nhân dân Âu Lạc, một di vật hiếm hoi của tổ tiên đã tồn tại hơn hai nghìn năm còn để lại ngày nay. - Có một lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và thuỷ binh, được trang bị vũ khí bằng đồng. - Ở phía nam thành ( Cầu Vực ) người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng. Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa luyện tập vừa sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự. - Giống nhau: tổ chức bộ máy nhà nước - Khác nhau: +Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung du (Bạch Hạc, Phú Thọ) +Âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng (Cổ Loa, Hà Nội) - Năm 207TrCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận lập thành nước Nam Việt. - Triệu đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận phía bắc Âu Lạc ( Quảng Đông, Quảng Tây – TQ ngày nay ). - Đem quân xâm lược nước Âu Lạc. - Âu Lạc có vũ khí tốt cùng với tinh thần dũng cảm của nhân dân. Cho HS kể lại truyện Mị Châu- Trọng Thuỷ. - Xin hoà, dùng mưu kế để chia rẽ nước ta . - Nhiều tướng giỏi như : Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê. Âu Lạc rơi vào tay giặc . - Thiếu phòng thủ, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn đoàn kết chống giặc. Đây là bài học chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc. - Không thắng thì dùng mưu kế để chia rẽ nội bộ, tìm hiểu sức mạnh của âu Lạc. - Phải cảnh giác trước kẻ thù, tin tưởng vào trung thần, dựa vào dân để đánh giặc. 1. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng: a. Thành Cổ Loa: - Xây dựng ở Phong Khê, một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16.000m như hình chôn ốc sau này gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa. - Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau. - Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng. - Thành Cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ. b. Lực lượng quốc phòng: - Có bộ binh và thuỷ binh. - Được trang bị vũ khí bằng đồng (giáo, rìu, dao găm, nỏ) 2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ? - Năm 207TrCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận phía Nam, lập ra nước Nam Việt. - Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc, - Triệu Đà giả vờ xin hoà để dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. - Năm 179TrCN, Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. c. Củng cố - Luyện tập: ? Theo em sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học gì? Đáp: - Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đó là: - Tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù; - Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt. - Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh cjống giặc ngoại xâm của lịch sử dân tộc. Bài học đầu tiên vế công cuộc giữ nước. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học bài kỹ, - Làm bài tập trong sách thực hành. - Xem trước và chuẩn bị bài ôn tập chương I và chương II. ********************************** RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI Thời gian..................................................................................................................... Nội dung:.................................................................................................................... Phương pháp giảng dạy:.............................................................................................. .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 2/12/2011 Ngày dạy: 6/12/2011 Lớp 6A Sĩ số: 32 6/12/2011 Lớp 6B Sĩ số: 31 6/12/2011 Lớp 6C Sĩ số:27 6/12/2011 Lớp 6D Sĩ số: 26 Tiết: 18 KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: - Kiểm tra quá trình nhận thức của học sinh trong một học kì. - Qua đó đánh giá kết quả của học sinh trong học kì I Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng làm bài tổng hợp các kiến thức học kì I Thái độ: - Giáo dục tính tự lập, tính trung thực ,óc suy nghĩ và sáng tạo trong làm bài. Qua đó học sinh yêu thích môn học. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: a. Giáo viên: Đề bài + Đáp án – biểu điểm. b. Học sinh: Ôn tập + Chuẩn bị giấy kiểm tra. 3. NỘI DUNG ĐỀ BÀI: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Lịch sử thế giới cổ đại Bài 6. Tiết 6 Văn hoá cổ đại Nêu được những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông Số câu: Số điểm, tỉ lệ: 1 câu ( câu 1) 2,5 = 25% 1 Câu 2,5 = 25% Lịch sử Việt Nam Bài 13 tiết 14. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang Trình bày được những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang Số câu: Số điểm, tỉ lệ: 1 câu ( câu 2) 2,5 = 25% 1 Câu 2,5 = 25% Lịch sử Việt Nam Bài 12. Tiết 13 Nước Văn Lang Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? Số câu: Số điểm, tỉ lệ: 1 câu ( câu 3) 3 = 30% 1 câu 3 = 30% Lịch sử Việt Nam Chương II Bài 10. Tiết 11 Những chuyển biến trong đời sống kinh tế Trình bày cảm nhận của mình về ý nghĩa cuả việc phát minh ra thuật luyện Số câu: Số điểm, tỉ lệ: 1 câu ( câu 4) 2 = 20% 1 câu 2 = 20% T. số câu: T. số điểm, tỉ lệ: 2 5 = 50% 1 3 = 30% 1 2 = 20% 4 câu 10 = 100% Câu 1 : ( 2,5 điểm ) Hãy nêu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông? Câu 2: ( 2,5 điểm ) Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang? Câu 2 : ( 3 điểm ) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ? Câu 3: ( 2 điểm ) Theo em việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì? 4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM: Câu 1 : ( 2,5 điểm ) Những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông là : - Họ có tri thức đầu tiên về thiên văn. Họ sáng tạo ra lịch và biết dùng lịch âm. ( 0,5 điểm ) - Biết làm đồng hồ đo thời gian . ( 0,5 điểm ) - Sáng tạo ra chữ viết, gọi là chữ tượng hình. ( 0,5 điểm ) - Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,16.( 0,5 điểm ) - Kiến trúc : Kim tự tháp(AC), thành Bablon(LH). ( 0,5 điểm ) Câu 2: ( 2,5 điểm ) Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Về ăn: cơm nếp, cơm tẻ: rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. ( 0,5 điểm ) - Về ở: ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.( 0,5 điểm ) - Đi lại: chủ yếu bằng thuyền. ( 0,5 điểm ) -Trang phục: Nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. ( 1 điểm ) Câu 3: ( 3 điểm ) SƠ ĐỒ NHÀ NƯỚC VĂN LANG Hùng Vương L¹c hÇu – l¹c tíng (Trung ương) Lạc hầu – Lạc Lạc tướng (bộ) Lạc tướng (bộ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Củng cố - Câu 4: ( 2 điểm ) Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ với người thời đó mà cả với các thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng, có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới. 5. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT TIẾT KIỂM TRA; Ý thức: ................................................................................................................................................................................................................................................................ Thái độ: ................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn : 9/12/2011 Ngày dạy:12/12/2011 Lớp 6B 13/12/2011 Lớp 6D 14/12/2011 Lớp 6A,C Bài 16 Tiết 17 ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC : a. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại và khắc sâu: - Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống. - Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ? - Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. b. Về kỹ năng: - Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. c. Về tư tưởng: - Dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : a. Giáo viên: - Lược đồ “Một số di tích khảo cổ Việt Nam” - Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn từng thời kỳ. Một số câu chuyện cổ, câu ca dao về nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán. b. Học sinh: Học bài cũ + Xem trước bài mới. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) ? Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà? Đáp: - Năm 179TrCN, Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. * Giới thiệu bài : ( 1’) Chúng ta vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn tập các kiến thức ở chương I và II b. Dạy nội dung bài mới: Câu 1: Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? ( Hiện vật, Thời gian? Địa đ
File đính kèm:
- Lịch sử 6 từ tiết 15-17.doc