Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 13, Bài 12: Nước Văn Lang - Nguyễn Văn Nguyên
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang: Sự phát triển sản xuất, làm thuỷ lợi và giảI quyết những vấn đề xung đột. Sơ lược về nước Văn Lang (Thời gian , địa điểm)
- Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí nhà nước.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
B - THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
GV: - Tranh, ảnh Đền Hùng.
- Lược đồ (phần Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)
- Bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang (2 bản: 1 hoàn thiện, 1 để trống)
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức.
HS: - Tư liệu Lịch sử 6, SGK.
- Bài tập Lịch sử 6.
Tuần: 13 Ngày soạn: 14 / 11 / 2010 Tiết: 13 Ngày dạy: 17 / 11 / 2010 Bài: 12 Nước văn lang A - mục tiêu bài học: 1- Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang: Sự phát triển sản xuất, làm thuỷ lợi và giảI quyết những vấn đề xung đột. Sơ lược về nước Văn Lang (Thời gian , địa điểm) - Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước. 2- Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí nhà nước... 3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng. B - Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học: GV: - Tranh, ảnh Đền Hùng. - Lược đồ (phần Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) - Bảng phụ vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang (2 bản: 1 hoàn thiện, 1 để trống) - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS. - Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức. HS: - Tư liệu Lịch sử 6, SGK... - Bài tập Lịch sử 6. C - Tiến trình tổ chức dạy và học: * ổn định và tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: -? Nêu những nét mới về kinh tế- xã hội của cư dân Lạc Việt? * Bài mới: Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cư dân Việt Cổ - Đó là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới của dân tộc. 1 - Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng - Hướng dẫn HS đọc SGK từ đầu đếnhoạt động kinh tế. -? Vào thời gian này ở khu vực Bắc bộ, Bắc trung bộ có những thay đổi lớn nào? Các bộ lạc này có đặc điểm gì chung? -? Quan sát hình 33; 34 chúng ta thấy xuất hiện cày đồng, liềm đồng. Sự xuất hiện đó đã tác động đến sản xuất như thế nào? -? Em biết những truyền thuyết nào liên quan tới thời kì lịch sử này? -? Theo em, truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân thời đó? - Hướng dẫn HS quan sát H31, 32. -? Em có suy nghĩ gì về sự xuất hiện của các vũ khí trong hình 31; 32? Hãy liên hệ các loại vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng? (Tại sao xuất hiện nhiều như vậy, mục đích?) -? Vậy vì sao cần có nhà nước? GV kết luận: Người Việt cổ vừa mới vươn mình thoát khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn, gian khổ giữa rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, dông bão, lụt lội lại phải đương đầu với kẻ thù xâm lược. Vì vậy, đoàn kết, hợp sức- liên minh là nhu cầu tất yếu đưa đến sự ra đời nhà nước. - HS đọc SGK. - Xuất hiện các bộ lạc lớn sống định cư. - Gần gũi tiếng nói và phương thức kinh tế. - SX phát triển. - Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh; truyện Thánh Gióng; truyện Con rồng cháu tiên. - Hoạt động trị thuỷ. - Xuất hiện nhiều vũ khí. Chứng tỏ có nhiều xung đột, chiến tranh. - Thế kỉ VIII- VII TCN, ven các con sông lớn ở Bắc bộ, Bắc trung bộ xuất hiện các bộ lạc lớn. - Cuộc sống định cư của người dân tạo điều kiện cho các làng chạ được mở rộng. à Nhu cầu quản lí xã hội . - Sản xuất phát triển, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội nảy sinh. - Các làng bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột. Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với tộc người khác còn xảy ra xung đột giưa bộ tộc Lạc Việt với nhau. - Nhu cầu đoàn kết làm thuỷ lợi để phát triển sản xuất; đoàn kết chống giặc ngoại xâm. ố Nhà nước Văn Lang ra đời. 2 - Nước Văn Lang thành lập. Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng - GV đặt vấn đề: Vậy nhà nước Văn Lang được thành lập như thế nào? - GV sử dụng bản đồ chỉ các khu vực phát triển: S. Cả; S. Mã; S. Hồng – nơi bộ lạc Văn Lang sinh sống là phát triển hơn cả. - Yêu cầu HS đọc SGK từ “Dựa vào thế mạnh..tên nước là Văn Lang” -? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? -? Hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà nước Văn Lang? GV giải thích: “Hùng”- mạnh “Vương” – vua àThể hiện ý thức dân tộc. -ĐVĐ: Truyền thuyết “Con rồng- cháu tiên” có liên quan đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Tìm dẫn chứng? GV: Nhà nước Văn Lang được thành lập có nhà nước, cai quản chung, do vua đứng đầu. - HS theo dõi bản đồ - HS đọc SGK. - HS nêu ngắn gọn về thời gian, địa điểm, người đứng đầu, kinh đô, tên nước. - Bọc trăm trứng-> 100 người con. - “ xưng là Hùng Vương” - Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng là vùng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc. Bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc hùng mạnh nhất thời đó. - Thời gian: thế kỉ VII TCN. - Địa điểm: Gia Ninh (Việt Trì- Phú Thọ) - Người đứng đầu: Hùng Vương. - Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì- Phú Thọ) - Tên nước: Văn Lang. 3 - Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng - HS đọc SGK. - GV treo sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước -> gọi HS lên bảng. -? Quan sát vào sơ đồ em hãy giới thiệu tổ chức của nhà nước Văn Lang? -? Qua đó em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước Văn Lang? -? Vì sao chúng ta khẳng định nó đơn giản, sơ khai? -? Liên hệ với truyền thuyết Thánh Gióng, mỗi khi có giặc ngoại xâm vua Hùng đã làm gì để chống giặc? -? Em hãy đọc các câu ca dao, danh ngôn nói đến công lao của các vua Hùng? Em có suy nghĩ gì về lời căn dặn của Bác? - GV chốt lại kiến thức chính và khẳng định công lao của các vua Hùng: Mặc dù còn đơn giản, sơ khai, nhưng thời Hùng vương dựng nước VL là có thật trong lịch sử. Mở đầu thời kì mới cho dân tộc- thời kì dựng nước và giữ nước. - HS đọc SGK. - HS lên bảng giải thích sơ đồ. - Nhà nước còn đơn giản, sơ khai. - Chưa có quân đội, luật pháp. - Huy động thanh niên trai tráng cùng chống giặc - “ Dù ai ... mồng 10 tháng 3” - “ Các vua Hùng...Bác cháu ta...” Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Bồ chính (chiềng, chạ) Hùng Vương Lạc hầu- Lạc tướng (trung ương) Lạc tướng (bộ) Lạc tướng (bộ) - Đơn vị hành chính chia nước -> bô ( chia nước thành 15 bộ, dưới bbộ là các chiềng chạ). Vua nắm mọi quyền hành, cha truyền con nối đều gọi là Hùng Vương. ốNhà nước còn đơn giản, sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp nhưng đã mở ra thời kì dựng nước của dân tộc. * Củng cố bài học: GV treo sơ đồ nhà nước Văn Lang (sơ đồ trống nội dung) HS chơi trò chơi, dán hoàn thiện sơ đồ. * Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm chắc điều kiện dẫn tới sự ra đời nhà nước Văn Lang, tổ chức nhà nước - Đọc và chuẩn bị bài 13 tìm hiểu bài theo các câu hỏi cuối mục.
File đính kèm:
- Tiet 13.doc