Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 13, Bài 12: Nước Văn Lang - Năm học 2008-2009
I – MỤC TIÊU
HS cần đạt:
1. Nắm được:
- Những nét cơ bản về điều kiện hình thành Nhà nước Văn Lang;
- Nhà nước văn Lang tuy còn sơ khai, nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
2. Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, nhận xét, đánh giá lịch sử.
3. Nâng cao ý thức tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
II – PHƯƠNG TIỆN
- Bản đồ khảo cổ Việt Nam;
- Tranh ảnh, cổ vật phục chế;
- Sơ đồ Tổ chức Nhà nước thời Hùng Vương;
- Tư liệu lịch sử, văn học có liên quan.
Ngày tháng năm 2008 Tiết 13. Bài 12 Nước văn lang I – Mục tiêu HS cần đạt: 1. Nắm được: - Những nét cơ bản về điều kiện hình thành Nhà nước Văn Lang; - Nhà nước văn Lang tuy còn sơ khai, nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước. 2. Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, nhận xét, đánh giá lịch sử. 3. Nâng cao ý thức tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng. II – phương tiện - Bản đồ khảo cổ Việt Nam; - Tranh ảnh, cổ vật phục chế; - Sơ đồ Tổ chức Nhà nước thời Hùng Vương; - Tư liệu lịch sử, văn học có liên quan. III – Tổ chức các hoạt động * Kiểm tra bài cũ - ND: Nêu những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt. - HT: Kiểm tra miệng. - Y/c: (x.tiết 12). * Giới thiệu bài Những chuyển biến lớn trong đời sống sản xuất và xã hội đã dẫn đến một sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng dối với người Việt cổ – sự ra đời Nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới của dân tộc. * Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy và trò kiến thức cần đạt Hoạt động 1 * Kiểm tra bài cũ: - Nhà nước ra đời cần những điều kiện nào? (X. Phần Lịch sử Thế giới cổ đại) - Điều kiện kinh tế dẫn đến sự ra đời Nhà nước Văn Lang là gì? * Gợi nhắc truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: - Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh hoạt động và nhu cầu gì của xã hội? - Quan sát một số vũ khí thuộc nền văn hoá Đông Sơn và liên hệ với truyện Thánh Gióng, em rút ra được điều gì? * GV kết luận: Hoạt động 2 * Nêu vấn đề: Nếu một chiềng, chạ cần có người đứng đầu, thì tình hình xã hội mới đòi hỏi một tổ chức như thế nào? * HD quan sát lược đồ và nghiên cứu SGK: - Giới thiệu các khu vực Sông Hồng, sông Mã, sông Cả. - Trong sự các khu vực trên, khu vực nào phát triển hơn cả? - Bộ lạc Văn Lang trở thành Nhà nước Văn Lang như thế nào? * Gợi nhớ truyện Con Rồng, cháu Tiên: - Sự tích Âu cơ và Lạc Long Quân nói lên sự thật gì? Hoạt động 3 * HD quan sát sơ đồvà nghiên cứu SGK: - Giải thích sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang. - Nhà nước quản lí xã hội như thế nào? (Ai là người trực tiếp giải quyết các công việc?) - Theo truyện Thánh Gióng, thì Nhà nước Văn Lang bảo vệ đất nước như thế nào? * HD tiểu kết: Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước đầu tiên này? 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? (Sự ra đời của Nhà nước không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà xuất phát từ nhu cầu và điều kiện cụ thể của xã hội). - Sự hình thành các bộ lạc lớn. - Sự phân hoá giàu nghèo - Hoạt động chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất - ý thức tự vệ chống ngoại xâm 2. Xã hội có gì đổi mới? - Vùng đất ven sông Hồng, nơi bộ lạc Văn Lang sinh sống là phát triển hơn cả. - Bộ lạc Văn Lang hợp nhất các bộ lạc khác, thành lập nước Văn Lang (thế kỉ VII.TCN) - Đứng đầu Nhà nước là Hùng Vương - Kinh đô: Văn Lang 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? - Chính quyền: Trung ương – địa phương - Đơn vị hành chính: bộ – chiềng, chạ (công xã) - Luật pháp và quân dội chưa có: + Tuỳ theo các việc lớn, nhỏ mà có người giải quyết, người có quyền tối cao là vua Hùng + Khi có chiến tranh, Nhà nước chiêu mộ nhân dân chiến đấu. => Nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản, nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả đất nước và tồn tại lâu dài. * Củng cố và hướng dẫn học ở nhà 1. Tổng kết - ở thế kỉ VII. TCN, trên vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành một quốc gia đầu tiên của người Việt – Nhà nước Văn Lang. Nhà nước do Hùng Vương đứng đầu, có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy chiềng, chạ làm cơ sở. - Giới thiêu ảnh Lăng vua Hùng và liên hệ lời dậy của Hồ Chủ Tịch. 2. Câu hỏi, bài tập - Câu hỏi ôn bài (SGK). - Bài tập (Vở bài tập). 3. Chuẩn bị bài sau - Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trong mỗi mục. - Tham khảo tài liệu (Lịch sử Việt Nam, Tập I). - Sưu tầm tư liệu (tranh ảnh, hiện vật). * Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy
File đính kèm:
- TIET 13 - bai 12.doc