Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Nguyễn Văn Liêm

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dâ ta đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động.

- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta. Trong trận này, tổ tiên ta đã vận dụng cả ba yếu tố : “Thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để tạo nên sức mạnh và chiến thắng.

- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

2. Về tư tưởng :

- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc ta.

- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.

3. Về kỹ năng:

- Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.

- Kỹ năng xem tranh lịch sử

4. Trọng tâm: chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

II – CHUẨN BỊ :

Gv: Sgk, sgv, ga,

Hs: Học bài củ soạn bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 12 Tiết ppct 12 Ngày soạn : 20/ 10/ 09
Lớp: Khối 6 Ngày dạy :......................
Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức:
- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào? Ngô Quyền và nhân dâ ta đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động.
- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta. Trong trận này, tổ tiên ta đã vận dụng cả ba yếu tố : “Thiên thời – địa lợi – nhân hoà” để tạo nên sức mạnh và chiến thắng.
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
2. Về tư tưởng :
- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc ta.
- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.
3. Về kỹ năng: 
- Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.
- Kỹ năng xem tranh lịch sử
4. Trọng tâm: chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
II – CHUẨN BỊ :
Gv: Sgk, sgv, ga,
Hs: Học bài củ soạn bài mới.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp: 
Kiểm tra bài cũ :
- Họ Khúc đã giành lại quyền độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ.
- Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần nhất.
3. Giảng bài mới: 
A. Giới thiệu bài: Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta về mặt danh nghĩa. Việc dựng nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mạng lịch sử ấy bằng một trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Hoạt động 1: 20p: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? 
HOẠT ĐỘNG GV
-GV: cho HS đọc SGK để giới thiệu sơ lược về Ngô Quyền.
- Em biết gì về Ngơ Quyền ?
F Vì sao Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ ? Việc này đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
F Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì ?
F Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc , Kiều Cơng Tiễn đã làm gì ?
F Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán ? Hành động trên cho chúng ta thấy Kiều Công Tiễn là người như thế nào ?
F Cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai của quân Nam Hán nổ ra trong hoàn cảnh nào ?
F Việc nhà Nam Hán tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai đã chứng tỏ điều gì ?
F Kế hoạch xâm lược của quân Nam Hán như thế nào ?
F Nghe tin quân Nam Hán sắp vào nước ta, Ngô Quyền đã chủ động đối phó như thế nào ?
F Vì sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng để tiêu diệt quân Nam Hán ?
F Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ nào ? ( HS thảo luận 3p )
HOẠT ĐỘNG HS
-HS lắng nghe
-TL:Ngơ Quyền ( 898-944 ) người Đường Lâm...
-TL:Để đoạt chức Tiết độ sứ. Làm cho nhân dân ta và Ngô Quyền rất bất bình.
-TL: Nhằm trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ của đất nước.
-TL: Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán đễ chống lại Ngô Quyền.
-TL: Kiều Cơng Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngơ Quyền ,đoạt bằng được chức Tiết độ sứ. Là người ích kỷ,một hành động phản phúc “cỏng rắn cắn gà nha”ø.
-TL:Do Kiều Công Tiễn làm phản và cầu cứu nhà Nam Hán để đối phó với Ngô Quyền.
-TL:Chứng tỏ bọn phong kiến phương Bắc không chịu từ bỏ ý chí xâm lược nước ta.
-TL:Năm 938 vua Nam Hán sai Thái tử Lưu Hoằng Tháo chỉ huy quân thuỷ, vua Nam Hán chờ tiếp ứng ở Hải Mơn Quan ( Quảng Tây.)
-TL: Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chống giặc. Dự đốn quân Nam Hán vào nước ta theo đường sơng Bạch Đằng , Ngô Quyền dự định kế hoạch tiêu diệt giặc ở sơng Bạch Đằng.
-HS trả lời phần mô tả sông Bạch Đằng trong SGK.
-TL:
+Chủ động:bày kế hoạch đánh quân xâm lược.
+Độc đáo: trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng.
NỘI DUNG
1.Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào ?
-Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ.
-Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để trị tội tên phản bội à Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.
-Ngô Quyền hạ thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị kế hoạch chống ngoại xâm.
-Oâng cho đóng cọc nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng, có quân mai phục hai bên bờ. 
 Hoạt động 2 -20p: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 
-GV: dùng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
F Tại sao Ngô Quyền chỉ huy quân ta cầm cự với địch ?
F Lúc thuỷ triều xuống nước biển đổ về sông hay đổ về biển?
-GV giải thích tranh hình: thuyền địch to lớn, kềng càng không thề thoát khỏi trận địa bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút. Thuyền quân ta nhỏ, nhẹ, dễ dàng luồn lách qua những hàng cọc, chủ động, dũng mảnh xông vào tiêu diệt quân thù. 
F Vì soa nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
F Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ?
-GV: hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu để hiểu rõ hơn ý nghĩa trọng đại của chiến thắng Bạch Đằng năm 938
F Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
-HS lắng nghe
-TL:Đánh nhử giặc vào sông Bạch Đằng, lúc này thuỷ triều dâng lên tràn ngập bãi cọc, đưa giặc vượt qua bãi cọc ngầm.
-Cho HS đọc phần diễn biến trong SGK.
-TL:Với chiến thắng này nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.
-TL:Đã huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
-HS lắng nghe
-TL:Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền, sự đoàn kết của toàn dân. 
2.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
* Diển biến
-Năm 938, Lưu Hoằng Tháo cầm đầu thuỷ quân Nam Hán tiến đánh nước ta.
-Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
-Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm vào sông Bạch Đằng.
-Lúc thuỷ triều xuống, quân ta phản công quyết liệt.
-Đoàn thuyền địch va vào bãi cọc nhọn tan vỡ và đắm rất nhiều. Tướng Hoằng Tháo bỏ mạng, hơn nửa quân bị tiêu diệt.
* Kết quả: Cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
* Ý nghĩa: 
-Ý đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp.
-Mở ra thời kỳ mới: thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
-Chấm dứt hẳn thời kỳ bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (1000 năm).
4. Củng cố :
- Tại sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ?
- Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ?
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa to lớn như thế nào? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến?
5. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Photo hình 55 dán vào tập.
- Xem trước bài Ôn tập. 

File đính kèm:

  • docBài 27.doc