Giáo án Lịch sử 6 - Nguyễn Văn Ngàn

A. Mục tiêu bài học

 I. Kiến thức: - Hoc sinh nhận biết được:

 - Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

 - Mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước, để biết hiện tại).

 - Phương pháp học tập(bcachs học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu.

 II. Kỹ năng:

 - Giúp hs có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện Lịch sử khoa học rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt. Có thể trả lời những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất.

 III. Tư tưởng: - Trên cơ sở những kiến thức khoa học bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn Lịch sử và phương pháp học tập khắc phục quan niệm sai lâm lệch lạc trước đây là học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng.

 

doc96 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Nguyễn Văn Ngàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơm nếp,cơm tẻ,rau ,cà, cá,thịt.
+ Trong bữa ăn họ biết dùng mâm, 
bát,muôi.
 + Biết làm muối,mắm &dùng gừng làm gia vị.
-Về mặc:
+Nam: đóng khố,mình trần,đi chân đất.
+Nữ: Mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực,tóc để nhiều kiểu.
-Về đi lại:Họ đi bằng thuyền là chủ yếu.Ngoài ra họ còn sử dụng voi ngựa để đi lại.
3/ Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:
-Họ tổ chức lễ hội,vui chơi,ca hát ,nhảy múa,đua thuyền...
 -Nhạc cụ là trống đồng, chiêng,
khèn.
-Tín ngưỡng:
 +Thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
 +chôn người chết cẩn thận trong mộ thuyền,thạp...kèm theo những công cụ & đồ trang sức quý.
=> Người Văn Lang có khiếu thẩm mĩ khá cao.
	V/ Củng cố bài học:
	- Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
 	- Gv chuẩn bị 1bài tập trắc nghiệm ở bảng phụ gọi hs lên bảng làm.
 V/ Dặn dò:Dựa vào các câu hỏi cuối bài để học bài cũ.
 -Bài tập ở nhà : Tìm hiểu bài mới : Nước Âu Lạc ,suy nghĩ & tự trả lời những câu hỏi sgk đọc truyện cổ tích:Nỏ thần,Mị châu-Trọng Thủy. 
	- Lập bảng tóm tắt: Những nét chính về đời sống vật chất & tinh thần của cư dân Văn Lang (Gv chuẩn bị ở bảng phụ về các mặt: lương thực, nhà ở,phương tiện đi lại,hình thức nghệ thuật,thờ cúng để hướng dẫn chohọc sinh ).
 Tiết 15
Ngày soạn:....../...../.....
BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC .
A/ Mục tiiêu bài học:
 I/Kiến thức:
 - Qua bài giảng Hs thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
 -Học sinh hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
 II/ Tư tưởng: 
 -Giáo dục lòng yêu nước,yêu quê hương,tinh thần cộng đồng & ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho Hs.
 III/ Kĩ năng:
 -Bồi dưỡng cho Hs kĩ năng nhận xét, so sánh,bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử
B/ Phương pháp: Kích thích tư duy,dùng đồ dùng trực quan,tranh ảnh...
C/ Chuẩn bị của GV &HS:
 I/ Chuẩn bị của GV: Bản đồ,bài soạn ,SGK,SGV,sơ đồ cuộc kháng chiến,tranh ảnh.
 II/ Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài 14,suy nghĩ ,trả lời các câu hỏi sgk,vẻ sơ đồ nhà nước An Dương Vương.Tìm đọc LSVN bằng tranh tập 3,4,5,6.
D/ tiến trình lên lớp:
 I/ Ổn định lớp:
 II/ Kiểm tra bài cũ:Em hãy điểm lại những nét chính về đời sống vật chất & tinh thần của cư dân văn Lang.
 III/ Bài mới:
	1/Giới thiệu bàI mới::Cuối thế kỷ III TVN nước Văn lang không còn được bình yên nữa.Vua Hùng thứ 18 không chú ý xây dựng đất nước,lơ là mất cảnh giác .ở phương Bắc nhà Tần luôn luôn muốn mở rộnglảnh thổ xuống phía Nam.Nhân dân Văn Lang đã vươn lên kháng chiến để chống ngoại xâm.
Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Nhà nước Âu lạc ra đời ra sao?Có điểm gì khác so với nhà nước Văn Lang? Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 2/ Triển khai bài mới:
Họat động của GV &HS:
Nội dung bài học:
 Hoạt động 1:
-GV:Gọi hs đọc phần đầu mục 1& hỏi:Vì sao vào thế kỷ III TCN quân Tần xâm lược nước ta? 
 -HS: trả lời: Đời Vua Hùng thứ 18 không lo sữa sang võ bị,chỉ ham ăn
 uống vui chơi...
 - Gv:Quân Tần đã xâm lược ở những nơi nào? Những ai đương đầu trực tiếp chốngquân xâm lược Tần?
 -Hs: Chúng chiếm vùng bắc Văn lang.Cả nhân dân Tây Âu &Lạc Việt đứng lên chống quân xâm lược.
-GV: Tại sao họ khôngđầu hàng ? thế lực & cách đánh giặc của ta như thế nào? Em biết gì về người chủ tướng ?
 -HS: Trả lời ,Gv bổ sung.
-GV: Kết quả của cuộc kháng chiến
 chống Tầnnhư thế nào?
 -Hs: Quân ta giành thắng lợi
.-GV :H/dẫn hs thảo luận: Nguyên nhân nào quân ta giành được thắng lợi? Em nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây âu &Lạc việt?
-Hs:Trình bày Gv bổ sung& kết luận vơi tinh thần đấu tranh anh dũng,
 đoàn kết 1lòng nên đã ta giành được thắng lợi,nhà nước Âu lạc ra đời.
 Gv chuyển mục.
 Hoạt động2:
 -Gv gọi hs đọc mục 2 sgk &hỏi:
 Ai là người có công nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần?
 -Hs: Phục Phán. 
- GV:Tại sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?
 - Hs: Trả lời Gv giải thích thêm.
-Gv Em biết gì về An DươngVương?
 vì sao An Dương Vươnglại đóng đô ở Phong Khê?
 -Hs Trả lời, gv giải thích thêm.
- Gv: yêu cầu hs vẻ sơ đồ nhà nước Âu lạc &nhận xét so với nhà nước Văn lang?
Họat động 3:
 - Gv:H/dẫn hslàm bài tập theo nhóm: đất nước ta cuối thời Hùng Vương,đầu thời An Dương Vương có những biến đổi gì?
- Các nhóm trình bày,nhận xét gv hoàn chỉnh.
- -Gvhỏi tiếp :Theo em tại sao có tiến bộ này?
-Hs: Do nghề luyện kim phát triển,công cụ Sx có nhiều tiến bộ,năng suất lao động tăng,của cải ngày càng nhiều,đời sống nhân dân no đủ hơn.
 -Gv: Khi sản phẩm xã hội tăng,của cải dư thừa nhiều sẽ dẫn đến hiện
 tượng gì trong xã hội?
-Gv sơ kết toàn bài.
1/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
a.Hoàn cảnh:
-Vua Hùng thứ 18 lơ là,mất cảnh giác.
-Lụt lội xảy ra liên tiếp,nhân dân gặp khó khăn.
 b. Diễn biến:-Năm 214 TCN Nhà Tần xâm lược lảnh thổ củangười ÂU viiệt & Lạc việt.
 -Người Việt trốn vào rừng để kháng chiến.Ban ngày ở yên,ban đêm tiến ra đánh do Thục phán chỉ huy.
c. Kết quả:Quân Tần thất bại.
2/ Nước Âu Lạc ra đời:
 -Năm 207TCN Thục Phán buộc Vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. (An Dương Vương.)
-Hợp nhất 2vùng đất Tây Âu &Lạc việt thành 1nước mới có tên là Âu Lac.
 -Đóng đô tại Phong Khê(Đông Anh,Hà Nội).
-Xây dựng bộ máy Nhà nước: Không có gì thay đổi so với nhà nước Văn Lang,chỉ có thay vua,uy quyền của vua lớn hơn nhiều.
3/Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi?
- Nông nghiêp: Lưỡi cày đồng dùng phổ biến hơn.
 + Lúa,gạo,khoai, đậu rau...nhiều hơn.
 +Chăn nuôi,đánh cá,săn bắn đều phát triển.
-Thủ công nghiệp: Có nhiều tiến bộ: đồ gốm,dệt,làm đồ trang sức...
-Nghề xây dựng & luyện kim phát triển.
-Trong xã hội có sự phân biệt giàu nghèo,mâu thuẩn giai cấp xuất hiện.
	IV/ Củng cốbài học:
 Hs trả lời các câu hỏi sau:
 - Cuộc kháng chién chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
 - Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? So sánh nhà nước Văn Lang,Âu lạc? 
 - GV có 1bài tập để kiểm tra kiến thức của hs:So sánh về kinh tế,bộ máy nhà nước của Văn lang,Âu lạc:Với 3 dữ kiện: Ngang nhau,thấp hơn,tiến bộ hơn.Hs chọn đáp án đúng nhất.
	V/ Dặn dò:Dựa vào các câu hỏi cuối bài học bài cũ. Đọc trước phần còn lại của bài 14: Suy nghĩ,trả lời những câu hỏi sgk,mô tả thành Cổ Loa,tìm đọc truyện Mị Châu-Trọng Thủy.
 - Làm bài tập (sách bài tập).
Tiết 16
 Ngày soạn:...../....../......
BÀI 15: NƯỚC ÂU LẠC. (Tiếp theo)
A/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức: Qua bài học giúp hs thấy được giá trị của thành Cổ Loa:
 -Thành Cổ Loa là trung tâm chính trị ,kinh tế, quân sự của nước Âu Lạc .
 -Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo , thể hiện đựơc tài năng quân sự của cha ông ta.
 -Do mất cảnh giác ,nhà nước Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà. 
 2/ Tư tưởng:
 -Giáo dục cho hs biết trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng trong lịch sử.
 -Giáo dục cho hs tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù, trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập.
 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ và kĩ năng nhận xét, đánh giá ,rút kinh nghiệm lịch sử.
B/ Phương pháp: Kích thích tư duy, sử dụng đồ dùng trực quan ...
C/ Chuẩn bị của GV&HS:
 1/Chuẩn bị của Gv:
 -Bản đồ ,tranh ảnh,bài soạn, tư liệu...
 2/ Chuẩn bị của HS:
 -Học bài cũ, làm bài tập, tìm hiểu bài mới,truyện kể...
D/ Tiến trình lên lớp:
 	I/ Ổn định lớp:
 	II/ Kiểm tra bài cũ:
 - Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt diễn ra như thế nào?
 -Hoàn cảnh nhà nước Âu Lạc thành lập?
 III/ Bài mới:
 1/ Đặt vấn đề: Sau khi lên làm vua An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê 1 khu thành đất lớn và gọi đó là thành Cổ Loa. Thành Cổ Loa có tác dụng gì?vì sao nước Âu Lạc sụp đổ? Vận mệnh của đất nước sẽ ra sao? Chúng ta tìm hiểu những điềucòn lại của bài.
 2/ Triễn khai các hoạt động:
Hoạt động của GV& HS:
Nội dung bài học:
Hoạt đông4:
-Gv:Hướng dẫn Hs quan sát hình 41 và đọc mục 4 SGk ( trang 43, 44) và hỏi: Sau khi An Dương Vương lên ngôi, cho xây dựng thành Cổ Loa như thế nào?
 -Gv: Vì sao người ta gọi Cổ Loa là Loa thành ?
 -Hs: Thành có hình xoáy trôn ốc nên người ta gọi là Loa thành.
 -Gv: Giải thích thêm .
-Gv: Dựa vào bản đồ mô tả thành Cổ Loa?
-Hs : Trình bày bằng bản đồ.
-Gv: bên trong thành nội là khu vực gì?
-Gv: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ loa?
-Gv: Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là 1quân thành?
 -Hs: ở đây có có 1lực lượng quân đội lớn, khu thành phòng thủ, bảo vệ kinh đô...
 -Gv: H/dẫn hs làm bài tập theo nhóm : So với Nhà nước Văn Lang, Nhà nước Âu Lạc có gì giống & khác?
- Hs: Dại diện từng nhóm trình bày. 
-Gv: Hoàn chỉnh:
- Giống:+Vua có quyền quyết định tối cao.
	+ Giúp Vua có lạc hầu, Lạc Tướng.
- Khác:+ Kinh đô.
 +Âu Lạc có thành Cổ loa.
 + Vua An Dương Vương có quyền lực tập trung hơn.
Hoạt động 5:
-Gv: Gọi hs đọc mục 5Sgk & hỏi :
Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung quốc có có gì đáng chú ý?
-Gv: Em biết gì về Triệu Đà?
 -Gv: Nói thêm dựa vào STK ( trang 107)
-Gv: Triệu Đà đem quân xâm lược Âu lạc vào thời gian nào? Nhân dân Âu lạc đã chiến đấu ra sao?
 -Gv: Sau khi thất bại Triệu Đà dùng kế gì? Theo em truyện Mị Châu- Trọng Thủy nói lên điều gì?
-Gv: giải thích thêm dựa vào STK (Trng 108)
- Gv: Thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì?
-Hs: Trả lời.
 -Gv: Bổ sung:Phải tuyệt đối cảnh giác,Vua phải tin tưởng ở trung thần, phải dựa vào dân để đánh giặc
bảo vệ đất nước.
-Gv Hiện nay nhà nước ta có những biện pháp gì bảo vệ nền độc lập?
4/ Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:
 -An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê 1 khu thành đất lớn => Gọi là Loa thành hay thành Cổ loa.
-Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín tổng chiều dài chu vi 16 000 mét . Bên trong thành nội là khu vực nhà ở & làm việc của Vua , các lạc hầu lạc tướng.
-Cổ Loa còn là 1 quân thành => Phòng thủ , bảo vệ kinh đô của An Dương Vương.
5/ Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? 
-Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Việt.
-Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt & tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân Triệu, giữ vững nền độc lập đất nước
-Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc bị thất bại 

File đính kèm:

  • docsu 6(8).doc