Giáo án lịch sử 6 năm học 2012- 2013

I/ Mục tiêu bài học:

- Kiến thức: Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển. Mục đích học tập lịch sử (để biết gốc tích tổ tiên, quê hương đất nước, để hiểu hiện tại). Phương pháp học tập(cách học, cách tìm hiểu lịch sử) một cách thông minh trong việc nhờ và hiểu. Cách tính thời gian trong lịch sử.

- Giáo dục: Hiểu đúng đắn về môn lịch sử.

- Kĩ năng: Trình bày, lí giải các sự kiện lịch sử.

II/ Phương tiện dạy học:

Tranh ảnh SGK và tài liệu có liên quan.

III/ Hoạt động trên lớp:

 1/ On định lớp:

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 3/ Bài mới:

*GV: Ở tiểu học các em đã tìm hiểu môn lịch sử ở môn tự nhiên xã hội,nhưng ở cấp 2 nó được phân thành 2 môn riêng biệt: Lịch sử và địa lí.

 

doc95 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 6 năm học 2012- 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
d.
a.
b.
c.
b.
a.
a.
a.
a.
b.
a.
c.
II/Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
III/ Trả lời cu hỏi:
- Thời gian xuất hiện: Cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN.
- Địa điểm: Hình thành ở lưu vực những con sông lớn: S. Nin (Ai Cập); S. Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà); S. An và S. Hằng (An Độ); S. Hoàng Hà và Trường Giang (Trung Quốc).
- Đời sống vật chất:
+ Văn Lang là nước nông nghiệp, lúa là lương thực chính, ngoài ra còn trồng được rau và các loại cây ăn quả.
+ Ngoài ra còn có nghề: trồng dâu, đánh bắt, chăn nuôi gia súc, gốm, dệt, đóng thuyền… 
+ Luyện kim: đạt được trình độ cao, biết rèn sắt.
+ Thức ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, cá, thịt… Họ ở nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa… và đi lại bằng thuyền là chủ yếu. Trang phục: nam đóng khố, mình trần, còn nữ mặt váy, áo xẻ giữa, bùi tóc… Ngày lễ: thích mang đồ trang sức.
- Đời sống tinh thần: 
+ Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quyền quý, dân tự do, nô tì.
+ Thường tổ chức lễ hội, vui chơi.
+ Có một số phong tục tập quán: làm “Bánh chưng, bánh giầy”…
- Đồ gốm.	
- Đánh bắt.	
- Tổ chức lễ hội. (Làm “bánh chung, bánh giầy”...)
4/ Củng cố: 4p
- GV gọi học sinh chốt lại một số ý chính trong phần lm bi tập.
5/ Dặn dò:
- Về xem lại bi tập lịch sử.
- Chuẩn bị tốt cho kì thi HKI
Tuần:20 –Tiết: 20
Ngày soạn: 31/12/2012
CHƯƠNG III:
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH
GIÀNH ĐỘC LẬP.
Bài 17
Cuộc Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 )
I/ Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Trình bày một số nét khái quát tình hình Au Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I; Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xóa tên nước ta, đồng hóa và bóc lột tàn bạo dân ta). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biến, kết quả.
- Giáo dục: Lòng căm thù giặc, sự tự tôn, tự hào dân tộc, lòng biết ơn các vị anh hùng.
- Kĩ năng: Đọc bản đồ, tìm nguyên nhân sự kiện lịch sử.
II/ Phương tiện dạy học:
Sơ đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và những tài liệu có liên quan.
III/ Hoạt động trên lớp:
1/ On định lớp:1p
2/ Kiểm tra bài cũ: 4p
3/ Bài mới:
* GV: Sau thất bại của An Dương Vương thì đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị. Trước cảnh đất nước lâm vào tình thế “Tức nước vỡ bờ” dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 (15p)
[?] Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà đã làm gì trên đất nước ta?
GV:Cũng trong thời điểm này nhà Hán rất mạnh và thôn tính nước triệu.
[?] Nhà Hán đã thực hiện những chính sách gì trên đất nước ta?
GV: Gồm có Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Quảng Bình, thủ phủ của Châu Giao la Luy Lâu.
[?] Ý đồ của nhà Hán làm như vậy lò có dụng ý gì?
[?] Bộ máy cai trị của nhà Hán trên đất nước ta được thể hiện như thế nào?
GV: Thứ sử coi việc chính trị, đô úy coi việc quân sự.
THẢO LUẬN 3 phút
[?] Hãy vẽ sơ đồ bộ máy Châu Giao?
GIÁO DỤC:
[?] Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta như thế nào?
GV: Ngoài ra chúng còn thực hiện những chính sách áp bức bóc lột nặng nề: phải nộp các loại thuế muối, sắt, hàng năm phải cống nạp sừng tê, ngà voi.
[?] Nhà Hán đưa người Hán sang nước ta với âm mưu gì?
LIÊN HỆ+ GIÁO DỤC
[?] Tô Định là người như thế nào? hắn làm gì trên đất nước ta?
HOẠT ĐỘNG 2 (20p)
[?] Cho biết đôi nét về Hai Bà Trưng?
GV: Chồng Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Từ Liêm- Hà Nội ngày nay)
GV: gọi học sinh đọc qua 4 câu thơ.
[?] Qua 4 câu thơ trên em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì?(nguyên nhân)
[?] Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
HÌNH 43 SGK Tr49
GV: Gọi học sinh đọc chữ in nghiêng trong SGK.
[?] Theo em. Việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh là nói lên điều gì?
[?] Kết qủa bước đầu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đạt được gì?
[?] Mục tiêu cuộc khởi nghĩa này là gì?
GIÁO DỤC
HS: Sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt năm 179 TCN.
- Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp 3 quân của ta với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
HS: Biến nước ta thành một bộ phận của nhà Hán.
- Đứng đầu châu Giao là thứ sử người Hán, đứng đầu quận là Thái Thú và Đô Uý người Hán, từ huyện trở xuống bộ máy vẫn giữ nguyên như cũ.
- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là muối và sắt. Cống nạp sản vật quý: sừng tê, ngà voi ngọc trai…
HS: Đồng hoá dân ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán.
- Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê Linh.
- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, hai gia đình liên kết các thủ lĩnh để nổi dậy, không may, Thi Sách bị giết hại.
- Mùa xuân năm 40 (3/40 DL) Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, nghĩa quân làm chủ Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu.
HS: Khởi nghĩa được đông đảo quần chúng hộ.
- Thắng lợi
HS: Giành lại độc lập cho tổ quốc, tiếp nối sự nghiệp của các vua Hùng.
1/ Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
- Năm 179 TCN Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, chia thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc, chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp 3 quân của ta với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
- Đứng đầu châu Giao là thứ sử người Hán, đứng đầu quận là Thái Thú và Đô Uý người Hán, từ huyện trở xuống bộ máy vẫn giữ nguyên như cũ.
- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế, nhất là muối và sắt. Cống nạp sản vật quý: sừng tê, ngà voi ngọc trai…
- Đưa người Hán sang nước ta, đồng hóa dân ta, bắc dân ta phải theo phong tục tập quán của họ.
2/ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
- Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái lạc tướng huyện Mê Linh.
- Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, hai gia đình liên kết các thủ lĩnh để nổi dậy, không may, Thi Sách bị giết hại.
- Mùa xuân năm 40 (3/40 DL) Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, nghĩa quân làm chủ Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Khởi nghĩa thắng lợi.
4/ Củng cố:4p
- Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
- Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
5/ Dặn dò:1p
- Về học kĩ bài này.
- Xem trước bài 17 khởi nghĩa Hai bà Trưng phần còn lại .
&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&
Tuần: 21 – Tiết: 21
Ngày soạn: 6/1/2013
Bài 18
Trưng Vương Và Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Hán
I/ Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (thời gian, những trận đánh chính, kết quả).
- Giáo dục: Ý thức kiên cường, bất khất của nhân dân ta chống quân xâm lược, nhớ công lao của các vị anh hùng.
- Kĩ năng: Đọc bản đồ lịch sử và kể chuyện.
II/ Phương tiện dạy học:
Lược đồ, tranh ảnh và tài liệu có liên quan.
III/ Hoạt động trên lớp:
1/ On định lớp: (1p)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4p)
- Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
- Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
3/ Bài mới:
* GV:Sauk hi đánh thắng giặc. Hai Bà Trưng đã làm gì, thái độ của nhà Hán ra sao đó là nội dung mà thầy trò chúng ta cần tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 (10p)
* Nhận biết, ghi nhớ những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi
[?] Hai Bà Trưng đã làm gì để giữ vững nền độc lập?
[?] Những biểu hiện nào cho thấy Hai Bà Trưng rất quan tâm đến lòng dân?
HOẠT ĐỘNG 2 (25p)
* Trình bày trên lược đồ nêu những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
Hình 44 SGK
[?] Nhà Hán đã làm gì sau khi nghe tin khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành được thắng lợi?
[?] Vì sao Mã Viện lại được chọn làm người chỉ huy sang xâm lược nước ta?
[?] Cho biết hướng tấn công của hai đạo quan này là nơi nào?
[?] Hai Bà Trưng đã làm gì khi quân Hán đến Lãng Bạc?
[?] Cho biết đôi nét về vùng Lãng Bạc
GV: Để không bị giặc bắt Hai Bà đã nhảy xuống dòng sông Hát.
Hình 45
LIÊN HỆ+GIÁO DỤC (Quốc tế phụ nữ 8/3)
GV: Mùa thu năm 44, Mã Viện về nước, quân đi mười phần, khi về còn bốn năm phần.
[?] Cho biết ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa?
Kết luận giáo dục
- Trưng Trắc được suy tôn làm vau (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh, phong chức tước cho những người có công.
- Lạc tướng cai quản các huyện, bãi bỏ luật pháp chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm cho dân.
HS: Xá thuế cho dân, xoá bỏ những lao dịch hà khắc của nhà Hán.
HS: Cử Mã Viện sang thôn tính nước ta.
HS: Vì Mã Viện là người đã từng chinh chiến ở phương Nam nên có nhiều kinh nghiệm đi đường.
HS:- Quân thuỷ: Vượt biển vào sông Bạch Đằng theo sông Thái Bình lên Lục Đầu.
- Quân bộ: Men theo đường biển qua Quỹ Môn Quan xuống Lục Đầu.
HS: Kéo quân ra nghênh chiến
-SGK
- Ý nghĩa: thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
1/ Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi đã giành lại được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn làm vau (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh, phong chức tước cho những người có công.
- Lạc tướng cai quản các huyện, bãi bỏ luật pháp chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm cho dân.
2/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) đã diễn ra như thế nào?
- Thời gian: tháng 4/42 đến tháng 11/43.
- Mã Viện chỉ huy hai đạo quân tinh nhuệ, 2000 xe thuyền và nhiều dân phu xâm lược nước ta.
- Những trận đánh chính:
+ Quân Hán tấn công ở hợp phố, ta chủ động rút lui.
+ Tại Lãng Bạc, cũng diễn ra những cuộc chiến ác liệt.
+ Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê. (Ngày 6/2/43 ÂL) Hai Bà hi sinh trên đất Cấm Khê.
- Cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
- Ý nghĩa: thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.
4/ Củng cố:4p
- Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi đã giành được độc lập?
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
5/ Dặn dò: 1p
- Về học kĩ bài này.
- Xem trước bài 19
- Soạn các câu hỏi gợi ý
 ****************************************
Tuần: 22 Tiết: 22
Ngày soạn: 14/01/2013
Bài 19
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ. 
(GIỮA THẾ KỈ I- GIỮA THẾ KỈ VI)
I/ Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: 
-Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ nhà Hán, tổ ch

File đính kèm:

  • docgiao an su e.doc