Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thu Thủy

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập Lịch sử: biết được gốc tích tổ tiên, quê hương, đất nước, để từ đó hiểu hiện tại.

- Phương pháp học tập lịch sử một cách thông minh để nhớ và hiểu một cách dễ dàng

 2. Kĩ năng

- Sử dụng kênh hình và những hiểu biết thực tế trong đời sống để rèn kĩ năng liên hệ, quan sát.

 3. Thái độ

- Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

- Một số tranh ảnh để minh họa

- Các hình ảnh trong SGK phóng to.

 2. Học sinh

- Xem và soan bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH

 1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 a) Giới thiệu bài mới

Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết Lịch sử ở môn "Tự nhiên và Xã hội" thường nghe và sử dụng từ "Lịch sử" vậy "Lịch sử là gì?

 

doc59 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Năm học 2011-2012 - Hoàng Thị Thu Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài mới
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
HS quan sát Hình 25 SGK
? Quá trình sinh sống người tinh khôn đã làm gì để nâng cao năng suát lao động?
@ Cải tiến công cụ lao động
? Công cụ chủ yếu làm bằng gì?
@ Đá
? Trình bày qua các thời kì văn hóa thì công cụ được làm là gì?
? Ngoài chất liệu đá thì còn dùng các chất liệu gì và biết làm những nghề gì nữa?
? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm đồ đá đồ xương?
@ Đồ gốm làm bằng đất sét nên không thể đẽo, mài mà chỉ làm khi đất dẻo để nặn thành hình các đồ dùng, sau đó đem nung. Đất sét không thể làm công cụ sản xuất mà chủ yếu làm đồ đựng
? Công cụ phát triển đã mở rộng sản xuất ra sao?
@ Ngoài săn bắt, hái lượm còn biết trồng trọt rau, đậu, bầu bí, chăn nuôi chó, lợn
? Em có nhận xét gì về việc biết trồng trọt, chăn nuôi?
@ Trồng trọt, chăn nuôi là do con người tạo ra những thức ăn mà mình cần, nghĩa là con người đã bớt phụ thuộc vào tự nhiên, có thể ở lại lâu dài 1 nơi nào đó, giảm bớt cảnh sống nay đây mai đó.
GV: Với việc phát minh ra trồng trọt và chăn nuôi có ý nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc sống con người thời nguyên thủy và ngày nay
? Em có nhận xét gì về các hang động có lớp vỏ ốc dày 3-4m chứa nhiều công cụ?
@ Chứng tỏ con người đã sống lâu dài ở đây và sống thành từng nhóm
? Điểm mới trong quan hệ giữa họ với nhau trong thời kì này là gì?
@ Do sống lâu dài theo nhóm ở một nơi nhất định nên ssó người đã tăng lên. Quan hệ với nhau ngày càng cần thiết phải có người đứng đầu chỉ huy và giải quyết mọi việc
? Tổ chức xã hội của người tinh khôn là gì?
@ Chế độ thị tộc: những người cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống họp thành nhóm sống lâu dài trong hang động, mái đá hoặc một vùng nhất định
? Thị tộc mẫu hệ là gì?
@ Thị tộc mẫu hệ hay thị tộc mẫu quyền: người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ
Liên hệ: ngày nay còn một số đồng bào dân tộc theo chế độ thị tộc mẫu hệ như các đồng bào khu vực Tây Nguyên- nơi chúng ta đang sinh sống
? Ngoài các công cụ sản xuất ở các hang động người ta còn tìm thấy những gì?
@ Những vỏ ốc có đục lỗ, những vòng tay đá, hạt chuỗi bằng đá nung→ đó là đồ trang sức
? Sự xuất hiện đồ trang sức cũng như hình vẽ trên hang động có ý nghĩa gì?
@ Ngoài lao động để kiếm sống còn biết làm đẹp cho mình và làm đẹp nhà mình, nghĩa là bắt đầu nghĩ đến đời sống tinh thần
? Xuất hiện phong tục tập quán gì ? Ý nghĩa gì?
@ Chôn người chết chứng tỏ mối quan hệ người- người chặt chẽ, sâu sắc hơn, thương yêu nhau hơn
GV: Thời nguyên thủy con người đã bắt đầu quan tâm đến đời sống tinh thần như việc làm đẹp bản thân và bày tỏ tình cảm với người chết, đay là một bước tiến đáng kể trong sự phát triển của loài người
1. Đời sống vật chất của Người tinh khôn
- Thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ
- Thời Sơn Vi: ghè đẽo các hòn đá cuội thành rìu
 + Thời Hòa Bình – Bắc Sơn: dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu, bôn, chày
- Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ, biết làm đồ gốm, biết trồng trọt và chăn nuôi
2. Tổ chức xã hội của Người tinh khôn
- Sống thành từng nhóm ở hang động, thuận tiện và định cư lâu dài
- Công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển→ đời sống không ngừng nâng cao, dân số tăng→ hình thành các mối quan hệ
- Tổ chức xã hội: thị tộc theo hình thức mẫu hệ
3. Đời sống tinh thần của Người tinh khôn
- Biết chế tác và sử dụng đồ trang sức và vẽ hình mô tả cuộc sống của mình
- Hình thành phong tục tập quán chôn người chết và chôn theo công cụ sản xuất
→ Đây là bước tiến quan trọng trong sự phát triển của loài người
 4. Củng cố
- Điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội và tinh thần của người nguyên thủy
 5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Ôn tập để tiết sau kiểm tra một tiết
Tuần: 10	Tiết: 10
	Ngày soạn: 05/10/2011
	Ngày giảng:18/10/2011
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Khắc sâu kiến thức cho hs về xã hội nguyên thủy và buổi đầu lịch sử nước ta
 2. Kĩ năng
- Kĩ năng khôi phục, khắc họa lại kiến thức
- Kĩ năng vẽ sơ đồ tổ chức
 3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức nghiêm túc và trung thực trong khi làm bài kiểm tra
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
- Đề kiểm tra cho HS
 2. Học sinh
- Học bài để có kiến thức kiểm tra
III. TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định
 2. Nhắc nhở học sinh : ý thức và thái độ khi làm bài kiểm tra
 3. Tiến hành kiểm tra
- Gv phát đề và coi kiểm tra nghiêm túc
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Xã hội cổ đại
Hs biết được nơi ra đời của các quốc gia cổ đai phương Đông là gần lưu vực các con sông.Đồng thời biết được nền kinh tế chính và các giai cấp cơ bản của các quốc gia cổ đại phương Tây
Hs biết được các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và những thành tựu văn hóa mà các nước cổ đại phương Đông và phương Tây đạt được.
Hs có thể phân biệt được các thành tựu văn hóa của phương Đông và phương Tây, biết được các nhà khoa học tương ứng với các lĩnh vực khoa học nghiên cứu
HS từ những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại biết được những thành tựu mà ngày nay còn đang tiếp tục sử dụng
- Số câu: 7câu
- Số điểm:7.5
Tỷ lệ: 75%
- Số câu: 3câu
- Số điểm: 0.75đ
- Tỷ lệ: 10%
- Số câu:1và 1/2 câu
- Số điểm: 4.5đ
- Tỷ lệ: 56.7%
- Số câu: 2câu
- Số điểm: 1.5đ
- Tỷ lệ:20%
- Số câu: 1/2câu
- Số điểm: 1đ
- Tỷ lệ:13.3%
- Số câu: 7câu
- Số điểm:7.5
Tỷ lệ: 100%
Buổi đầu lịch sử nước ta
HS hiểu được thế nào là chế độ thị tộc trong xã hội nguyên thủy và chế độ thị tộc mẫu hệ.
Hs liên hệ địa phương về các dân tộc vẫn theo chế độ thị tộc mẫu hệ
- Số câu: 2câu
- Số điểm: 2.5đ
- Tỷ lệ: 25%
- Số câu: 1 và 1/2câu
- Số điểm:2đ
Tỷ lệ: 80%
- Số câu: 1/2câu
- Số điểm: 0.5đ
- Tỷ lệ: 20%
- Số câu: 2câu
- Số điểm: 2.5đ
- Tỷ lệ: 100%
- Số câu: 9câu
- Số điểm: 10đ
- Tỷ lệ: 100%
- Số câu: 9câu
- Số điểm: 10đ
- Tỷ lệ: 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1 (1đ) : Khoanh tròn vào trước chữ cái có đáp án đúng :
A/ Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời ở:
a. Lưu vực những dòng sông lớn	b. Bên sườn núi
c. Ven biển	d. Các bán đảo
B/ Hi lạp và Rô ma có nền kinh tế chính:
a. Trồng lúa	b. Chăn nuôi
c. Thủ công nghiệp và thương nghiệp	d. Thương nghiệp và nông nghiệp
 	C/ Xã hội cổ đại Phương Tây có những giai cấp cơ bản là:
a. Chủ nô – nông dân	b. Quí tộc – nông dân
c. Chủ nô – tăng lữ	d. Chủ nô – nô lệ
 	D/ Công trình kiến trúc nào không phải của các quốc gia cổ đại Phương Đông?
a. Vạn Lí Trường Thành	b. Đền Pác-tê-nông
c. Kim Tự Tháp	d. Tháp treo Ba-bi-lon
Câu 2 (1đ) : Nối tên các nhà khoa học thời cổ đại với ngành khoa học tương ứng :
TÊN NHÀ KHOA HỌC
LĨNH VỰC KHOA HỌC
NỐI
A. Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít
B. Ác-si-mét
C. Pla-tôn, A-ri-xtốt
D. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít
a. Triết học
b. Sử học
c. Toán học
d. Vật lí
A –
B –
C –
D –
Câu 3 (1đ) : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng :
Chế độ................là tổ chức của những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng.......................đã họp thành một nhóm riêng, cùng sống trong một.....................hay...................., hoặc trong một vùng nhất định nào đó
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 (1.5đ): Ở các quốc gia cổ đại Phương Đông có những tầng lớp nào? 
Câu 2 (1.5đ): Xã hội nguyên thủy của đất nước ta thì Người tinh khôn theo chế độ xã hội nào? Ở đại phương nơi em sống có dân tộc nào theo chế độ này?
Câu 3 (4đ):
 a. Hãy nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại và người phương Tây cổ đại? 
 b. Theo em những thành tựu văn hóa cổ đại nào còn sử dụng đến ngày nay?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1 (1đ): Mỗi câu đứng được 0.25đ
CÂU 
1
2
3
4
ĐÁP ÁN
a
c
d
d
Câu 2 (1đ): Mỗi câu nối đúng được 0.25đ
A – c	B – d	C – a	D – b	
Câu 3 (1đ): Mỗi ý điền đúng được 0.25đ
Chế độ thị tộc là tổ chức của những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống đã họp thành một nhóm riêng, cùng sống trong một hang động hay mái đá, hoặc trong một vùng nhất định nào đó
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1 (1.5đ) : Các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông :
	- Quí tộc (Vua, Quan lại, Tăng lữ): Có nhiều của cải và quyền thế (0.5đ)
	- Nông dân công xã: Đông đảo và là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội (0.5đ)
- Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc, thân phận hèn kém (0.5đ)
Câu 2 (1.5đ): Xã hội nguyên thủy ở trên đất nước ta theo chế độ thị tộc mẫu hệ (hay thị tộc mẫu quyền): là những người cùng huyết thống, sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn nhất lên làm chủ (1đ)
- Ở địa phương còn dân tộc Jarai, Banatheo chế độ thị tộc mẫu quyền (0.5đ)
Câu 3 (4đ):
a. Những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây:
Câu
Nội dung đáp án
3
Hãy nêu những thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại và người phương Tây cổ đại?
Phương đông (1.5đ)
Phương tây (1.5đ)
Làm lịch (Âm lịch)
Làm lịch (Dương lịch)
Chữ tượng hình
Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c
Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, chữ số 1 đến 9 , số 0, số Pi=3.16
Các ngành khoa học: Toán học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, sử học, địa lí
Kiến trúc: Kim Tự Tháp, thành Ba-bi-lon
Kiến trúc và điêu khắc: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, tượng Lực sĩ ném đĩa
b. Ngày nay những thành tựu văn hóa cổ đại còn dùng như : Lịch, Hệ chữ cái a, b. c ; trong lĩnh vực toán học : phép đếm, chữ số ; Các thành tựu trong các lĩnh vực khoa học....(1đ)
Tuần: 11	Tiết: 11
	Ngày soạn: 07/10/2011
	Ngày giảng:25/10/2011
BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ, phát minh ra thuật luyện kim
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước
 2. Kĩ năng
- Quan sát hình ảnh nêu nhận xét
- Kĩ năng so sánh và nhận định, liên hệ
 3. Thái độ
- Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
- Bản đồ
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan
 2. Học sinh
- Học bài cũ ở nhà
- Đọc và soạn bài mới
III. TIẾN TRÌNH
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét bài ki

File đính kèm:

  • doclich su 6.doc
Giáo án liên quan