Giáo án Lịch sử 6 - Chương III: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Nhữ Thị Thanh Thủy

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Tìm hiểu và nắm được các phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta, đặc biệt các cuộc khởi nghiã tiêu biểu của Hai Bà Trưng, Lý Bí sau thất bại của An Dương Vương.

 - Sự hình thành và xây dựng nhà nước Vạn Xuân và nhà nước Chăm-pa.

 2. Kỹ năng:

 - Giáo dục HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tin dân tộc. Giáo dục cho các em lòng biết ơn các vị anh hùng đã có công xây dựng đất nước.

 3. Thái độ:

 - Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện Lịch sử. - Rèn luyện cho HS kỹ năng về đọc bản đồ Lịch sử.

 

doc49 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Chương III: Thời kỳ Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập - Nhữ Thị Thanh Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
núi bắc bộ, trung bộ.
? Vì sao nhà Đường sửa sang các đường giao thông thuỷ bộ từ Trung Quốc sang Tống Bình?
- Vơ vét của cải
- Để có thể đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân, bảo vệ chính quyền đô hộ.
? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Đường đối với nước ta?
- Cai trị tàn bạo: Trực tiếp đến huyện, làm đường giao thông để có thể vơ vét của cải và nhanh chóng đàn áp những cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
? Nhà Đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào ?
? Chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời kỳ trước ?
- Chia lại khu vực hành chính
-Đặt tên mới, nắm quyền cai trị trực tiếp đến cấp huyện
- Bóc lột thuế và cống nạp.
®những cuộc khởi nghĩa nổi dậy
*) Hoạt động 2: 
GV: Giới thiệu tiểu sử của Mai Thúc Loan.
- Học sinh: Đọc SGK phần tiểu sử của Mai Thúc Loan.
? Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào?
- Tham gia đoàn người gánh vải (quả) để nộp cống, Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người nổi dậy.
? Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
? Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra như thế nào?
- Nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu, tấn công thành Tống Bình.
? Vì sao cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan thất bại ?
- Lúc này nhà Đường còn rất mạnh.
*) Hoạt động 3:
® GV giới thiệu thân thế Phùng Hưng.
- Học sinh: Đọc SGK phần tiểu sử của Phùng Hưng.
? Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng?
- Thấy được nổi thống khổ của nhân dân bởi ách thống trị tàn bạo của Cao Chính Bình (năm 766, Cao Chính Bình được cử sang đô hộ An Nam ® Khét tiếng bạo ngược, ngang tàn, đánh thuế rất nặng để vơ vét của cải.
? Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
- Vì chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, vì dân oán hận bọn đô hộ.
? Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng đã đem lại kết quả gì?
- Giành lại được độc lập,tự sắp đặt bộ máy cai trị
?KÕt qu¶ ?
? Việc nhân dân lập đền thờ Phùng Hưng đã nói lên điều gì?
- Thể hiện lòng biết ơn người có công lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ.
1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
a. Tổ chức bộ máy cai trị:
- Năm 619 đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia thành 12 châu.
- Đặt trụ sở ở Tống Bình (Hà Nội).
- Sửa sang đường sá, xây thành, đắp luỹ và tăng quân.
b. Chính sách bóc lột:
- Đặt ra nhiều thứ thuế.
- Cống nạp.
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722):
a. Tiểu sử:
(SGK)
b. Diễn biến:
- Năm 722 trong lúc đi phu, Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người nổi dậy chống lại bọn đô hộ.
- Nghĩa quân chiếm thành Hoan Châu, ông chọn Sa Nam để xây dựng căn cứ.
- Mai Thúc Loan tự xưng đế (Mai Hắc Đế), đóng đô ở Vạn An.
- Nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân đàn áp ® cuộc khởi nghĩa thất bại.
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 766-791):
a. Tiểu sử:
(SGK)
b. Diễn biến:
- Năm 766, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây).
- Phùng Hưng bao vây thành Tống Bình. Cao Chính Bình lo sợ rồi chết.
- Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị.
- Được 7 năm Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp cha.
- Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An ra hàng.
4. Củng cố:
	? Chính sách đô hộ của nhà Đường có gì thay đổi so với trước?
	? Diễn biến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan?
	? Diễn biến cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng?
5. DÆn dß:
	- Học bài theo câu hỏi trong SGK, làm bài tập trong sách thực hành.
	- Xem trước bài: “Nước Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X”.
Ngày soạn: 01/03/2011
BÀI 24 – TIẾT 26:
NƯỚC CHĂM-PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
	- Quá trình thành lập và phát triển của nước Chăm-pa, từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh, sÂu này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt.
	- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
	- Làm cho HS nhận thức sâu sắc rằng người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
3. Kỹ năng:
	- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.
	- Kỹ năng đánh giá, phân tích.
B. CHUẨN BỊ:
 - Lược đồ phóng to “Giao Châu và Chăm-pa giữa thế kỷ VI – X”.
 - Sưu tập tranh ảnh về đền, tháp Chăm.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Chính sách đô hộ của nhà Đường có gì thay đổi so với trước?
	? Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan?
	? Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng?
	3. Bµi míi:
Hoạt động 1: Nước Chăm-pa độc lập ra đời.
- GV: Sử dụng bản đồ để giới thiệu vị trí huyện Tượng Lâm. Năm 111 TCN chiếm Âu Lạc, chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
? Địa bàn, bộ lạc, nền văn hoá?
- Từ Hoàng Sơn đến Quảng Nam, bộ lạc Dừa cổ, nền văn hoá Sa Huỳnh.
? Huyện Tượng Lâm ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Nước Lâm Ấp ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhà Hán suy yếu nên không kiểm soát nổi các vùng đất xa, nhất là Tượng Lâm.
? Có phải do nhà Hán suy yếu nên nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập không?
- Không, cơ bản là do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán nên nhân dân khởi nghĩa.
? Vì sao nhân dân huyện Tượng Lâm lật đổ được ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, còn nhân dân các huyện khác thì không lật đổ được?
- Vì Tượng Lâm là huyện ở xa nhất.
? Quốc gia Lâm Ấp đã dùng biện pháp gì để không ngừng mở rộng lãnh thổ?
? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm-pa?
- Diễn ra trên hoạt động quân sự, tấn công các nước láng giềng để mở rộng lãnh thổ.
Hoạt động 2: Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X.
? Nguồn sống chính của cư dân Chăm-pa là gì?
- Nông nghiệp: trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ, ruộng bậc thang ở sườn đồi núi, xe guồng nước.
? Ngoài nông nghiệp, họ còn trồng các loại cây gì?
- Cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản.
? Về thủ công nghiệp?
- Làm đồ gốm
? Về thương nghiệp?
- Trao đổi, buôn bán với các quận Giao Châu, Trung Quốc và Ấn Độ.
? Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?
? Trình độ phát triển của nhân dân Chăm-pa thể hiện ở những điểm nào?
- Biết sử dụng sắt, sức kéo của trâu bò.
- Trồng lúa 2 vụ, trồng các loại cây công nghiệp, ăn trái.
- Buôn bán với các nước xung quanh.
? Thành tựu văn hoá quan trọng của người Chăm là gì?
- Có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ.
? Qua hai bức ảnh “Khu thánh địa Mỹ Sơn” và “Tháp Chàm Phan Rang”, em có nhận xét gì về văn hoá của dân tộc Chăm?
- Sáng tạo ra nền nghệ thuật kiến trúc độc đáo và điêu khắc, đậm đà bản sắc dân tộc.
? Quan hệ giữa người Chăm và người Việt như thế nào?
- Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ, ngược lại họ cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
1. Nước Chăm-pa độc lập ra đời:
- Huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam), là nơi sinh sống của người Chăm cổ.
- Cuối thế kỷ II nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán không kiểm soát được các đất ở xa.
- Năm 192 - 193, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập ® xưng vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Dùng lực lượng quân sự để mở rộng lãnh thổ. Đổi tên nước là Chăm-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam)
2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X:
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp:
 + Sử dụng công cụ sắt, trồng lúa 2 vụ/năm.
 + Sáng tạo guồng nước.
 + Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
 + Đánh bắt cá.
-Thñ công nghiệp: Khai thác lâm thổ sản.
- Thương nghiệp: Trao đổi, buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.
b. Văn hoá:
- Có chữ viết riêng (Chữ Phạn).
- Theo đạo Bà-la-môn và đạo Phật.
- Sáng tạo nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo.
® Người Chăm và người Việt có mối quan hệ chặt chẽ lâu đời.
4. Củng cố:
	? Nước Chăm-pa được thành lập và phát triển như thế nào?
	? Nêu những thành tựu về văn hoá và kinh tế của nước Chăm-pa?
5. DÆn dß :
	- Học bài, làm bài tập theo nội dung câu hỏi trong SGK.
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: “Ôn tập chương III”.
Ngày soạn: 2/03/2011
Bài 25 – Tiết 27:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.
	- Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị, sử cũ gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc.
	- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
	- Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.
2. Về tư tưởng tình cảm: 
	- Làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3. Về kỹ năng: 
	- Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian.
B. CHUẨN BỊ:
	- Nội dung ôn tập, các tài liệu, tư liệu
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào?
	? Nêu những thành tựu về văn hoá và kinh tế của nước Chăm-pa?
	3. Bµi míi:
1. Hoạt động 1:
? Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TrCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc ?
? Trong thời Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, đã bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi như thế nào ?
? Chính sách cai trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào ?
? Chính sách thâm hiểm nhất là gì ?
1. Ách thống trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta.
- Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TrCN, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị và đô hộ ® Thời Bắc thuộc.
- Tên gọi của nước ta qua các giai đoạn Bắc thuộc:
 + Nhà Hán: Giao Châu.
 + Nhà Ngô: tách Giao Châu thành Quảng Châu (TQ) và Giao Châu (Âu Lạc cũ

File đính kèm:

  • docgiao an su 6(5).doc