Giáo án Lịch sử 6 - Chương II: Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc

 a. Kiến thức: giúp HS nắm được những nét chính sau:

 - Trình độ sản xuất , công cụ của người Việt cổ thể hiện qua các di chỉ : Phùng nguyên ( Phú Thọ ) , Hoa Lộc ( Thanh Hoá ) . Phát minh ra thuật luyện kim.

 - Hiểu được ý nghĩa , tầm quan trọng của sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước.

 - Tích hợp môi trường : Việc mở rộng địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ cùng với công cụ lao động được cải tiến , tạo điểu kiện cho họ có thể định cư lâu dài. Nghề nông trồng lúa nước ra đời.

 b. Kỹ năng:

 - Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế

 c. Tư tưởng, tình cảm:

 - Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.

 

doc29 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Chương II: Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những thuận lợi, khó khăn khi mở rộng nghề nông trồng lúa nước. Đk tự nhiên cá vùng khác nhau nên cuộc sống của người dân khác nhau.
b. Về kỹ năng:
 - Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét đánh giá các sự kiện lịch sử và kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức nhà nước sơ khai.
c. Về tư tưởng, tình cảm:
 - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc, tình cảm cộng đồng.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
 a. Giáo viên: Bản đồ (chủ yếu phần Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ)Tranh ảnh hay hiện vật phục chế.
 b. Học sinh: Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
? Những chuyển biến về mặt xã hội của người nguyên thuỷ?
- Sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng ổn định.( 2 điểm )
- Hình thành các làng bản (chiềng, chạ). Nhiều làng bản hợp nhau thành bộ lạc.
 ( 2 điểm )
- Vị trí của người đàn ông trong gia đình và xã hội ngày càng quan trọng hơn. Chế độ phụ hệ thay thế dần chế độ mẫu hệ. ( 3 điểm )
- Đứng đầu làng bản là già làng. Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo. ( 2 điểm
 * Giới thiệu bài: ( 1’) Những chuyển biến lớn trong sản xuất và trong xã hội đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt cổ – sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu cho một thời đại mới của dân tộc.
 b. Dạy nội dung bài mới :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Nội dung ghi
 Gọi HS đọc mục 1 trong SGK và đặt câu hỏi:
? Vào khoảng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ VII Tr.CN, ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có thay đổi gì lớn?
* Tích hợp: ? Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với cư dân Lạc Việt?
GV sử dụng bản đồ miền bắc Việt Nam để miêu tả điều kiện tự nhiên ở vùng này.
GV Liên hệ: Các quốc gia cổ đại phương Đông cũng được hình thành trên lưu vực các con sông lớn để lợi dụng dất đai mầu mỡ để phát triển nông nghiệp tròng lúa nước. Hàng năm thường xuyên sảy ra lũ lụt nên họ rất giỏi về hình học.
? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt cổ lúc đó đã làm gì ?
? Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó ?
?Ngoài nhu cầu trị thuỷ, bảo vệ mùa màng các bộ lạc còn phải làm gì? 
? Em có suy nghĩ gì về vũ khí ở hình 31,32? 
? Theo em truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của các bộ lạc thời đó? 
? Để giải quyết những khó khăn trên các bộ lạc cần phải làm gì?
GV giảng : Theo truyền thuyết ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả có 15 bộ lạc sinh sống. Mỗi bộ lạc chiếm một vùng có thủ lĩnh đứng đầu.
? Trong 15 bộ lạc, bộ lạc nào mạnh nhất? Tại sao?
? Dựa vào thế mạnh của mình, thủ lĩnh Văn Lang đã làm gì?
? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ai đứng đầu? Đóng đô ở đâu?
GV giải thích: về từ “Hùng Vương”àHùng là mạnh, Vương là vua.
? Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân nói lên điều gì ?
? Em biết ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày nào?
? Em hãy đọc hai câu thơ nói lên ngày giỗ tổ Hùng Vương?
? Sau khi nhà nước Văn Lang ra đời, Hùng Vương tổ chức nhà nước như thế nào ?
GV cho Hs xem sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang SGK.
? Vì sao nói nhà nước văn Lang là nhà nước đơn giản
 ? Ai là người giải quyết mọi việc ?
GV cho HS xem hình 35( Lăng Hùng Vương ở Phú Thọ ).
Gv nhấn mạnh: Thời kì các vua hùng dựng nước là thời kì có thật trong lịch sử dân tộc.
- Hình thành những bộ lạc lớn gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.
- Sản xuất phát triển.
- Mâu thuẫn giàu nghèo đã nảy sinh.
- Có thuận lợi: Đất đai màu mỡ, mềm xốp,dễ canh tác, cho năng xuất cao,nước tưới đủ quanh năm.
- Khó khăn : Lũ lụt thường xuyên sảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống.
- Nhu cầu trị thuỷ, bảo vệ mùa màng.
- Đó là sự cố gắng nỗ lực của nhân dân ta chống lại thiên nhiên,trị thuỷ để bảo vệ mùa màng và cuộc sống thanh bình
- Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt.
Hs quan sát hình 31,32.
- Đây là mũi giáo đồng và dao găm đồng, vũ khí để tự vệ, để chiến đấu khi có xung đột giữa các bộ lạc, giữa người Lạc Việt với các tộc người khác.
- Truyện Thánh Gióng chứng tỏ rằng trong xã hội đã có sự tranh chấp, xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống xâm lược của các bộ lạc thời đó.
- Cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết các khó khăn đó.
- Bộ lạc Văn Lang mạnh nhất và giàu nhất (Việt Trì, Phú Thọ), nghề đúc đồng phát ttiển sớm, dân cư đông đúc.
- Hợp nhất 15 bộ lạc lại, đặt tên nước là Văn Lang, lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương.
- Khoảng thế kỷ VII Tr.CN, do vua Hùng Vương đứng đầu, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ)
- Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân nói về việc 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi cao ( Vị trí của nước Văn Lang là vùng núi cao ) đã tôn thờ người anh cả lên làm vua, hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Đây là một cách phản ánh quá trình hình thnàh của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta.
- Hàng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày mồng 10 tháng 3
- Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng...
- HS đọc từng đoạn trong SGK rồi phân tích sơ đồ.
- Chưa có quân đội và luật pháp.
- Vua là người nắm mọi quyền hành trong nước.và giải quyết mọi việc.
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ? ( 11’)
- Vào khoảng thế kỉ VIII – VII ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn hình thành các bộ lạc lớn. 
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư.
- Mâu thuẫn giàu nghèo nảy sinh.
- Nhu cầu trị thuỷ, bảo vệ mùa màng.
- Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt.
à Nhà nước Văn Lang ra đời.
2. Nhà nước Văn Lang thành lập: ( 11’)
- Bộ lạc Văn Lang mạnh nhất và giàu nhất cư trú trên vùng đất ven sông Hồng (Việt Trì, Phú Thọ), nghề đúc đồng phát ttiển sớm, dân cư đông đúc.
- Vào khoảng thế kỷ VII Tr.CN thủ lĩnh Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương.
- Đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?( 12’)
- Chia nước ra 15 bộ. Đứng đầu chính quyền trung ương là Vua, lạc hầu , lạc tướng
- Đứng đầu bộ là Lạc Tướng.
- Ở địa phương đứng đầu chiềng, chạ là Bồ Chính.
- Tuy chưa có luật pháp và quân đội nhưng là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước.
- Vua là người nắm mọi quyền hành trong nước.
HS vẽ sơ đồ vào vở
SƠ ĐỒ NHÀ NƯỚC VĂN LANG
Hùng Vương
L¹c hÇu – l¹c t­íng 
 (Trung ương)
Lạc hầu – Lạc 
Lạc tướng
(bộ)
Lạc tướng
(bộ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Củng cố - 
Củng cố - Luyện tập: ( 4’)
Đọc hai câu danh ngôn của Bác Hồ
? Em hiểu gì về hai câu danh ngôn đó?
 Đáp: Các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt. Chúng ta là người kế nghiệp và thừa hưởng phải biết giữ nước, góp phần làm cho đất nước giầu mạnh.
HS trả lời.
GV nhận xét.
GV khái quát nội dung toàn bài.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 1’)
- Học bài kỹ, làm bài tập trong sách thực hành.
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang.
- Xem trước bài “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
 ***************************************
Ngày soạn:15/11/2011 Ngày dạy:18/11/2011 Lớp 6D
 21/11/2011 Lớp 6A,B
 25/11/2011 Lớp 6C
Bài 13 Tiết 14
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 a. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
 - Tích hợp môi trường : Cho HS thấy được những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông nghiệp, ảnh hưởng đến nơi ở, nhà cửa, việc đi lại, ăn, mặc. Mối quan hệ giữa nghề luyện kim và trống đồng với tự nhiên NTN.
 b. Kỹ năng: 
 - Rèn luyện thêm những kỹ năng liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận xét.
 c. Tư tưởng, tình cảm: 
 - Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a. Giáo viên: 
 - Tranh ảnh: lưỡi cày, trống đồng và hoa văn trang trí trên mặt trống đồng.
 - Một số câu chuyện cổ tích về thời Hùng Vương.
 b. Học sinh: Học bài cũ + Xem trước bài mới
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 ? Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
 ? Vì sao nói nhà nước văn Lang là nhà nước đơn giản?
* Đáp : - Chia nước ra 15 bộ. Đứng đầu chính quyền trung ương là Vua, lạc hầu , lạc tướng
 ( 3 điểm )
- Đứng đầu bộ là Lạc Tướng. ( 2 điểm )
- Ở địa phương đứng đầu chiềng, chạ là Bồ Chính. ( 2 điểm )
- Tuy chưa có luật pháp và quân đội nhưng là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. ( 3 điểm )
*. Giới thiệu bài : ( 1’)
 Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở kinh tế – xã hội phát triển, trên một địa bàn rộng lớn với 15 bộ lạc. Tìm hiểu đời sống của người dân Văn Lang để hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc.
 b. Dạy nội dung bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi
* Tích hợp: ? Địa bàn cư trú của cư dân Văn Lang chủ yếu là đồng bằng, ven sông, ven biển có thuận lợi gì cho việc phát triển kinh tế? 
GV khái quát: Văn Lang là một nước nông nghiệp, tuỳ theo đất đai mà họ có cách gieo cấy trên ruộng hay trên nương rẫy của mình.
? Trong nông nghiệp, cây nào là cây lương thực chính?
? Em hãy nhìn công cụ ở hình 33 và cho biết Người Văn Lang xới đất để gieo, cấy bằng công cụ gì ?
GV giải thích thêm: Như vậy nông nghiệp nước ta đã chuyển từ giai đoạn nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày, các công cụ bằng đá đã chuyển sang công cụ bằng đồng. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang.
? Trong nông nghiệp, cư dân Văn Lang còn biết làm những nghề gì?
? Họ còn trồng thêm những cây gì? Chăn nuôi gì 
GV khái quát: Như vậy với công cụ bằng đồng nghề nông nguyên thuỷ ở Văn Lang đã có những bước tiến mới. Người Việt cổ đã biết trồng trọt và chăn nuôi gia súc (trâ bò để cày ruộng), cây lúa là cây lương thực chính, cuộc sống của họ ổn định hơn và ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn.
? Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề thủ công gì ?
? Qua hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề thủ công nào phát triển nhất thời bấy giờ ?
? Biểu hiện nào cho thấy nghề luyện kim được ch

File đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document (2).doc