Giáo án Lịch sử 6 - Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta

I . Mục tiêu bài học.

1 . Kiến thức.

- HS biết được từ thời xa xưa trên đất nước ta đã có con người sinh sống.

- Trãi qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần từ người tối cổ đến người tinh khôn .

- Quan sát công cụ, giúp HS phân biệt và hiểu được giai đoạn phát triển của ngưởi nguyên thủy trên đất nước ta.

2. Tư tưởng.

- Giáo dục truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc.

- Trân trọng quá trình lao động của cha ông để xây dựng xã hội.

3. Kĩ năng.

Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và bước đầu biết so sánh.

II . Thiết bị dạy- học.

- Máy chiếu

- Sách giáo khoa

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và bước đầu biết so sánh.
II . Thiết bị dạy- học.
Máy chiếu
Sách giáo khoa
III. Tiến trình dạy- học:
1 . Kiểm tra bài cũ: lồng ghép vào bài giảng, em nào trả lời đúng,ghi điểm. 
2 . Bài mới. 1’
Tiết ơn tập trước đã khép lại phần lịch sử thế giới, hôm nay, cô cùng các em sang phần 2 lịch sử dân tộc để tìm hiểu buổi đầu lịch sử nước ta như thế nào (ghi bảng phần hai và chương I).
Cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ thơng qua một số hình ảnh về Người tối cổ và Người tinh khơn và cuộc sống của Người tối cổ trên thế giới. Qua đĩ GV giới thiệu bài: những dấu tích của Người tối cổ và Người tinh khơn cũng được tìm thấy trên đất nước ta. Bây giờ, cơ cùng các em tìm hiểu bài 8: THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA để hiểu rõ thời gian, địa điểm phát hiện những dấu tích đĩ và cơng cụ mà Người tối cổ và Người tinh khơn trên đất nước ta sử dụng để phục vụ cuộc sống của mình như thế nào.
T/g
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
*Hoạt động 1: Tìm hiểu những dấu tích của người tối cổ
12’
?Nước ta xưa kia là một vùng đất như thế nào ?
?Vì sao thực trạng cảnh quan đó lại cần thiết cho người nguyên thuỷ sinh sống ?
Vào những năm 1960- 1965,các nhà khảo cổ đã lần lượt phát hiện được hàng loạt các di tích của người tối cổ trên đất nước ta.
Cho HS nghiên cứu sách giáo khoa trả lời theo 2 ý:
- Thời gian: 
- Dấu tích và địa điểm được tìm thấy:
Chiếu bản đồ hành chính Việt Nam.
?Em hãy xác định trên bản đồ những địa điểm phát hiện dấu tích của người tối cổ ?
GV kích hoạt các hiệu ứng trên máy chiếu( xuất hiện cùng lúc địa điểm và dấu tích)
? Em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta?
GV khẳng định: Người tối cổ có mặt trên khắp nước ta, tạo ra rất nhiều công cụ lao động nhưng với kỹ thuật ghè đẽo còn rất thô sơ, chưa có hình thù rõ ràng.
Gạch chân cụm từ “ghè đẽo thô sơ” trên bảng.
Chiếu đoạn tư liệu: “Trên đất nước Việt Nam các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của Người vượn gần giống với người vượn Bắc Kinh. Những chiếc răng tìm thấy trong hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai( Lạng Sơn) có đặc điểm răng của người, lại có cả đặc điểm răng của vượn”. (Trương Hữu Quýnh)
? Qua đoạn tư liệu trên, chúng ta có thể kết luận như thế nào?
Chuyển ý: Trải qua hàng triệu năm, người tối cổ dần tiến hoá thành người tinh khôn.
- Nước ta xưa kia là một vùng rừng núi rậm rạp, nhiều hang động, sông xuối, vùng ven biển dài, khí hậu hai mùa nóng lạnh rõ rệt.
=> Bời thuở ban đầu con người phụ thuộc vào tự nhiên, chỉ tìm thức ăn có sẵn trong tự nhiên, chưa tự làm ra được. Mà thực trạng cảnh quan đó cung cấp nơi ở và nguồn thức ăn dồi dào à tạo điều kiện cho muôn thú và cả con người sinh sống. 
- Thời gian: Cách đây 30- 40 vạn năm 
- Dấu tích và địa điểm được tìm thấy:
+ Răng: ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
+ Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng : ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai),
HS xác định, em khác nhận xét
Người tối cổ có mặt trên khắp nước ta
1. Học sinh đọc
 Người tối cổ sống trên đất nước ta không phải từ nơi khác đến mà là từ vượn chuyển hoá thành người
à Kết luận: Nước ta là một trong những quê hương của loài người.
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?
- Thời gian: Cách đây 40- 30 vạn năm 
- Dấu tích và địa điểm được tìm thấy:
+ Răng: ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn).
+ Công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè mỏng: ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai),
à Người tối cổ sống trên cả 3 miền đất nước.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc sống của người tinh khôn ở giai đoạn đầu
10’
Cho HS nghiên cứu sgk mục 2 (từ đầu đến Người tinh khôn)
? Quá trình Người tối cổ chuyển dần thành Người tinh khôn như thế nào?
GV: ghi luôn mốc thời gian Người tối cổ chuyển dần thành Người tinh khôn
Chiếu bản đồ hành chính Việt Nam đã có sẵn các địa điểm cũ và cho HS lên xác định các địa điểm Người tối cổ mở rộng địa bàn sinh sống.
 GV kích hoạt hiệu ứng các địa điểm trên bản đồ hành chính Việt Nam
Chiếu bản đồ hành chính Việt Nam đã có sẵn các địa điểm cũ cho HS lên xác định các địa điểm phát hiện dấu tích người tinh khôn.
Kích hoạt hiệu ứng các địa điểm trên máy chiếu.
?Em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người tinh khôn giai đoạn đầu so với người tối cổ?
Chiếu hình ảnh công cụ H19, 20.
? Em hãy so sánh 2 công cụ trên?
Gợi ý:
Về kĩ thuật chế tác
Về chất liệu
Hình thù
à kết luận công cụ nào tiến bộ hơn?
Công cụ cuả Người tinh khôn giai đoạn đầu chủ yếu làm bằng hòn cuội chứng tỏ ở giai đoạn đầu, người tinh khôn đã mở rộng địa bàn đến ven sông, ven suối.
Sơ kết mục 2: như vậy Người tinh khôn giai đoạn đầu so với Người tối cổ có niên đại gần chúng ta hơn, địa bàn sinh sống mở rộng hơn, công cụ tiến bộ hơn.
Chuyển ý: vậy ở giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
HS nghiên cứu sgk 
Hs: trả lời theo sgk
 1HS lên xác định, em khác nhận xét 
 1HS lên xác định, em khác nhận xét 
Dấu tích được tìm thấy ở: mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An.
- Địa bàn sinh sống ngày càng mở rộng.
 Giống: đều dùng kĩ thuật ghè đẽo.
- Khác:
Rìu đá núi Đọ 
Công cụ chặt ở Nậm Tun
- bằng đá
.- ghè đẽo nhiều chỗ.
- hình thù chưa rõ ràng.
- làm bằng hòn cuội.
- chỉ ghè đẽo ở lưỡi. 
- có hình thù rõ ràng.
à tiến bộ hơn.
2 .Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào ?
- Thời gian: khoảng 3-2 vạn năm người tối cổ dần dần trở thành người tinh khôn.
- Địa bàn sinh sống ngày càng mở rộng.
- Công cụ: cũng ghè đẽo thô sơ nhưng đã có hình thù rõ ràng.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu giai đoạn phát triển của người tinh khôn
13’
GV ghi sẵn 3 ý này trên bảng.
Thời gian:
Địa điểm: 
Công cụ:
? Người tinh khôn từ giai đoạn đầu chuyển sang giai đoạn phát triển vào khoảng thời gian nào?
Chiếu bản đồ hành chính Việt Nam
Cho HS xác định địa điểm phát hiện dấu tích người tinh khôn giai đoạn phát triển.
Kích hoạt hiệu ứng các địa điểm trên máy chiếu.
? Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú của Người tinh khôn giai đoạn phát triển so với giai đoạn đầu?
?Công cụ của Người tinh khôn giai đoạn phát triển so với giai đoạn đầucó gì mới?
Chiếu Hình 20,21, 22, 23.
?Kĩ thuật màiï tiến bộ hơn kĩ thuật ghè đẽo ở những điểm nào?
 Cho HS thảo luận nhóm 2’
Chiếu hình Người tinh khôn đang làm đồ gốm và lưỡi cuốc đá đã được phục chế.
?Việc xuất hiện đồ gốm, lưỡi cuốc đá có ý nghĩa gì?
Kết luận: Từ sự tiến bộ của công cụ lao động, cuộc sống của người tinh khôn giai đoạn này tốt hơn, , nơi ở của họ ổn định hơn.
Sơ kết bài học:
Kích hoạt hiệu ứng quá trình tiến hoá từ người tối cổ thành người tinh khôn.
Trên đất nước ta từ xa xưa đã có con người sinh sống. Quá trình tồn tại hàng chục vạn năm của người nguyên thuỷ đã đánh dấu buổi đầu của lịch sử nước ta.
Chiếu 2 câu thơ của Bác Hồ
?Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ ở cuối bài ?
Thời gian: cách đây 12000 - 4000 năm.
1 HS xác định, em khác nhận xét
- Địa điểm: ở Hoà Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn ), Quỳnh Văn ( Nghệ An ), Hạ Long
( Quảng Ninh ), Bàu Tró
 ( Quảng Bình ).
Mở rộng hơn rất nhiều
Công cụ: kĩ thuật màià tiến bộ hơn, xuất hiện đồ gốm, lưỡi cuốc đá.
Công cụ H.20 (kĩ thuật ghè đẽo )
Công cụ H.21, 22, 23 (kĩ thuật mài)
- khó chế tác theo ý muốn
- không sắc bén
- to, dầy, sần sùi.
- khó cầm nắm, khó sử dụng.
à thô sơ, năng suất lao động thấp
- dễ chế tác theo ý muốn
- sắc hơn
- vát mỏng.
- dễ cầm nắm, dễ sử dụng.
à tiến bộ hơn,năng suất lao động cao hơnà cuộc sống được nâng cao hơn.
Đồ gốm:
+ là 1 phát minh quan trọng:( phát hiện ra đất sétà nhào nặnà đem nung)
+ tăng nguồn nguyên liệu và đồ dùng cần thiết
+ chứng tỏ cuộc sống định cư lâu dài
- Lưỡi cuốc đá: chứng tỏ người tinh khôn giai đoạn phát triển đã biết trồng trọt 
2 ý: Người Việt Nam :
- phải biết lịch sử của Việt Nam để biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn và rút kinh nghiệm của quá khứ nhằm sống tốt trong hiện tại và hướng tới tương lai rực rỡ.
 - cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam để hiểu rõ nước mình là do chính tổ tiên mình xây dựng nên và chúng ta hoàn toàn tự hào rằng nước Việt Nam thân yêu của chúng ta là một trong những cái nôi của loài người.
3. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới ?
- Thời gian: cách đây 12000- 4000 năm.
- Địa điểm: (sgk)
- Công cụ: kĩ thuật màià tiến bộ hơn, xuất hiện đồ gốm, lưỡi cuốc đá.
3. Củng cố: 5’ Nếu còn thời gian GV cho học sinh lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm chính, công cụ.( nếu không đủ thời gian thì GV hướng dẫn HS về nhà làm)
Các giai đoạn
phát triển.
Thời gian sinh sống
Địa điểm chính
Công cụ
Người tối cổ
40 – 30 vạn năm
Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai
Đá ghè đẽo thô sơ, nhiều chỗ, chưa có hình thù rõ ràng
Người tin

File đính kèm:

  • docGIAO AN NOP.doc