Giáo án lịch sử 6

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1/ Về Kiến Thức

 - Học sinh cần hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học.

 - Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

 - Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.

 2/ Tư tưởng

 - Trên cơ sở những kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, lệch lạc trước đây là: Học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng.

 - Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn lịch sử.

 3/ Kĩ Năng

 - Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

 

doc140 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3015 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?
 - Dân số Âu Lạc lúc đó chỉ có khoảng 1 triệu người, đắp được 3 vòng thành Cổ Loa, đó là một kì công của người Việt Cổ.
 - Là 1 quân thành của Âu Lạc
 GV: Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành?
 Ở đây có lực lượng quân đội lớn.
 + Bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng: giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.
 GV: Căn cứ vào đâu chúng ta kết luận Cổ Loa là một thành quân sự ?
 + Ở phía Nam thành ( Cầu Vực) người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng.
 + Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa tập luyện vừa sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự.
 Lịng ghép mơi trường :
- Việc xây dựng thành cổ Loa người xưa đẫ biết vận dụng các điều kiện tự nhiên 
-Ý thức bảo vệ di tích 
 GV: Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
 Hai nhà nước này giống nhau về tổ chức nhà nước.
 + Vua có quyền quyết định tối cao.
 + Giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu và Lạc tướng.
 + Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu chiềng, chạ.
* Khác nhau.
 + Nước Văn Lang: kinh đô ở vùng trung du: Bạch Hạc, Phú Thọ.
 + Nước Âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng: Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
 + Âu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.
 + Vua An Dương Vương có quyền lực tập trung hơn vua Hùng.
Hoạt động 2 : Mức độ kiến thức cần đạt
- HS nắm được cuộc chiến đấu chống Triệu Đà của quân và dân Âu Lạc 
- HS hiểu được sự thất bại và sụp đổ của nhà nước Âu Lạc
 GV Yêu cầu HS đọc mục 5 trang 45 SGK, sau đó đặt câu hỏi.
 + Em biết gì về Triệu Đà?
 Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc ( Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc ngày nay).
 + Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà cắt đất 3 quận, lập thành nước Nam Việt và sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh vào đất Âu Lạc.
 GV: Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào?
 Sau nhiều lần tiến quân đánh Âu Lạc không thắng lợi. Triệu Đà đã dùng quỷ kế: vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
GV: Triệu Đà thất bại nhiều lần đã có âm mưu gì ?
 SGK
 GV: gọi 1 HS kể chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy
 + Năm 179 TCN, sau khi chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, các tướng giỏi của Av Dương Vương như Cao Lỗ, Nồi Hầu bỏ về quê, Triệu Đà đã đem quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương Không đề phòng ( Trọng Thủy ở trong thiết triều, biết rất rõ về kĩ thuật quân sự của Âu Lạc). Trọng Thủy đã báo với vua cha là Triệu Đà, bàn kế đánh nước ta.
 + Mặt khác, mất hết tướng giỏi An Dương Vương trở tay không kịp cho nên Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu (179 TCN) mở đầu thời kì hơn một ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc ta.
 GV: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
 Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm xương máu là đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác. Vua tin tưởng ở trung thần, vua phải dựa vào dân để đánh giặc bảo vệ đất nước
==> An Dương Vương vừa có công vừa có tội với lịch sử. Ông có công dựng nước, nhưng ông có tội là mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay Triệu Đà ( 179 TCN) mở đầu hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
 4/ Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
- Sau khi lên ngôi, An Dương Vương cho xây dựng ở đây một khu thành đất lớn, người sau gọi là Loa thành hay thành cổ Loa.
- Cấu trúc thành Cổ Loa
+ Có 3 vòng khép kín
+ Chu vi khoảng 16000 mét.
+ Chiều cao 5 – 10 m.
+ Mặt thành rộng trung bình 10 m.
+ Chân thành rộng từ 10 – 20 m.
+ Các thành đều có hào bao quanh rộng 10 – 20 m, các hào thông với nhau.
- Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của vua và các Lạc Hầu, Lạc tướng.
- Đó là công trình lao động qui mô nhất của Âu Lạc.
- Lực lượng quân sự lớn gồm bộ binh và thủy binh được trang bị vũ khí đầy đủ các loại, đặc biệt là nỏ.
5/ Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 181 – 180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc.
- Quân dân Âu Lạc đoàn kết dũng cảm chiến đấu với vũ khí tốt đã đánh bại được quân Triệu Đà giữ vững nền độc lập của đất nước.
- Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc bị thất bại nhanh chóng và rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
IV / CỦNG CỐ BÀI : ( TG) 4 Phút
 - Em hãy dùng bản đồ mô tả thành Cổ Loa.
 - Dựa vào truyền thuyết lịch sử của An Dương Vương, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
 - Giáo viên giải thích 4 câu ca dao đóng khung cuối bài.
 “ Ai về qua huyện Đông Anh,
 Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương.
 Cổ Loa thành ốc khác thường,
 Trải bao năm tháng dấu thành còn đây”
V/ DẶN DÒ HỌC SINH : ( TG) 1 Phút
 - Học theo câu hỏi cuối bài.
 - Các em hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và đánh giá ý nghĩa lịch sử của thành Cổ Loa ( chính trị, kinh tế, quân sự).
 - Xem bài 16 ở nhà trước
………………………………………………………………………………………
Tuần: 17	 Tiết: 17 Ngày soạn Ngày dạy 
BÀI 16 ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 	1/ Kiến thức
 - Học sinh củng cố những kiến thức về kịch sử dân tộc, từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
 2/ Tư tưởng
- Củng cố ý thức và tình cảm của HS đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc.
 	3/ Kĩ năng
 	Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một cách có hệ thống.
 II/ - THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Lược đồ đất nuớc ta thời nguyên thủy và thời Văn Lang, Âu Lạc.
- Một số tranh ảnh và công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn.
- Một số câu ca dao về phong tục, tập quán và nguồn gốc dân tộc.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1/ Ổn định lớp: ( TG) 1 Phút
 	2/ Kiểm tra bài củ: ( TG) 4 Phút
- Hãy trình bày việc xây thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng ?
- Hãy trình bày nhà nước Âu Lạc sụp đỗ trong hoàn cảnh nào ?
 	3/ Bài mới
 * Sau khi học hết phần chương I và II, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những phần kiến thức mà chúng ta đã học.
TG
Hoạt Động của GV và HS
Nội dung chính
10
10
10
5
 GV: Căn cứ vào những bài học, em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thủy trên đất nước ta.
 GV: dùng bản đồ hình 24 SGK phóng to treo trên bảng để HS có thể xác định vùng những người Việt cổ cư trú.
 + Người ta tìm thấy răng hoá thạch của người tối cổ ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên ( Lạng Sơn).
 + Núi Đọ ( Thanh Hoá), tìm thấy nhiều công cụ bằng đá của người nguyên thủy, cách đây khoảng 40 – 30 vạn năm.
 + Tìm thấy chiếc răng và mảnh xương trán của người tinh khôn ở hang Kéo Lèng ( Lạng Sơn).
 GV: Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
GV: Căn cứ vào đâu, em xác định những tư liệu này?
 Căn cứ vào những tư liệu của giới khảo cổ học Việt Nam.
 GV: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy Việt Nam như thế nào?
 GV: Hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy Việt Nam.
GV: Cách đây khoảng 4000 năm, người Việt cổ đã sinh sống trên đất nước Việt Nam, họ đã tạo nên những cơ sở vật chất và tinh thần đầu tiên cho buổi đầu dựng nước Văn Lang.
 + Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thường đi liền với nhau. Quá trình dựng nước Âu Lạc cũng là quá trình người Việt cổ phải tiến hành kháng chiến chống Tần, chống Triệu.
 GV: Gọi HS kể lại truyền thuyết “ Âu Cơ và Lạc Long Quân”.
 GV: Sau truyền thuyết “ Âu Cơ và Lạc Long Quân” em có suy nghĩ gì về cội nguồn dân tộc?
 Dân tộc ta có chung một cội nguồn thống nhất ( đồng bào).
 GV: Chúng ta vừa nghe truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, còn thực tế thì sao?
 GV: Gọi 1 HS kể về chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh ( nói lên chiến thắng lũ lụt của cha ông).
 GV: Cách đây khoảng 4000 năm, công cụ sản xuất của người cổ chủ yếu làm bằng gì?
 Kể lại chuyện Thánh Gióng ( chú ý chi tiết con ngựa sắt).
 GV: Những lý do gì đã dẫn tới sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
 GV: Dùng sơ đồ khu di chỉ Cổ Loa và bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN để nhắc lại cuộc kháng chiến chống Tần và chống Triệu.
 + Tuy cuộc kháng chiến chống Triệu đã thất bại, nước ta rơi vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh để giành lại độc lập
 GV: Những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu lạc là gì?
 * Trống đồng là hiện vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
 + Nhìn vào các hoa văn của trống đồng người ta có thể thấy những văn hoá vật chất và tinh thần của thời kì đó.
 + Trống đồng dùng trong lễ hội, cầu mưa thuận gió hoà.
 + Thành Cổ Loa: Là kinh đô của nước Âu Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, khi có chiến tranh thành Cổ Loa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
 + Bởi vì xung quanh 3 vùng thành 

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 6 ca nam.doc