Gíao án Lịch Sử 11 cơ bản_ GV. Trịnh Thị Thái

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868.

- Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản

2 Tư tưởng- nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ.

3. Kỹ năng - Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”. Rèn kỹ năng nhận xét đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

 1. GV- Lược đồ sự bành trướng của Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX,

 2.HS, đọc trước bài

III. PHƯƠNG PHÁP . Nhận xét đánh giá.

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1.Ôn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3 Giới thiệu bài mới -khái quát về chương trình lịch sử lớp 11

 + Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo . Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945.

 + Lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918.

Cuối thế kĩ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc.

 

doc54 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Gíao án Lịch Sử 11 cơ bản_ GV. Trịnh Thị Thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đi đến thắng lợi, dù trải qua những bước thăng trầm, những thất bại.
 - CNTB phát triển gắn liền với cuộc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh…
 - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu gây ra CTTG I.
 - Ngay từ đầu, nhân dân các nước bị xâm lược đã đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc và sau đó chống lực lượng phong kiến tay sai.
4- Củng cố: Hệ thống hóa những vấn đề đã học
 5. Dặn . Hãy nêu khái niệm cách mạng tư sản (về nguyên nhân, mục đích, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa).
-HS về nhà hoàn thành bài học, ôn tập nội dung bài học, chuẩn bị kt 1t.
V. RKN.
 KIỂM TRA VIẾT 
 Tiết 9
 Ngày soạn
 I/-Mục tiêu yêu cầu : 
 -Rèn cho học sinh kỹ năng làm bài viết 1 tiết. 
 -Học sinh, học và nắm được những kiến thức của chương trình lịch sử thế giới cận đại giai đoạn tiếp theo
 -Rèn luyện kỹ năng phân tích những sự kiện lịch sử 
 -Trình bày những nhận thức của mình qua chương trình đã học. 
 II/ Chuẩn bị 
GV ra đề và đáp án chấm
Hs. ôn tập và chuẩn bị giấy
 III/-Phương pháp : viết bài Tự luận 
 IV/-Tiến trình :
 1, Ổn định : 
 2, Đề bài
 Câu 1: (6,0 điểm) Háy kể tên các cuộc Cách mạng Tư sản diễn ra từ thế kỉ XVI-XIX mà em đã học ? Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản đó .
 Câu 2. (4,0 điểm ) Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả gì cho nhân loại? 
 Tính chất của cuộc chiến tranh ?Tại sao gọi cuộc chiến tranh đế quốc( 1914-1918) 
 là chiến tranh thế giới .
 Ma trận đề
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ
điểm
 thấp
 cao
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 
 các cuộc Cách mạng Tư sản diễn ra từ thế kỉ XVI-XIX
 Nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, kết quả,
Đánh giá ý nghĩa và hạn chế của CMTS
6,0
Chiến tranh TG thứ nhất
(1914-1918)
Hậu quả
Tính chất 
- giải thích 
4,0
Câu/
 Nội dung
Điểm
1a
- CMTS: Hà lan, Anh, Pháp .chiến tranh giành độc lập Bắc Mĩ, nội chiến Mĩ, thống nhất Đức Italia, cải cách Minh Trị
2.0
1b
- Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc
- Nguyên nhân trực tiếp: dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản... (Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước) VD... 
- Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (điển hình là cách mạng tư sản Pháp).
- Lãnh đạo cách mạng: Chủ yếu là tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa. VD...0,5
- Hình thức: diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước,...).
- Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
-	Hạn chế:
+ Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng...
+ Hạn chế riêng: tùy vào mỗi cuộc cách mạng. Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tình triệt để nhưng vẫn còn hạn chế).
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5
1,0
2
-Gây ra hậu quả nghiêm trọng : 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương
 -Có tính chất phi nghĩa, xâm lược đối với cả hai phe tham chiến 
-Chiến tranh đế quốc lúc đầu diễn ra 5 nước ở châu Âu, sau lan ra 38 nước nhưng đã lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa của 2 bên tham chiến vào cuộc chiến tranh này 
1,0
1,0
2,0
 - Nhận xét đề và đáp án 
 - Đánh giá bài làm của HS
 RKN: 
 PHẦN II : LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945)
Chương I
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)
Tiết 10
Ngày soạn 
Bài 9
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức. Hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng ,những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917.
- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga.
- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
	1. GV	- Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga.
	2. HS.- Tìm hiểu về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin.
III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích,nhận định ,đánh giá , so sánh 
 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Vào bài mới 
Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại có tác đông và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, , đó là Cách mạng tháng Mười Nga. 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HĐ 1: Cả lớp và cá nhân 15’
GV giới thiệu cho HS thấy được vị trí của đế quốc Nga, một đế quốc rộng lớn nằm trên hai châu lục Âu và Á. (chiếm 1/6 diện tích đất đai TG)
Yêu cầu HS đọc SGK để nắm được những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được:
 +Sự suy sụp về kinh tế.
 +Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị.
 +Những mâu thuẫn xã hội ở Nga trước cách mạng.
GV hướng dẫn HS khai thác Hình 23_SGK (tr.49) được coi là một nguồn cung cấp thông tin về tình hình binh lính Nga trên chiến trường.
?-Em có nhận xét gì về tình cảnh người nông dân, công nhân Nga trước cách mạng?
Hs trả lời
GV dẫn dắt việc Nga tham chiến và liên tiếp bị thất bại, cảnh chết chóc trên chiến trường như giọt nước cuối cùng làm tràn li, đưa nước Nga tiến sát tới một cuộc CM.
HĐ 2: Cả lớp10’
GV cần làm rõ bước chuyển biến từ Cách mạng tháng Hai sang Cách mạng tháng Mười.
Yêu cầu HS theo dõi SGK để hiểu được tại sao nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng. Và diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười.
?-Tóm tắt diễn biến cuộc cách mạng về nguyên nhân bùng nổ, hình thức, lực lượng tham gia và kết quả cách mạng.
Hs trả lời
GV chốt ý.
Chuyển ý: Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được những nhiệm vụ gì?
Hs trả lời
?-Trong bối cảnh đó, Lênin và Đảng Bônsêvích đã giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại như thế nào?
Hs trả lời
Yêu cầu HS đọc SGK để nắm được diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga.
GV hướng dẫn HS khai thác đoạn chữ nhỏ (SGK_tr.50) về quá trình chuyển biến từ đấu tranh hòa bình, đến đấu tranh vũ trang, tiến tới khởi nghĩa vũ trang, giành chính quyền của Đảng Bônsêvích.
?-Em hãy cho biết tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
GV hình thành khái niệm “Cách mạng XHCN”.
HĐ 3: Cả lớp và cá nhân 10’
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 
Hs trả lời
I. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
 - Chính trị: Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga hoàng và những tàn tích phong kiến nặng nề. Năm 1914, nước Nga tham gia CTTG I càng bộc lộ sự lạc hậu, yếu kém của đất nước. Nước Nga còn là “nhà tù” của các dân tộc, với hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga đặt dưới sự thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng.
 - Kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nông nghiệp đình đốn.
 - Xã hội: Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ → Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
 - Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng phát triển.
 2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười
 a. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917
 - 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân 
Pê-tơ-rô-gơ-rát.
 - Phong trào chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
 - Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích.
 - Lực lượng: công nhân, nông dân, binh lính lật đổ chế độ Nga hoàng.
 - Kết quả:
 + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
 + Xô viết là đại biểu công nhân, nông dân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).
 + Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nga trở thành nước Cộng hòa.
 - Tính chất: Cách mạng tháng Hai ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
 b. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
 - Sau cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết.
→ Cục diện không thể kéo dài.
 - Trước tình hình đó, Lê-nin đã đề ra Luận cương tháng Tư xác định đường lối của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng DCTS sang cách mạng XHCN lật đổ Chính Phủ tư sản lâm thời.
 - 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
 - Đêm 24-10-1917, khởi nghĩa bùng nổ. Đêm 25-10, tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.® Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
 - Đầu năm 1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp cả nước.
 - Tính chất: Cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng XHCN.
III. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga
 - Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga – nhân dân lao động, các dân tộc trong đế quốc được giải phóng, làm chủ đất nước,làm chủ vận mệnh của mình.
 - Thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
 - 4. Củng cố: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Tại sao năm 1917 nước nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
5- Dặn dò: Học bài, chuẩn bị trước bài mới, sưu tầm những tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941)
 V. RKN. 
 Tiết 11 Bài 10
 Ngày soạn 
 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức ; tác dụng c/s kinh tế mới , TT Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 
 2. Tư tưởng; tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại

File đính kèm:

  • docgiao an su 11.doc