Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1885 đến trước 1873) (Tiết 1) - Phạm Thị Xâm

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

- Nêu được tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp xâm lược.

- Trình bày được quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858 – 1873, lí giải tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên.

- Trình bày về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 – 1873.

- Nhận xét thái độ của triều đình phong kiến nhà Nguyễn và của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.

2. Tư tưởng

Sau khi học xong bài này HS nhận thức được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã có từ lâu.

- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.

- Hình thành tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, lòng biết ơn đối với những vị anh hùng đã hy sinh vì đất nước.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 37738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1885 đến trước 1873) (Tiết 1) - Phạm Thị Xâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dân, âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp đã có từ lâu.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Hình thành tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, lòng biết ơn đối với những vị anh hùng đã hy sinh vì đất nước.
3. Kỹ năng
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC
-SGK lịch sử 11 ban cơ bản và các tài liệu tham khảo khác có liên quan.
-Lược đồ Pháp xâm lược VN từ năm 1858 đến 1873...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại?
Dẫn dắt vào bài mới
Phần trước các em đã tìm hiểu lịch sử Thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu lịch sử VN: Phần III: Lịch sử VN (1858 – 1918).
 Sự kiện Pháp xâm lược nước ta và sau đó biến nước ta thành thuộc địa của chúng là một nỗi đau thương lớn trong lịch sử dân tộc ta. Để thấy được sự xâm lược của thực dân Pháp cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước 1873, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài đầu tiên của chương I: Bài 19: Nhân dân VN kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873).
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản 
HS cần nắm được
* Hoạt động 1: Cả lớp+cá nhân
- GV phát vấn: Tình hình của Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào?
- HS theo dõi SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời:
+ Kinh tế: 
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng” của Nhà nước.
+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: Nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ.
GV bổ sung: Nguyên nhân vì sao nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa:
- Trong giáo lý của đạo Thiên Chúa có nhiều điểm trái ngược với truyền thống văn hóa của dân tộc ta như không chấp nhận thờ tổ tiên.
 Những người phương Tây đầu tiên đến Việt Nam là các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Lúc đầu đơn giản chỉ là buôn bán và truyền đạo nhưng đến tk XVII, các giáo sĩ Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo kết hợp với việc dò xét tình hình, vẽ bản đồ, vạch kế hoạch để mưu đồ xâm lược VN => Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa (Xuất phát từ tư tưởng bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia hoàn toàn đúng đắn, nhưng trong biện pháp tiến hành thì lại không phù hợp, bất cập với tình hình lúc bấy giờ => Pháp có cái cớ để nhanh chóng nổ súng xâm lược nước ta sau này).
- GV dẫn dắt trong khi chế độ phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng, nền kinh tế sa sút, quân đội lạc hậu, yếu kém thì chủ nghĩa tư bản Âu – Mĩ đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam và Đông Nam Á là khu vực quan trọng, giàu tài nguyên. Chế độ phong kiến đang khủng hoảng, vì vậy tất yếu Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây và trong đó Pháp là tên thực dân đã có dã tâm xâm lược Việt Nam từ lâu. 
-GV yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà đọc thêm phần 2 để hiểu rõ thêm về âm mưu xâm lược VN của thực dân Pháp đã có từ lâu:
- Từ thế kỉ XVI các nước tư bản phương Tây và Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam bằng con đường buôn bán và truyền đạo.
- Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền bá đạo Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam.
- khi phong trào Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu thế lực nước ngoài để khôi phục lại quyền lực. Bá Đa Lộc đã làm môi giới giúp tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Véc-xai, gạt bỏ ảnh hưởng của Anh.
- Năm 1857 Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam –> Việt Nam đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược. 
* Hoạt động 2: Cả lớp+cá nhân
- GV dẫn dắt: Sau khi chiếm xong Singapo và Hương Cảng (Trung Quốc), thực dân Anh cũng ngấp nghé chuẩn bị xâm lược châu Á => Thực dân Pháp càng ráo riết nhanh chóng thực hiện việc tiến hành đánh VN.
 Sau nhiều lần khiêu khích, chiều 31/8/1858, Liên quân Pháp – TBN với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan bố trí trên 14 chiến thuyền kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Lấy cớ triều đình Nguyễn cấm đạo, tờ mờ sáng 1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư đòi trấn thủ thành Đà Nẵng là Nguyễn Hoàng phải trả lời trong 2 giờ đồng hồ, nhưng không chờ hết thời gian trả lời chúng đã cho tàu chiến bắn đại bác tấn công chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- GV sử dụng lược đồ giới thiệu vị trí của Đà Nẵng và nêu câu hỏi : âm mưu của Pháp trong việc tấn công Đà Nẵng (tại sao Pháp lại chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên) ?
- HS quan sát lược đồ, suy nghĩ kết hợp với theo dõi SGK để trả lời
-GV nhận xét, chốt lại ý: + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. 
-GV: Trước sự tấn công của quân Pháp, quân dân ta chiến đấu như thế nào? kết quả?
- HS theo dõi SGK trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung đồng thời hướng học sinh chú ý đến thái độ của triều đình nhà Nguyễn lúc đầu có tích cực cùng nhân dân kháng chiến chống Pháp.
- Trước cuộc tấn công của quân Pháp, triều đình nhanh chóng cử Nguyễn Tri Phương ra chỉ huy kháng chiến, ông cho xây dựng phòng tuyến liên trì dài 3Km để chặn giặc ngay tại cửa biển.
 Còn nhân dân với tình thần chống giặc cứu nước trước lúc đất nước bị ngoại xâm không cần lời kêu gọi của triều đình đã tự đứng lên kháng chiến (tiêu biểu là phan Văn Nghị), dùng sọt tre, thùng gỗ đựng đầy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiến của địch.
 Quân dân kiên cường chống trả quyết liệt, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, tản cư vào rừng để khỏi bị bắt đi lính, nộp lương thực, đẩy lùi các đợt tấn công của địch. Buộc Pháp phải cầm chân tại Đà Nẵng suốt 5 tháng (8/1858 – 2/1859). Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị thất bại.
=> Như vậy, với sự thất thủ của Pháp tại Đà Nẵng cho thấy được ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của quân dân khi có giặc ngoại xâm, đồng thời cũng cho thấy sự liên kết quân dân trong buổi đầu chống Pháp. 
* Hoạt động 3: cá nhân
-Gv dẫn dắt: thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng buộc Pháp phải thay đổi kế hoạch. Tháng 2/1859 quay mũi tấn công vào Gia Định để thực hiện âm mưu mới “chinh phục từng gói nhỏ”.
- GV phát vấn: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì?
- HS suy nghĩ kết hợp với theo dõi SGK để trả lời
- GV nhận xét, chốt lại ý: + Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh song Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực Mê Kông.
- GV bổ sung: Người Pháp nhận xét: “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn – xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
-GV nêu câu hỏi: quân đội triều đình và nhân dân ta chống trả ra sao?
- HS suy nghĩ kết hợp với theo dõi SGK để trả lời: 
-Gv tiếp tục dẫn dắt: Sang đầu năm 1860 quân Pháp sa lầy ở các chiến trường Trung Quốc và Italy nên không thể tiếp viện cho chiến trường Việt Nam. Vì vậy quân Pháp ở Gia Định gặp nhiều khó khăn, lực lượng rất mỏng có khoảng 1000 tên, lại phải trải ra trên một tuyến dài 10km. Trong khi đó từ tháng 3/1860 Nguyễn Tri Phương được cử ra làm chỉ huy mặt trận Gia Định, ông huy động quân dân xây dựng một phòng tuyến kiên cố bao gồm một hệ thống đồn luỹ dài 16km ở phía Tây thành Gia Định. Hệ thống này lấy đại đồn Chí Hoà làm trung tâm. Với 12.000 quân và 150 khẩu đại bạc, nhưng không chủ động tấn công giặc mà nằm im chờ giặc tới.
-GV nêu câu hỏi: em có nhận xét gì về chiến thuật “cố thủ” của triều đình nhà Nguyễn trong việc kháng chiến chống Pháp?
- HS suy nghĩ trả lời
-GV nhận xét, chốt ý: quân triều đình chỉ lo phòng thủ mà không có kế hoạch tấn công địch làm cho quân dân ta bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Trong khi Pháp đang bị sa lầy ở cả 2 nơi Đà Nẵng và Gia Định thì trong triều đình nhà Nguyễn bắt đầu có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán.
I. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng”
+ Quân sự lạc hậu, đối ngoại sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.(đọc thêm)
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Ngày 1/9/1858 Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam
- Quân dân anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn.
- Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
Kháng chiến ở Gia Định
- Tháng 2/1859 Pháp đánh vào Gia Định, đến ngày 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định
- Nhân dân chủ động kháng chiến ngay từ đầu: chặn đánh quấy rối và tiêu diệt địch.
- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn –> dừng các cuộc tấn công, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
- Triều đình không tranh thủ tấn công mà cử

File đính kèm:

  • docxbai 19 tiet 1 ls 11.docx