Giáo án hướng nghiệp 12 - Tiết 46, 47, 48

A/ MỤC TIÊU:

1Kiến thức:

-Cách may viền chân cổ, lá cổ với chân cổ và tra cổ vào thân.

 Kỹ năng:

- May viền chân cổ, lá cổ với chân cổ và tra cổ vào thân đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật.

 3.Thái độ:

-Rèn luyện tính cần cù, chịu khó, tác phong lao động kỹ thuật.

B/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

-Nghiên cứu nội dung bài :Thực hành may cổ áo

-Tranh phương pháp may cổ áo .

-Vật mẫu: Mẫu vải các chi tiết cấu tạo cổ áo

-Thước dẹt, phấn may, kéo, chỉ

-Máy may

2. Chuẩn bị của học sinh:

-Nghiên cứu nội dung bài thực hành may cổ áo.

-Vở, bút, vải, kim, chỉ.

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1817 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hướng nghiệp 12 - Tiết 46, 47, 48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 may viền chân cổ, lá cổ với chân cổ và tra cổ vào thân.
	Kỹ năng:
- May viền chân cổ, lá cổ với chân cổ và tra cổ vào thân đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật.
	3.Thái độ:
-Rèn luyện tính cần cù, chịu khó, tác phong lao động kỹ thuật.
B/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-Nghiên cứu nội dung bài :Thực hành may cổ áo
-Tranh phương pháp may cổ áo .
-Vật mẫu: Mẫu vải các chi tiết cấu tạo cổ áo
-Thước dẹt, phấn may, kéo, chỉ
-Máy may
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Nghiên cứu nội dung bài thực hành may cổ áo.
-Vở, bút, vải, kim, chỉ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TIẾT 1
Nội dung dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Ổn định lớp : (2 phút)
*Giới thiệu bài mới :( 2 phút)
A.Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung thực hành may cổ áo (25phút)
 I.Chuẩn bị
 1.Dụng cụ : Thước, phấn, kéo, mẫu đậu (chân cổ và lá cổ), bàn là
 2.Thiết bị : Máy may
 3.Vật liệu: Các chi tiết cổ áo cắt trên vải, mex, chỉ may.
 II.Nội dung thực hành
 1.Bài tập thực hành
May hoàn chỉnh một cổ đứng có chân theo mẫu cho trước. 2.Trình tự thực hành
 *Bước 1: May viền chân cổ
-May can lớp lót chân cổ.
-May gấp mép chân cổ
 *Bước 2:May lá cổ với chân cổ. 
-Xén sửa chân cổ lớp trong và lá cổ .
-Bấm dấu các điểm giữa và điểm cặp lá cổ
-Xếp vải chân cổ lớp trong, lá cổ, chân cổ lớp ngoài
-May lá cổ với chân cổ
-Lộn chân cổ ra mặt phải, cạo(là)
-Kiểm tra chân cổ
*Bước 3: Tra cổ vào thân áo
-May hai đường vai con thân áo
-Bấm dấu và sang dấu các điểm trùng nhau của vòng cổ thân áo, nẹp áo và chân cổ.
-Xếp vải chân cổ lớp trong, thân áo.
-May tra chân cổ với vòng cổ thân áo.
-Lật chân cổ, cạo (là) đường may
-May chân cổ ngoài với thân áo
B.Hoạt động 2: Thực hành may cổ áo(55 phút) 
*Bước 1: May viền chân cổ
-Kiểm tra sỉ số
-Sử dụng mẫu cổ áo hướng dẫn HS nêu mục tiêu của bài
-Nhận xét, nêu mục tiêu
-Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS
-Nêu bài tập thực hành
-Yêu cầu HS nêu bước may viền chân cổ 
-Hướng dẫn cách may viền chân cổ đúng yêu cầu kỹ thuật.
-Cho HS quan sát chân cổ đã may viền để HS nắm vững hơn.
-Yêu cầu HS nêu phương pháp may lá cổ với chân cổ.
-Nhận xét, hướng dẫn và làm mẫu từng bước may phần lá cổ với chân cổ
-Nêu yêu cầu kỹ thuật may lộn phần lá cổ.
-Hướng dẫn HS cách bấm dấu điểm giữa, cách kiểm tra chân cổ 
-Hướng dẫn HS cách may hai đường vai con và thân áo để đầu và cuối đường may bằng nhau.Giải thích cho HS hiểu nếu không bằng nhau thì sẻ như thế nào.
-Gọi HS nêu cách bấm dấu các điểm trùng nhau của vòng cổ thân áo, nẹp cổ và chân cổ.
-Nhận xét, làm mẫu kết hợp hướng dẫn cách bấm.
-Cho HS quan sát chân cổ đã tra vào thân áo và yêu cầu HS nêu cách may
-Nhận xét, làm mẫu
-Phân công máy cho HS
-Theo dõi, chỉnh sửa cho HS từng thao tác
-Làm mẫu lại cho những HS làm chưa đúng
-Nhắc HS gấp mép chân cổ phải đúng theo yêu cầu.
-Lớp trưởng báo cáo sỉ số
-Quan sát, nêu mục tiêu
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Nêu bước may viền chân cổ
-Lắng nghe
-Quan sát
-Trả lời
-Lắng nghe, quan sát
-Lắng nghe
-Theo dõi
-Trả lời
-Quan sát
-Quan sát, trả lời
-Chuẩn bị máy để may
-Thực hành
-Quan sát GV làm mẫu
-Lắng nghe
TIẾT 2
*Bước 2: May lá cổ với chân cổ. 
*Bước 3: Tra cổ vào thân áo
C.Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá: ( 6 phút)
*Tổng kết và đánh giá
 1.Chuẩn bị
 2.thực hiện theo quy trình và thao tác kỹ thuật
 3.Sản phẩm thực hành
 4.Thời gian thực hiện
 5.Thái độ thực hành
*Dặn dò:
-Kiểm tra xem HS thực hành từng công đoạn có đúng không.
-Nhắc lại cách xếp vải chân cổ và cách may lá cổ với chân cổ.
-Quan sát, chỉnh sửa thao tác cho HS trong khi may
-Làm mẫu và hướng dẫn lại những phần HS chưa làm được.
-Nêu những hiện tượng thường gặp khi tra cổ vào thân áo để khắc phục khi may.
-Nhắc HS khi thực hành xong một công đoạn nên kiểm tra lại xem đã đúng chưa, rồi mới thực hiện tiếp công đoạn tiếp theo. Tránh làm xong sản phẩm rồi mới sửa.
-Cho HS tự đánh giá bài thực hành của mình dựa vào các gợi ý đánh giá ở cuối bài, sau đó cho HS đánh giá lẫn nhau.
-Chọn một vài sản phẩm may đúng, hướng dẫn lại cách may và yêu cầu kỹ thuật để HS nắm vững hơn
-Nhắc HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp học
-Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài học sau
-Thực hành
-Lắng nghe
-Thực hành
-Quan sát
-Lắng nghe
-Lắng nghe,kiểm tra, sửa những phần chưa đúng
-Tự đánh giá sau đó đánh giá lẫn nhau
-Quan sát, lắng nghe
-Thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp học
-Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho bài học sau
 Ngày tháng năm 
Tổ trưởng
TIẾT: 48	Ngày soạn :
Ngày dạy :
THỰC HÀNH: CẮT MAY SƠ MI TRÊN VẢI
THỰC HÀNH: CHỌN VẬT LIỆU, LẤY SỐ ĐO, TÍNH VẢI VÀ TÍNH KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ
A/ MỤC TIÊU:
1Kiến thức:
-Chọn vật liệu, lấy được các số đo, tính lượng vải cần thiết và tính các kích thước thiết kế một kiểu sơ mi nữ.
	2.Kỹ năng:
- Vận dụng vào được kiểu áo tương tự.
	3.Thái độ:
-Tích cực tìm hiểu về kiểu áo chuẩn bị thiết kế.
B/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-Xem lại các bài liên quan ở chương II, cắt may sơ mi nữ, nam, thực hành cắt may sơ mi trên vải.
-Sách dạy cắt may sơ mi thời trang.
-Tham khảo các tài liệu cắt may thời trang, quan sát thời trang ở địa phương.
-Mẫu vải, cúc, mex, dây chun, hoa, hạt cườm. 
-Thước dẹt, phấn may, kéo, chỉ
2. Chuẩn bị của học sinh:
-Nghiên cứu nội dung bài thực hành cắt may sơ mi trên vải.
-Vở, bút, vải, kim, chỉ, cúc, hạt cườm, mex….
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Giới thiệu bài mới : (3 phút)
A.Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành (20 phút)
 I.Chuẩn bị :
-Thước dây
-Bút, giấy, viết.
-Mẫu một số loại vải và phụ liệu để may sơ mi
 II.Nội dung thực hành
 1.Chọn vật liệu may sơ mi
*Bước 1 : Chọn vải
-Chất liệu vải may sơ mi
-Vải dệt thoi
-Màu sắc, hoa văn
*Bước 2 : Chọn phụ liệu
-Vật liệu liên kết (chỉ, khuy cài)
-Vật liệu dựng ( mex vải, mex giấy)
-Vật liệu trang trí
 2.Lấy số đo
*Bước 1 : Chuẩn bị đo
-Chọn kiểu áo
-Vẽ kiểu và ghi chú về kiểu áo
-Quan sát hình dáng cơ thể
-Ghi chú những đặc điểm cần lưu ý
*Bước 2 : Đo
-Đo thứ tự các số đo cần thiết
-Ghi các số đo
 3.Tính vải
*Bước 1 : Tính vải
-Tính vải với các loại khổ vải
-Ghi số lượng vải tính được
*Bước 2 : Kiểm tra kích thước của vải
-Đo chiều dài vải, khổ vải
- Quan sát hoa văn, ô kẻ của vải
-Đối chiếu số lượng tính được của khổ vải tương ứng
 4.Tính các kích thước thiết kế
*Bước 1 : Xác định các đường thiết kế cần thiết của các chi tiết
*Bước 2 : Xây dựng các công thức thiết kế
*Bước 3 : Tính các kích thước thiết kế
-Thay số đo vào công thức
-Tính các kích thước
B.Hoạt động 2 : Thực hành chọn vật liệu, đo, tính vải và tính kích thước thiết kế (16 phút)
 1.Chọn vật liệu may sơ mi
 2.Lấy số đo
C.Hoạt động 3: Tổng kết và đánh giá: ( 6 phút)
*Tổng kết và đánh giá
 1.Chuẩn bị
 2.thực hiện theo quy trình và thao tác kỹ thuật
 3.Sản phẩm thực hành
 4.Thời gian thực hiện
 5.Thái độ thực hành
*Dặn dò:
-Gợi ý cho HS nêu trình tự cắt may sơ mi trên vải
-Đặt câu hỏi : có thể thực hiện như trình tự đã nêu không ? có khó khăn gì ?
-Hướng dẫn HS xem sơ đồ và giải thích về trình tự cắt may
-Nêu mục tiêu của bài
-Nêu câu hỏi : Đối với bài thực hành này chúng ta cần những dụng cụ và vật liệu gì ?
-Nhận xét, nêu dụng cụ, vật liệu
-Nêu câu hỏi : để may sơ mi cần những chất liệu nào
-Nhận xét, đưa ra một số loại vải thường sử dụng may sơ mi
-Hướng dẫn HS nhận biết vải dệt thoi, vải dệt kim.
-Nêu câu hỏi : hãy cho biết cách chọn màu sắc, hoa văn cho áo sơ mi .
-Hướng dẫn kết hợp làm mẫu cách chọn một số màu sắc, hoa văn
-Đưa ra một số phụ liệu thường sử dụng may sơ mi, hướng dẫn HS cách nhận biết và sử dụng.
-Làm mẫu một số phụ liệu để HS thấy rõ sự phù hợp giữa chất liệu mầu sắc của vải với các phụ liệu
-Hướng dẫn HS lựa chọn kiểu mẫu phù hợp với chất liệu vải, vóc dáng cơ thể, khả năng thực hành của bản thân.
-Gọi HS nhắc lại cách đo một vài số đo
-Hướng dẫn HS lấy những số đo cần thiết để thiết kế kiểu áo đã chọn
-Yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính vải
-Hướng dẫn, làm mẫu cách tính
-Hướng dẫn kết hợp làm mẫu cách kiểm tra vải để tính số lượng vải
-Hướng dẫn HS cách quan sát các yếu tố hoa văn hoặc ô kẻ. 
-Hướng dẫn HS nghiên cứu mục ‘ ‘ Tính kích thước thiết kế’’
-Hướng dẫn HS xác định các đường thiết kế của mỗi chi tiết
-Hướng dẫn HS xây dựng các công thức thiết kế cho kiểu áo tự chọn bằng cách vận dụng các kiến thức đã học trong bài sơ mi nữ cơ bản, sơ mi nữ thời trang hoặc trong sách dạy cắt may để chọn công thức phù hợp kiểu áo và đặc điểm cơ thể.
-Xây dựng một số công thức mẫu
-Gọi HS nhắc lại cách tính các kích thước thiết kế
-Tính mẫu
-Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ, vật liệu của HS
-Phân chia nhóm, hướng dẫn HS thực hành theo nhóm, trao đổi các vật mẫu để nhận biết mặt vải, chất liệu vải và các phụ liệu thường sử dụng để may sơ mi
-Quan sát các nhóm thực hành
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thực hành
-Chỉnh sửa, bổ sung cách chọn.
-Kiểm tra cách chọn kiểu mẫu, ghi chép và hình vẽ
-Điều chỉnh kiểu mẫu cho những HS lựa chọn chưa đúng yêu cầu. Như kiểu có thiết kế phức tạp, không đủ thời gian để thực hiện hoặc kiểu khó so với khả năng của HS
-Chỉnh sửa cho HS hình vẽ hoặc cách ghi
-Quan sát HS đo để bổ sung hoặc điều chỉnh cho HS cách ghi chú những đặc điểm cần lưu ý về hình dáng cơ thể và điều chỉnh thao tác đo của HS
-Nhận xét về quá trình và kết quả thực hành của các nhóm
-Hướng dẫn HS tự đánh giá và trao đổi theo cặp, đánh giá từng nội dung thực hành.
-Xem lại cách tính vải và cách tính kích thước thiết kế.
-Nêu trình tự cắt may sơ mi trên vải
-Trả lời
-Quan sát, lắng nghe
-Trả lời
-Lắng nghe
-Trả lời
-Quan sát, lắng nghe
-Trả lời
-Quan sát, lắng nghe
-Quan sát
-Quan sát
-Lắng nghe
-Trả lời
-Theo dõi
-Trả lời
-Quan sát
-Quan sát
-Theo dõi
-Nghiên cứu
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Quan sát
-Nhắc lại cách tính
-Quan sát
-Thực hành theo nhóm, trao đổi các vật mẫu
-Các nhóm trình bày, lớp nhận xét
-Theo dõi
-Theo dõi
-Lắng nghe
-Lắng nghe
-Tự đánh 

File đính kèm:

  • docTiết 46-48.doc
Giáo án liên quan