Giáo án hướng nghiệp 12 - Tiết 21
* MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Nêu được phương pháp đo sơ mi nữ, nam.
2.Kỹ năng:
-Giải thích được cách tính vải sơ mi nữ nam.
3.Thái độ
-Có ý thức tìm hiểu cách đo và cách tính vải sơ mi nữ nam.
I.Đo sơ mi nữ, nam
1.Những điều cần biết trước và trong khi đo.
a.Trước khi đo :
-Chuẩn bị dụng cụ đo :Thước dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dây buộc (để xác định vị trí eo, ngực), giấy bút (để ghi chép kết quả và đặc điểm cơ thể, kiểu mẫu), kéo và ghim cài (để lấy mẫu vải của người được đo).
-Quan sát hình dáng đặc điểm cơ thể, có nhận xét cụ thể về từng dạng cơ thể (gầy, béo, trung bình, gù, ưỡn), tâm lý lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của người được đo.
-Hỏi ý kiến người được đo về kiểu mẫu, sở thích, thị hiếu may mặc, tham khảo quần áo đang mặc trên người và các yêu cầu cụ thể từ đó lấy được số đo chính xác.
-Xác định điểm đo và vị trí đo chuẩn trên cơ thể, điểm xuất phát và kết thúc của mỗi số đo phải dễ xác định và rõ ràng.
b.Trong khi đo
-Tư thế đo ảnh hưởng tới kết quả đo, do vậy trong khi đo người được đo phải đứng ở tư thế tự nhiên, hít thở bình thường, lưng thẳng, tay thả buông xuôi tự nhiên, mắt nhìn thẳng mặt hướng về phía trước.
-chỉnh sửa lại quần áo, bỏ các vật dụng làm cộm túi
-Khi đo các số đo cần kiểm tra hai lần để đảm bảo độ chính xác.Thước dây đặt vừa sát với cơ thể, êm phẳng không lỏng, không căng, xoắn thước.Thước đặt đúng điểm đo và vị trí cần đo.
-Tác phong của người đo nghiêm túc, thái độ lịch sự, niềm nở trong giao tiếp với người được đo, nhiệt tình giới thiệu và tư vấn lựa chọn chất liệu vải, kiểu mẫu phù hợp.
Chương II : CẮT MAY SƠ MI NỮ, NAM TIẾT : 21 ĐO VÀ TÍNH VẢI SƠ MI NỮ, NAM * MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Nêu được phương pháp đo sơ mi nữ, nam. 2.Kỹ năng: -Giải thích được cách tính vải sơ mi nữ nam. 3.Thái độ -Có ý thức tìm hiểu cách đo và cách tính vải sơ mi nữ nam. I.Đo sơ mi nữ, nam 1.Những điều cần biết trước và trong khi đo. a.Trước khi đo : -Chuẩn bị dụng cụ đo :Thước dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, dây buộc (để xác định vị trí eo, ngực), giấy bút (để ghi chép kết quả và đặc điểm cơ thể, kiểu mẫu), kéo và ghim cài (để lấy mẫu vải của người được đo). -Quan sát hình dáng đặc điểm cơ thể, có nhận xét cụ thể về từng dạng cơ thể (gầy, béo, trung bình, gù, ưỡn), tâm lý lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của người được đo. -Hỏi ý kiến người được đo về kiểu mẫu, sở thích, thị hiếu may mặc, tham khảo quần áo đang mặc trên người và các yêu cầu cụ thể từ đó lấy được số đo chính xác. -Xác định điểm đo và vị trí đo chuẩn trên cơ thể, điểm xuất phát và kết thúc của mỗi số đo phải dễ xác định và rõ ràng. b.Trong khi đo -Tư thế đo ảnh hưởng tới kết quả đo, do vậy trong khi đo người được đo phải đứng ở tư thế tự nhiên, hít thở bình thường, lưng thẳng, tay thả buông xuôi tự nhiên, mắt nhìn thẳng mặt hướng về phía trước. -chỉnh sửa lại quần áo, bỏ các vật dụng làm cộm túi -Khi đo các số đo cần kiểm tra hai lần để đảm bảo độ chính xác.Thước dây đặt vừa sát với cơ thể, êm phẳng không lỏng, không căng, xoắn thước.Thước đặt đúng điểm đo và vị trí cần đo. -Tác phong của người đo nghiêm túc, thái độ lịch sự, niềm nở trong giao tiếp với người được đo, nhiệt tình giới thiệu và tư vấn lựa chọn chất liệu vải, kiểu mẫu phù hợp. 2.Phương pháp lấy số đo a.Sơ mi nữ -Đo dài áo (Da): Thước dây đặt từ đốt sống cổ thứ 7 tới điểm trên chổ nở nhất của mông 2 đến 3cm (hoặc tới gấu áo đang mặc hay theo độ dài yêu cầu). -Đo dài eo sau (Des): Thước dây đặt từ đốt sống cổ thứ 7 tới vị trí ngang eo (vị trí vòng eo nhỏ nhất). -Đo xuôi vai (Xv): Đo bằng thước dây từ điểm đốt sống cổ thứ 7 chiếu ngang sang điểm đầu vai ngoài (số đo này dùng để xác định độ xuôi vai áo) -Đo rộng vai (Rv): Thước dây đặt từ vị trí đầu vai ngoài bên trái sang vị trí đầu vai ngoài bên phải (dùng để xác định độ rộng vai áo). -Đo dài tay (Dt): Thước dây đặt từ điểm đầu vai ngoài xuống tới vị trí mắt cá tay hoặc theo độ dài yêu cầu. -Đo hạ ngực (Hng): Thước dây đặt từ điểm đầu vai trong xuống tới điểm đầu ngực (dùng để xác định vị trí chiết li áo nữ). -Đo khoảng cách giữa hai tâm ngực (Ktn): Thước dây đi qua hai điểm đầu ngực (dùng để xác định vị trí chiết ngực trên thân áo trước). -Đo vòng cổ (Vc): Đo sát chân cổ, vòng thước dây từ điểm đốt sống cổ thứ 7 qua hai điểm góc vai chân cổ tới điểm ức cổ ở phía trước. -Đo vòng ngực (Vn): Thước dây đặt êm phẳng, song song với mặt đất và vòng quanh ngực đi qua hai điểm đầu ngực. -Đo vòng bụng (Vb): Thước dây đặt êm phẳng, song song với mặt đất và vòng quanh bụng đi qua vị trí bụng nhỏ nhất. -Đo vòng mông (Vm): Thước dây đặt êm phẳng, song song với mặt đất và vòng quanh mông đi qua vị trí mông nở nhất. b.Sơ mi nam -Phương pháp lấy số đo sơ mi nam tương tự như sơ mi nữ, chỉ khác ở chổ sơ mi nam không sử dụng các số đo hạ ngực , khoảng cách hai tâm ngực. số đo dài tay tính đến điểm đầu tiên của ngón tay cái (giữa mu bàn tay). II.Tính vải sơ mi nữ, nam 1.Khổ vải hẹp (80 cm ÷ 90 cm) -Sơ mi nữ, nam tay ngắn : Chiều dài vải = 2 x (Da + Rgấu +Dđm) *VD: Da = 65cm *Chiều dài vải = 2 x (65 +3 +1) = 138 cm -Sơ mi nam dài tay : Chiều dài vải = 2 x (Da + Dt + Rgấu) +Dđm -Sơ mi nữ dài tay : Chiều dài vải = 2 x (Da + Dt + Rgấu) +Dđm 2.Khổ vải nhỡ (110cm ÷ 120cm) -Sơ mi nữ ngắn tay và dài tay : Chiều dài vải = 2Da + Dt + Rgấu + Dđm *VD: Da = 65 cm, Dt = 45cm *Chiều dài vải = 2.65 + 52 + 3 + 1 = 186 cm 3.Khổ vải rộng ( 140cm ÷ 160cm) -Sơ mi nữ dài tay : Chiều dài vải = Da + 30cm + Rgấu + Dđm -Sơ mi nam dài tay : Chiều dài vải = Da + Dt + Rgấu + Dđm *CŨNG CỐ: Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng A.Đo dài eo sau: Thước dây đặt từ điểm đốt sống cổ thứ 7 tới vị trí ngang eo. B.Đo dài eo sau: Thước dây đặt từ điểm đốt sống cổ thứ 7 tới vị trí ngang mông. C.Đo dài eo sau: Thước dây đặt từ điểm đốt sống cổ thứ 7 tới vị trí ngang ngực. Câu 2:Hãy cho biết công thức nào là công thức tính sơ mi nữ dài tay của khổ vải rộng (140cm ÷ 160cm). A.Chiều dài vải = Da +10 cm +Rgấu + Dđm B.Chiều dài vải = Da +20 cm +Rgấu + Dđm C.Chiều dài vải = Da +30 cm +Rgấu + Dđm D.Chiều dài vải = Da +40 cm +Rgấu + Dđm
File đính kèm:
- tiet 21.doc