Giáo án “Hồi hương ngẫu thư” (ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
HĐ 1: Tìm hiểu chung về văn bản
? Dựa vào chú thích trong SGK và hiểu biết, em hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hạ Tri Chương? –HS
->Hạ Tri Chương (659-744) sống cuối TKVII đầu TK VIII là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Năm 695 ông đỗ Tiến sĩ, và là một đại quan được quân thần trọng vọng. Ông cũng là bạn thân của Lí Bạch. Thích uống rượu, tính tình hào phóng. Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm biểu lộ một trái tim hồn hậu.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm?–HS
->Hạ Tri Chương không phải là nhà thơ Đường hàng đầu như Lí Bạch, Đỗ Phủ nhưng ông cũng rất nổi tiếng với bài tứ tuyệt “Hồi hương ngẫu thư”. Bài thơ được viết một cách tình cờ, khi tác giả trở về quê lúc 86 tuổi và đã xa quê hơn nửa thế kỉ.
ùng thể loại là “Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Bánh trôi nước, Vọng Lư sơn bộc bố,..” ? Em hãy nhắc lại về thể thơ này? –HS ->Bài thơ gồm có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, gieo vần ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4. Bài này gieo vần ở tiếng cuối các câu 1, 2. ? Em hãy so sánh với bản dịch và cho cô biết 2 bản dịch được viết theo thể thơ nào? –HS ->Hai bản dịch viết theo thể thơ lục bát (thơ Lục Bát là thể văn vần môi cặp gồm 1 câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ). *GV giới thiệu giọng đọc: - Phần phiên âm: nhịp 4/3, riêng câu 4 nhịp 2/5 +Câu 1, 2: giọng chậm, buồn +Câu 3: giọng hơi ngạc nhiên +Câu 4: giọng hỏi, cao hơn và nhấn mạnh thêm -Phần dịch thơ: chú ý nhịp ngắt ở các câu trong 2 bài khác nhau khá nhiều +Bài 1: Câu 1: nhịp 3/3 Câu 2: nhịp 4/4 Câu 3: nhịp 3/1/2 Câu 4: nhịp 3/1/2 +Bài 2: Câu 1: nhịp 2/4 Câu 2: nhịp 4/4 Câu 3: nhịp 2/4 Câu 4: nhịp 2/1/3/2 GV đọc phần phiên âm -> gọi 2 HS đọc phần dịch thơ -> HS nhận xét -> GV nhận xét *GV lưu ý về 2 bản dịch thơ: Mỗi bản dịch đều có cái hay riêng, nhưng cũng có hạn chế nhất định. Cả 2 bản dịch đều không dịch sát chi tiết “tóc mai” đã rụng. Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ đánh mất tiếng cười hồn nhiên của trẻ con khi đưa ra câu hỏi. Trong khi bản dịch của Trần Trọng San 2 câu sau lại sát nghĩa hơn. Bởi vậy trong quá trình tìm hiểu chúng ta cùng kết hợp cả 2 bản dịch thơ. ? Viết về tình quê hương nhưng bài thơ lại có nhan đề là “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”? Từ “ngẫu” mang ý nghĩa gì? Tại sao lại là “ngẫu nhiên viết”? –HS -> Tức là viết 1 cách tình cờ. “Ngẫu nhiên viết” là vì tác giả vốn không chủ định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà. *Bình: Ở đây có 2 sự lạ: Bao năm xa quê, tác giả đã không viết bài thơ này, bây giờ lại viết khi mới về quê; mặt khác, viết không có chủ ý mà hoàn toàn ngẫu nhiên (ngẫu thư). 2 điều lạ lùng ấy tất có uẩn khúc bên trong. Nhà thơ Khuất Nguyên từng viết “Hồ tử tất thủ khâu, quyện điểu quy cựu lâm” (Cáo chết tất quay đầu về núi, Chim mỏi tất bay về rừng cũ), là người ai chẳng có trong mình 1 hình bóng quê hương. Hạ Tri Chương học tập và làm quan đến hơn 50 năm ở kinh đô, về già xin từ quan, về quê làm đạo sĩ, tình sâu nặng là lẽ đương nhiên. Ông làm thơ không vì nỗi nhớ quê mà vì cuối đời mới trở về quê, có bao điều khiến ông phải suy nghĩ. Tình cảm quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu xa xứ. Đó chính là chỗ đáng quý trong tình cảm của nhà thơ và tình huống đó là điều kiện cơ bản tạo nên tính độc đáo của bài thơ. *HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Tình cảm yêu quê hương của tác giả (2 câu đầu) - Gọi HS đọc diễn cảm 2 câu thơ đầu ?Sự việc gì được nêu lên ở câu thơ thứ nhất? chủ thể của hành động này là ai? ->Khi dời xa quê hương vẫn còn trẻ, khi trở về thì đã già. Chủ thể của hành động này chính là tác giả. ?Ở đây có 2 tính từ làm rõ hơn cho thời gian “đi” và “về” 2 tính từ đó của tác giả là từ nào? ->”Già” và “trẻ” ?Em có nhân xét gì về nghĩa của các cặp từ trên? Việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong cùng 1 câu thơ sẽ tạo cho các vế câu như thế nào với nhau? –HS ->Đó là các cặp từ trái nghĩa, việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong cùng 1 câu sẽ làm cho câu thơ đối nhau, 2 vế của câu đầu đối rất chỉnh về lí lẫn lời (Trẻ đi >< già trở lại nhà) ?Sử dụng các cặp từ trái nghĩa để tạo ra phép đối trong văn cảnh này có tác dụng gì trong việc khắc họa thời gian xa quê của tác giả? –HS ->Khắc họa thời gian xa quê của tác giả đã rất lâu rồi. ?Nhà thơ đã dùng hình ảnh nào để nói về sự thay đổi? Hình ảnh này đối lập với hình ảnh nào? –HS ->Hình ảnh mái tóc bạc theo (mấn mao tồi) >< giọng nói quê không đổi (hương âm vô cải). Đây là 1 biểu hiện tình cảm xúc động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương: “giọng quê chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương gắn bó với quê hương” -GV: +Giọng quê: là giọng nói của từng vùng miền, là chất quê, hồn quê biểu hiện trong sắc điệu tiếng nói của con người +Tóc đã bạc: thể hiện dấu hiệu tuổi tác, sức khỏe cũng đã thay đổi ?Câu thơ thứ 2 còn một hình ảnh giàu ý nghĩa, đó là hình ảnh “sương pha mái đầu” Em hiểu gì về hình ảnh này? –HS ->Tóc đã bạc, tuổi tác sức khỏe cũng đã thay đổi, không còn như trước. Dùng 1 yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương) -GV: 2 câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. “Lí gia” >< “tồi” tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già; vô cải:không thay đổi; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, “thiếu tiểu” và “lão” đều là chủ ngữ cũng như “vô cải” và “tồi” đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà. ?Lại 1 lần nữa phép đối được sử dụng trong câu thơ thứ 2. Nói cái đổi thay là muốn làm nổi bật cái không thay đổi. Vậy biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa tình cảm của tác giả đối với quê hương? –HS ->Nhấn mạnh tình cảm của tác giả đối với quê hương. Giọng quê không đổi là chất quê, hồn quê ở người đó không phôi phai, đổi khác theo thời gian.Năm tháng dài xa quê, sống nơi kinh thành không làm mất đi cái gốc quê quý báu đó ở con người. ?Một người mà có trên 50 năm sống và làm quan ở đất Trường An vẫn không hề thay đổi chứng tỏ tình cảm của ông đối với quê hương như thế nào? Qua 2 câu thơ đầu bộc lộ tình cảm gì của tác giả với quê hương? –HS ->Thổ lộ tấm long son sắt, thủy chung, sự gắn bó thiết tha của người con xa quê với nơi chon rau cắt rốn của mình. Ẩn dấu đằng sau là nỗi xót xa về cái còn mất của bản thân, về tuổi già ?Vậy qua đây em đã khẳng định được tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào qua 2 câu thơ đầu chưa? –HS ->Câu 1: Biểu cảm qua tự sự (kể ngắn gọn quãng đời xa quê) Câu 2: Biểu cảm qua miêu tả (tả về sự thay đổi của nhân vật trữ tình) *Bình: Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn, vậy thì Trường Anh chắc là quê hương thứ 2 thân thiết của ông. Nhung con người dù sao cũng không thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời: Theo Khuất Nguyên- một nhà thơ nổi tiếng Trung Hoa “Hồ tử tất như khau/quyện điểu quy cựu lâm” *Chuyển ý: Để biết xem trong lần về quê sau hơn 50 năm xa quê này của tác giả có điều gì đặc biệt, mời các em cùng theo dõi vào 2 câu thơ cuối: -Gọi HS đọc diễn cảm 2 câu thơ cuối 2. Tâm trạng của tác giả khi về quê hương (2 câu sau) ?Thông thường 1 người con xa quê lâu như vậy thì khi về quê sẽ có tâm trạng như thế nào? Từ đó, em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả khi trở về quê? –HS ->Phải cảm thấy rất vui, mong gặp lại người thân, bạn đồng niên, chòm xóm, ?Vậy mà tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi tác giả vừa đặt chân về đến làng? –HS ->Người con xưa trở thành người xa lạ, trẻ con gặp mà không biết, thật đúng là tình huống trớ trêu. Tác giả xa quê dằng dặc bao năm trời, bạn bè tuổi thơ ai còn ai mất, vì thế mới có chuyện lạ đời. Trẻ con nhìn lại không chào, hỏi rằng “Khách ở chốn nào lại chơi?” -GV: Tình huống đã trở thành duyên cớ ngẫu nhiên thôi thúc tác giả viết bài thơ ?Bọn trẻ gọi ông là “khách” chứng tỏ ông là người như thế nào đối với chúng? Theo em bọn trẻ gọi ông là “khách” có đúng không? –HS ->Ông là người lạ với bọn chúng. Cách gọi như vậy vừa đúng vừa không đúng. Đúng vì chúng là những đứa trẻ sinh sau đẻ muộn, khi nhà thơ dời quê ra đi, có lẽ bố mẹ chúng cũng chưa ra đời. Vậy thì làm sao chúng có thể nhận ra ông. Không đúng vì ông là người gốc quê nơi đây nên không thể nào là “khách” được. ?Ngay ở chính quê hương mà lại bị gọi là “khách” vậy em hãy hình dung tâm trạng của tác giả lúc này thế nào? ->Ngạc nhiên, buồn tủi, ngậm ngùi, xót xa, bởi mình đã trở thành người lạ ở chính nơi quê hương của mình. Dù biết rằng đó cũng là quy luật của tác giả nhưng trong đáy lòng ông vẫn nhói lên nỗi buồn tủi vì tình yêu, nỗi nhớ quê tích tụ, dồn nén trong trái tim mà gặp cảnh ngộ ở trên *GV: Tính độc đáo của 2 câu dưới là ở chỗ tác giả đã dung những hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui để thể hiện tình cảm ngậm ngùi ?Sự việc bọn trẻ gọi tác giả là “khách” là rất bình thường, giản dị nhưng lại gây một xúc động lớn cho tác giả. Đến đây các em hãy phát hiện xem tác giả tiếp tục sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật nào? –HS ->Ta bắt gặp 1 hình ảnh đối rất tài tình và khéo léo của tác giả: sự bình thường, giản dị >< gây xúc động lớn *GV liên hệ: Thời gian xa quê của tác giả không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần 1 đời người. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau li gia. Càng cảm động nhường nào khi đứng trên đỉnh cao danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt trong tâm hồn tác giả. Dường như với nhà thơ, càng đi xa thì nỗi nhớ quê càng trở nên da diết hơn, cháy bỏng hơn. Cũng nói về tình yêu quê hương, 1 nhà thơ đã viết: “Hỏi em- em đã đi rồi Hỏi nhà- đổi chủ- hỏi người- người quên Hỏi đường- đường đã thay tên Hỏi cây- cây đứng- lặng nhìn từ xa ?Em hãy chỉ ra sự khác nhau về giọng điệu trong việc biểu hiện tình cảm quê hưng ở 2 câu trên và 2 câu dưới? –HS thảo luận trả lời ->Giọng điệu của 2 câu trên là bề ngoài dường như bình thản, khách quan song vẫn phảng phất nỗi buồn. Tính độc đáo về mặt nghệ thuật của 2 câu dưới là tác giả đã dung những hình ảnh vui tươi, những âm thanh vui tươi để thể hiện tình cảm ngậm ngùi *HĐ 3: Tổng kết ?Liên hệ với tiểu sử tác giả, em hiểu thêm điều đáng quý nào trong tấm lòng người làm quan Hạ Tri Chương? –HS ->Văn bản thơ này cho ta hiểu và thêm quý trọng tấm lòng quê bền chặt của tác giả ? qua việc học bài thơ, em nhận thấy tình cảm nào đã được bù đắp trong em? –HS ->Tình cảm đối với quê hương, đất nước. Bởi vậy dù có đi đâu xa em vẫn luôn luôn hướng về quê hương, quê hương chính là “chùm khế ngọt” của mỗi người.
File đính kèm:
- Giao an Hoi Huong Ngau Thu.docx