Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9 lớp 8 trường THCS Suối Ngô

I./MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

1.1/Kiến thức:

 - Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.

 - Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.

 - Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ.

 - Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp

1.2/Kĩ năng:Có kỹ năng giao tiếp,thể hiện sự tôn trọng,phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động

1.3/Thái độ: Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọn cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP :

- KN tự nhận thức về vị trí, vai trò của người HS lớp 8.

- KN tự tin trong học tập và rèn luyện.

 - KN trình bày suy nghĩ về học tập, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ năm học của người HS lớp 8.

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH TÍCH CỰC:

 - Suy nghĩ-thảo luận cặp đôi-chia sẻ

- Nhóm nhỏ

- Thảo luận

 - Hỏi và trả lời

IV/TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

* Câu hỏi thảo luận:

 1/ Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8?(Vị trí và nhiệm vụ của người học sinh lớp 8)

 2/ Bạn thấy mình phải làm tốt những nhiệm vụ gì trong năm học này? Vì sao?

 3/ Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?(của mỗi học sinh,của lớp, trường )

* 10 điều nội quy của trường THCS Suối Ngô.

* Phiếu bầu, giấy Ao, bút lông

* Tiết mục văn nghệ.

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5758 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9 lớp 8 trường THCS Suối Ngô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng.
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông.
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
 1 / Khám phá:MỞ ĐẦU HÁT TẬP THỂ:
*Tuyên bố lí do: năm học mới bắt đầu, chúng ta đã đi được 1/4 chặn đường của năm học. Theo lời Bác dạy lớp chúng ta đã có nhiều gương học tốt, có nhiều tiến bộ . Nhiều ban đã giúp đỡ nhau trong học tập để ngày một tiến bộ hơn, trong quá trình học tập ắt hẳn sẻ có nhiều cái 
mới, cái hay và cả những vấn đề hóc búa nữa đòi hỏi chúng ta phải hợp tác cùng nhau để đạt 
kết quả cao hơn. Chính vì lí do đó, hôm nay lớp chúng ta tổ chức sinh hoạt hội vui học tập thi hái hoa kiến thức để giải quyết những vấn đề vướn mắc trong học tập, đó là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
 2 / Kết nối .
 Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI “ HÁI HOA”
Dct:: phổ biến cách thức chơi như sau : 
 + Đại diện từng cá nhân sẽ lên hái hoa , đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và được phép suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời.
 + Nếu không trả lời được thì thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong vòng 1 phút . 
 Hoạt động 2 : HỎI – ĐÁP .
 NĐK: yêu cầu các nhóm đưa ra các câu hỏi sau đó mời nhóm khác trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ nhận 1 điểm từ đội đưa ra câu đố.
*Thi trả lời câu hỏi
	Người dẫn chương trình mời đại diện từng tổ bốc thăm trả lời câu hỏi(lần lượt từ tổ 1 đến tổ 4 mỗi tổ 2 lần).
* VĂN
 Câu 1: nhân dân ta có nguồn gốc từ đâu? Dựa vào đâu mà bạn biết ?
 Trả lời: nhân dân ta có nguồn gốc từ con rồng cháu tiên, dựa vào chuyện Con Rồng Cháu Tiên đẻ khẳng định điều này.
 Câu 2: Có một cậu bé kì lạ lên ba mà vẵn không biết nói cười đó là ai? Trong truyện nào ?
Trả lời: Thánh Gióng trong truyện Thánh Gióng.
Câu 3: Hồ Gươm nằm ở đâu? 
Trả lời: Hồ Gươm ở Hà Nội.
* SỬ
Câu 1: Vua ở Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà được gọi là gì ?
Trả lời: Vua ở Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời)
	 Ai Cập gọi là Pharaôn (Ngôi nhà lớn)
	 Lưỡng Hà gọi là Ensi (Người đứng đầu)
Câu 2: Hãy kể tên một số công trình kiến trúc thời cổ đại trên thế giới mà em biết?
Trả lời: _Vạn Lí Tường Thành (Trung Quốc), Kim Tự Tháp (Ai Cập), Thành Pabilon (Lưỡng Hà), Đền Páctênông (Hi Lạp).
Câu 3: Hệ chữ cái a, b, c…ta đang dùng ngày nay do người nước nào sáng tạo?
Trả lời: Hi Lạp và Rô Ma.
*Địa
Câu 1:/ Nguyên nhân sinh ra động đất ?
Trả lời: Tác động nội lực .
Câu 2:/ Ngày 22 /6 là ngày gì ?
Trả lời: ngày Hạ chí .	
 3 / Thực hành – luyện tập:
Hoạt động 3: Thi ứng xử tình huống (Bài tập tình huống )
- Đó là những tình huống này sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi . Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ:
+ Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sau?
+ Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không?
Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVCN phát biểu ý kiến. GVCN có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể
- HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó.
 4 / Vận dụng :
 - GVCN có thể yêu cầu HS về nhà tiếp tục suy nghĩ và tự mình xây đựng các câu hỏi , bài tập cho hội vui học tập tiếp theo .
 - Người điều khiển nhận xét về tinh thần thái độ tham gia của các bạn trong lớp .
 - Người điều khiển mời GVCN gợi ý các hoạt động tiếp theo sau Hội vui học tập này .
VI . TƯ LIỆU :
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
- Cảm ơn về sự nhiệt tình của cựu chiến binh.
- Nhận xét chung về kết quả và sự chuẩn bị của học sinh
- Cảm ơn sự tham dự của mọi người.
……………………………………………………………………………………………………… 
:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
******************************************************************************
TUẦN CM: 18
NGÀY SOẠN: 15/12/2013 NGÀY DẠY :21/12/2013
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 
GIÚP ĐỠ CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG HOẶC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI ĐỊA PHƯƠNG .
I. MỤC TIÊU:
1.Kiên thức - Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước.
2.Kĩ năng - Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
3.Thái độ :- Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm ..giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI NỘI DUNG TÍCH HỢP :
	-Kỹ năng tự tin khi tham gia giao lưu.
	-Kĩ năng giao tiếp ứng xử .
	-Kĩ năng quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu .
	-Kĩ năng cảm xúc trong giao lưu .
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH TÍCH CỰC :
- Động não.
- Thảo luận.
- Hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
- Hoa, tặng phẩm để tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng.
- Một số bài hát ca ngợi công lao của các thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
- Liên hệ trước với chính quyền địa phương, thôn xóm để lập danh sách các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tiêu biểu ở địa phương.
- Thành lập Ban tổ chức cho buổi thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gồm:
+ GVCN lớp (trưởng ban tổ chức)
+ Đại diện Hội cha mẹ HS
+ Ban cán sự lớp
+ Tổ trưởng các tổ trong lớp
- Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm.
* Đối với HS:
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, tạo không khí vui tươi, sinh động cho buổi thăm hỏi như: “Bà ơi bà”, “Chú thương binh”,… 
- Mua hoa, tặng phẩm.
V.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Khám phá: 
Hoạt động 1:TRÒ CHƠI “Kể tên một số anh bộ đội Cụ Hồ”( Kĩ năng tự tin )
- Ngườu điều khiển yêu cầu HS đứng vòng tròn và giới thiệu luật chơi. Dùng bóng tung lên, bóng đến tay ai người đó kể tên anh bộ đội Cụ Hồ mà bạn biết.
- Cả lớp chơi, thư ký ghi lại tên các anh bộ đội Cụ Hồ lên bảng.
- Người điều khiển gọi 1, 2 HS đọc to những thông tin ghi trên bảng.
2. Kết nối:
	Hoạt động 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 
- Tập kết HS tại trường hoặc tại trụ sở của chính quyền xã/ phường…
- HS theo các nhóm đã được phân công đến thăm, trao quà, hát, đọc thơ tặng cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
- Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, tười rau, nhổ cỏ vườn, cho gà ăn, cho lợn ăn,...
- Chào tạm biệt các gia đình và ra về.
	+ HS có thể hỏi thêm (một số điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội … của người chiến sỹ ) với cựu chiến binh.
- Mời đại diện cựu chiến binh địa phương lên phát biểu về truyền thống cách mạng của quê hương, về xây dựng quê hương trong điều kiện hiện nay, về trách nhiệm của học sinh hiện nay là học tập, rèn luyện sau này xây dựng quê hương.
- Lên phát biểu.
- Tặng hoa cho người nói chuyện và hứa hẹn của lớp với cựu chiến binh.
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 3: LIÊN HOAN VĂN NGHỆ ( Kĩ năng cảm xúc )
* Các tiết mục văn nghệ của HS.
- Kim Đồng
- Lời anh vọng mãi ngàn năm.
- Ca ngợi chị Võ Thị Sáu
- Màu áo chú bộ đội
* Các tiết mục văn nghệ của cựu chiến binh.
4. Vận dụng: TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ
- Sau các hoạt động này, BTC tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở các em tiếp tục thường xuyên thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
- GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ .
VI.TƯ LIỆU : 
-Phổ biến cho học sinh về cuộc gặp gỡ này và đề nghị mỗi em chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi các cựu chiến binh về những vấn đề mà mình quan tâm.
-Giao nhiệm vụ cho cán sự lớp xây dựng chương trình hoạt động.
VII.RÚT KINH NGHIỆM 
TUẦN CM: 20
NGÀY SOẠN: 28/12/2013 NGÀY DẠY :04/01/2014
 CHỦ ĐIỂM THÁNG 1& 2 :MỪNG ĐẢNG ,MỪNG XUÂN 
 HOẠT ĐỘNG 1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG
 PHONG TRÀO “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN,HỌC SINH TÍCH CỰC”
I- MỤC TIÊU: 
1.1/- Hiểu rõ ý nghĩa của hưởng ứng phong trào “trường học thân thiện học sinh tích cực”
1.2/- Có ý thức bảo vệ môi trường..
1.3/- Có ý thức thực hiện trường lớp “xanh-sạch-đẹp”.
II- CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Thảo luận, xây dựng kế hoạch.
- Mức độ: Liên hệ
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH TÍCH CỰC:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV- TÀI LIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Bản dự thảo kế hoạch.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra các việc làm để hưởng ứng phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực 
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển tổng hợp các tiêu chí giúp trường xanh-sạch-đẹp
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến.
- Hoạt động 3: Văn nghệ
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ . . 
- Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.
3. Thực hành/luyện tập: 
-Hoạt động 4: Xâ

File đính kèm:

  • docNGLLCA NAM MOI.doc