Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010
A. Yêu cầu GD :
- HS hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học đầu cấp và thống nhất lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo .
- Tự giác tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp .
B. Nội dung và hình thức hoạt động :
a- Nội dung:
- Bầu cán bộ lớp mới .
b-Hình thức :
- Báo cáo và thảo luận .
- Bầu cán bộ lớp bằng bỏ phiếu kín hoặc giơ tay biểu quyết .
C. Chuẩn bị hoạt động :
a-Về phương tiện :
- Bảng phương hướng hoạt động của năm học 2009- 2010, phiếu bầu .
b- Tổ chức :
- Cán bộ lớp họp nhằm rút ra kinh nghiệm trong việc điều hành các hoạt động ở lớp5, thống nhất phương hướng hoạt động lớp 6 .
Phân công cụ thể :
+ Nguyễn Duy Quốc Thái -Lớp trưởng viết phương hướng hoạt động năm học 2009 - 2010
+ Điều khiển chương trình : Nguyễn Thị Hồng Tươi
+ Thư ký : Lê Thị My
+ Trang trí lớp : HS nam tổ 1 + 2 .
+ Một số tiết mục văn nghệ.
- GVCN góp ý cho bản phương hướng hoạt động của lớp trưởng .HS chuẩn bị các ý kiến thảo luận .
D. Tiến hành hoạt động :
a- Khởi động :Lớp phó văn thể mỹ bắt nhịp cho lớp hát bài " Lớp chúng mình "
b- Thảo luận : - Lớp trưởng đọc báo cáo tổng kết .
- Các ý kiến thảo luận .
c- Bầu cán bộ lớp :
- GVCN nhắc lại tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp .
- Em Nguyễn Thị Hồng Tươi điều khiển chương trình bầu cử .
- Bầu ban kiểm phiếu. Trưởng ban kỉêm phiếu nói rõ thể lệ bầu cử .
- Học sinh ứng cử , đề cử .
- Tiến hành phát phiếu bầu . Bỏ phiếu , kiểm phiếu , công bố kết quả .
- Giáo viên chủ nhiệm lớp giao nhiệm vụ cho CB lớp mới .Cán bộ lớp nhận nhiệm vụ , hứa trước lớp về trách nhiệm của mình .
d- Văn nghệ :Lớp phó văn nghệ giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị thể hiện
E. Kết thúc hoạt động :
- Lớp hát bài " Lớp chúng mình " .
người đại diện dự thi . + Các tổ lần lượt bắt thăm câu hỏi và trả lời theo yêu cầu của câu hỏi . + Ban giám khảo chấm điểm và công bồ kết quả . - Thi sáng tác thơ : + Mỗi tổ cử hai đại diện dự thi , tạo thành một nhóm . + Mỗi nhóm sáng tác một bài thơ theo chủ đề trong thời gian quy định . + Lần lượt các tổ đọc bài thơ dự thi cho cả lớp nghe . BGK cho điểm và công bố kết quả - Thi giải câu đố , đố vui : + Bạn điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu đố , đố vui , ô chữ , tên bài hát hoặc tên các anh hùng , liệt sĩ , địa chỉ lịch sử , ... cổ động viên xung phong trả lời . D. Kết thúc hoạt động : GVCN phát biểu ý kiến nhận xét buổi hoạ động , tuyên dương những bạn tích cực và phê bình những bạn chưa có ý thức hoạt động . - Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị hoạt động tới . Tháng 12: Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn Ngày soạn:.././2009 Ngày dạy:../../2009 Tiết 8 : Hoạt động 2 : Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng . A. Yêu cầu : Giúp học sinh : + Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương mình . + Biết quý trọng các gia đình có công với cách mạng . + Biết quan tâm thăm hỏi , giúp đỡ gia đình và các con em họ . B. Chuẩn bị hoạt động : 1. Về phương tiện : + Các số liệu tìm hiểu , thổng kê về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương . + Một số tiết mục văn nghệ . Giấy bút 2. Tổ chức : * Giáo viên chủ nhiệm : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu , thống kê một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương : tên chủ gia đình , thành tích , công lao đóng góp của gia đình đó đối với cách mạng , hoàn cảnh của họ hiện nay , cần giúp gì với họ . * Cán bộ lớp : + Phân công nhiệm vụ cho tổ tìm hiểu những gia đình có công với cách mạng ở địa phương : + Điều khiển chương trình : Bạn Thái; Thư ký - bạn Lê Thị My . Từng tổ phân công nhiệm vụ cho từng nhóm và cử người đại diện tổ : Tổ trưởng tổng hợp , trình bày kết quả trước lớp . C .Tiến hành hoạt động : 1. Khởi động : Bạn Huyền cho lớp hát tập thể bài " Chúng em làm kế hoạch nhỏ " 2. Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địâ phương . - Đại diện từng tổ lên trình bày .Các tổ khác góp ý , trao đổi , hỏi thêm những điều chưa rõ . 3. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng . - Báo cáo tổng hợp về danh sách các gia đình có công với cách mạng . - Phân loại các gia đình theo hoàn cảnh và yêu cầu giúp đỡ . - Tổ chức học sinh theo tổ tự nguyện giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng. -Từng tổ lập kế hoạch giúp đỡ : Tên gia đình có công với cách mạng, hoàn cảnh của gia đình, mục tiêu cần đạt, những người thực hiện , nội dung giúp đỡ , thời gian và kế hoạch thực hiện . - Đại diện từng tổ báo cáo kế hoạch trước lớp . Lớp góp ý bổ sung . - Người điều khiển chương trình tổng kết hoạt động . 4. Văn nghệ : Bạn Luận giới thiệu các tiết mục văn nghệ ca ngợi các anh hùng , liệt sỹ.... D. Kết thúc hoạt động : Giáo viên phát biểu ý kiến nhận xét về hoạt động , động viên phong trào của lớp . Đồng thời tuyên dương những tổ và cá nhân đạt thành tích tốt . - Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị hoạt động tới . Tháng 01 - 2010: Chủ điểm: mừng đảng, mừng xuân. Ngày soạn:.././2010 Ngày dạy:../../2010 Tiết 9 : Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự đổi mới và sự phát triển đất nước . A. Yêu cầu : + Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin , tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo . + Tự hào về đảng , càng tin yêu Đảng hơn . + Không ngừng học tập và rèn luyện , biết phát huy những mặt tích cực trong thời kỳ đổi mới , biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh đối với những tiêu cực trong đời sống hàng ngày . B. Chuẩn bị hoạt động : 1. Về phương tiện : + Tư liệu , sách báo , ... liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo . + Thực hiện đời sống văn hoá , xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm , được nhận thức. + Các bài thơ , bài hát ca ngợi Đảng . + Điều 12 , 13 , 17 Công ước Liên hiệp Quốc về quyền trẻ em . 2. Tổ chức : + Yêu cầu học sinh sưu tầm , tìm hiểu các tư liệu , bài viết , phản ánh sự đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế , văn hoá , xã hội , ... tìm đọc điều 12 , 13 , 17 Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em . + Chuẩn bị câu hỏi , một số vấn đề để cùng trao đổi hoặc thảo luận . + Mời giáo viên bộ môn GDCD, Bí thư chi bộ nhà trường làm cố vấn cho hoạt động trao đổi thảo luận . + Phân công em Nguyễn Thị Hồng Tươi (chi đội phó) điều khiển chương trình . + Trang trí lớp : tổ 3 . C .Tiến hành hoạt động : 1- Khởi động : Bạn My cho lớp hát tập thể bài " Đảng đã cho ta một mùa xuân" 2- Nêu vấn đề trao đổi thảo luận : + Em Hồng lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề . Yêu cầu cả lớp suy nghĩ , phát biểu ý kiến trao đổi , thảo luận . + Các câu hỏi liên quan đến điều 12 , 13 , 17 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em . + Các thành viên trong lớp trao đổi , thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề chưa rõ để cả lớp cùng trao đổi thảo luận . Nhận xét đánh giá của cố vấn chương trình. + Bạn Hồng chốt lại các kế quả thảo luận . 3 - Văn nghệ : Bạn Huyền giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị lên biểu diễn D. Kết thúc hoạt động : GVCN nhận xét , động viên phong trào của lớp , tuyên dương những cá nhân , tổ có ý thức trong hoạt động . Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị hoạt động tới . Tháng 01 - 2010: Chủ điểm: mừng đảng, mừng xuân. Ngày soạn:.././2010 Ngày dạy:../../2010 Tiết 10 : Hoạt động 2: Trồng cây lưu niệm ở trường A . Yêu cầu : Giúp học sinh : + Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường . + Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào ở trường . Có ý thức thướng xuyên chăm sóc cây và bảo vệ cây . B . Chuẩn bị hoạt động : 1. Về phương tiện : + Một cây non . + Dụng cụ trồng cây : cuốc , xẻng , ô doa , ... Que , rào , lạt , ... 2. Tổ chức : + GV chủ nhiệm nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm ở trường . + Bàn bạc với lớp việc chọn cây , giống cây để trồng lưu niệm , vị trí trồng cây . + Tổ 2 chuẩn bị cây . + Tổ 1 + 3 trực tiếp trồng cây . Bạn Lâm chỉ đạo các bạn trong hai tổ làm việc theo phân công để trồng cây . + Tổ 4 : chuẩn bị dụng cụ : cuốc , xẻng , rào , xô tưới nước . + Mời đại biểu ( BGH) dự lễ trồng cây lưu niệm : bạn Hồng Tươi . C .Tiến hành hoạt động : + Tổ 4 đưa cây ra vị trí hố đã đào để trồng. + Em Hồng Tươi tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu . + Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây . + Tổ 1 và 3 đưa cây vào vị trí và vun đất , trồng , tưới cây . + Đại diện một bạn trong lớp phát biểu cảm tưởng về việc trồng cây lưu niệm . + Đại biểu phát biểu ý kiến . + Lớp phân công lịch các tổ chăm sóc cây. D. Kết thúc hoạt động : GVCN nhắc nhở lớp thường xuyên phân công các bạn chăm sóc cây . Sau đó thu dọn dụng cụ và nghỉ . Hướng dẫn về nhà : Chuẩn bị hoạt động tới . ------------------------------------------------ Tháng 2 – 2010 Chủ điểm: mừng đảng, mừng xuân Ngày soạn:.././2010 Ngày dạy:../../2010 Tiết 11 : Hoạt động 1: Giao lưu với đảng viên tiêu biểu ở địa phương A. Yêu cầu : Giúp học sinh : + Hiểu những nét chính về vai trò của Đảng ở địa phương , về phẩm chất , thành tích của các đảng viên tiêu biểu ở địa phương . + Tin tưởng ở Đảng , tự hào về quê hương . + Học tập và rèn luyện tốt theo gương đảng viên tiêu biểu . B. Chuẩn bị hoạt động : 1. Về phương tiện : + Bản báo cáo tóm tắt về vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương , về các đảng viên tiêu biểu ở địa phương . + Câu hỏi giao lưu . Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng , ca ngợi quê hương . 2. Tổ chức : + GVCN liên hệ với đạih phương , mời một số đảng viên tiêu biểu tham gia giao lưu với lớp . + Yêu cầu học sinh tìm hiểu các phong trào ở địa phương , tình hình kinh tế , văn hoá , những nét đổi mới , những gương đảng viên tiêu biểu . + Chuẩn bị các câu hỏi để giao lưu . + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ . + Mời đại biểu ( BGH, 3 đảng viên tiêu biểu của địa phương ) đến dự : bạn Hồng Tươi + Điều khiển chương trình : Bạn Quốc Thái . Trang trí lớp : tổ 1. C.Tiến hành hoạt động : 1- Khởi động : Bạn Huyền cho lớp hát bài " Thanh niên làm theo lời Bác " 2- Giao lưu và văn nghệ : + Bạn Hồng lần lượt mời : - GVCN báo cáo những nét cơ bản tình hình của lớp . - Đại diện đảng viên tiêu biểu báo cáo tình hình địa phương , về công tác Đảng và các đảng viên tiêu biểu . + Học sinh lần lượt nêu câu hỏi, đảng viên tiêu biểu trả lời các câu hỏi học sinh đặt ra . + Trong quá trình giao lưu xen kẽ các tiết mục văn nghệ . D. Kết thúc hoạt động : GVCN phát biểu ý kiến cảm ơn các đại biểu đã đến dự giao lưu với lớp , nh
File đính kèm:
- GIAO AN HOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP 6.doc