Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 11

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- Học sinh hiểu được nội dung cơ bản và bày tỏ ý kiến về sự nghiệp CNH-HĐH.

- Biết xác định quyền và trách nhiệm của thanh niên HS là tích cực, chủ động, tự giác học tập, rèn luyện để sau này góp phần cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước do Đảng lãnh đạo.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

 Thảo luận chuyên đề:

1. Công nghiệp hoá là gì? Vì sao phải tiến hành CNH-HĐH?

Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện hay được không? Con người sống trong thời đại CNH-HĐH sẽ như thế nào? (Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp.).

Để trả lời câu hỏi này, người dẫn CT gợi ý: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công nghiệp hiện nay trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoá. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá nền công nghiệp. Hiện đại hoá là gì? Đó là nền công nghiệp được áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất ở các khâu,các lĩnh vực sản xuất. Toàn bộ nền sản xuất công nghiệp từng bước được tự động hoá, tin học hoá. trong đó hàm lượng trí tuệ này càn chiếm tỉ trọng lớn trong các sản phẩm được sản xuất ra.

2. Mục tiêu của CNH-HĐH:

"Xây dựng đất nước ta thành 1 nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu. văn minh".

 Đến năm 2020 phấn đấu thành 1 nước công nghiệp.

3. Vai trò của CNH-HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước:

- Làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, của cải làm ra nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn.

- Từ đó có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường giao thông, các công trình văn hoá. nâng cao đời sống nhân dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Học sinh có điều kiện học tốt hơn, có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất lẫn tinh thần.

4. Quan điểm cơ bản:

- Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế.

- Xem đây là sự nghiệp của toàn dân.

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố phát triển.

- Lấy khoa học - công nghệ làm động lực.

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển.

 Ngoài các điều kiện về vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng. thì điều kiện đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH - HĐH. Con đường tốt nhất và duy nhất giúp chúng ta có điều kiện này là đầu tư cho giáo dục.

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4914 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăn hoá: Văn hoá thúc đẩy sự phát triển con người, xã hội bồi dưỡng nhân cách con người từ đó ổn định xã hội, an ninh quốc gia...
2. Các chính sách về văn hoá của Đảng và nhà nước ta:
- Cương lĩnh chính trị 1930: Đảng chỉ ra những vấn đề chủ yếu như giải phóng dân tộc, nâng cao dân trí, tự do báo chí.
- Đề cương văn hoá 1943 khẳng định văn hoá bao gồm tư tưởng, học thuật, nghệ thuật, là 1 trong 3 mặt trận quan trọng (kinh tế, chính trị tôn giáo).
- Hội nghị văn hoá toàn quốc lần 2 (1948) mở rộng văn hoá bao gồm cả văn hoá, nghệ thuật, khoa học triết học, phong tục, tôn giáo lối sống dân tộc.
- Quan điểm về văn hoá của Đảng thể hiện ở các văn kiện đại hội III, IV, V (1960 - 1985).
- Từ 1986, đổi mới đường lối của Đảng trong đó có đổi mới về văn hoá.
- Hiến pháp 1992 khẳng định rõ chính sách văn hoá của nhà nước.
+ Bảo tồn phát triển văn hoá VN, tiếp thu văn hoá nhân loại, bài trừ VH đồi truỵ, mê tín hủ tục.
+ VH góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người VN.
3. Nội dung 1 số điều khoản của Công ước LHQ về quyền trẻ em có liên quan:
- Điều 13: trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Điều 17: khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến các thông tin có liên quan đến quyền lợi về mặt xã hội và văn hoá cho trẻ em.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Định hướng nội dung cần tìm hiểu về chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước.
- Hướng dẫn đọc điều 13 và 17 trong Công ước LHQ về quyền trẻ em.
- Gợi ý 1 số câu hỏi giúp HS tổ chức hoạt động thi tìm hiểu chính sách văn hoá của Đảng và nhà nước.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn phối hợp tổ chức hoạt động.
- Mời GV môn GDCD làm cố vấn cho hoạt động thi tìm hiểu của HS và chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi.
2. Học sinh:
- BCS lớp và BCH đoàn xây dựng chương trình cử người điều khiển.
- Cử Ban giám khảo.
Mời GVCN và GV môn GDCD làm cố vấn.
- Giao các tổ chuẩn bị nội dung sẵn sàng tham gia.
- Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ.
- Chuẩn bị giấy A0 cho các tổ - Phân công trang trí, kê lại bàn ghế.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
TG
Chuẩn bị của MC
Hoạt động
Nội dung 
5'
10'
5'
10'
5'
7'
5'
Chuẩn bị cây hái hoa dân chủ với các câu hỏi cho các tổ bắt thăm.
Chuẩn bị bảng ô chữ.
BGK công bố kết quả. 
- MC tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động.
- Giới thiệu ban cố vấn và ban giám khảo.
- Khởi động.
- Bước vào cuộc thi hái hoa dân chủ.
- Xen kẽ 1 bài hát liên quan tới chủ đề trên (bài ca quan họ, bài chân quê, dân ca 3 miền...).
- Các tổ tiếp tục trả lời câu hỏi.
Trò chơi ô chữ (mỗi hang có 2 từ khoá nằm trong tên của bài hát).
Câu gốc là: văn hoá (không sử dụng dấu).
MC tổng kết và mời GVCN phát thưởng cho đội về nhất.
Hát 1 bài hát tập thể.
- Câu hỏi 1: Văn hoá là gì? (nêu ở phần II).
- Câu hỏi 2: Chức năng ý nghĩa của văn hoá đối với con người và xã hội (nêu ở phần II).
- Câu hỏi 3: Hội nghị TW 5 khoá VIII có chủ đề chính là gì? (chủ đề xây dựng và phát triển nền VH VN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc).
+ Xây dựng đời sống VH lành mạnh.
+ Xây dựng gia đình văn hoá.
* Phong trào quần chúng hoạt động văn hoá nghệ thuật.
- Câu hỏi 4: Nêu nội dung chính điều 13 và 17 của công ước LHQ về quyền trẻ em (Điều 13: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến.... (trang 128 SGV GDNGLL).
(Điều 17: Trẻ em được tiếp cận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn... (trang 129 SGV GDNGLL).
H
Á
T
V
Ề
A
N
H
H
O
A
S
Ữ
A
L
Á
Đ
Ỏ
P
H
Ư
Ợ
N
G
H
Ồ
N
G
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Mời GV bộ môn và GVCN phát biểu nhận xét chốt lại vấn đề.
- MC nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 01:
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
Hoạt động 2: THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
(1 tiết)
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
- Giúp cho HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Rèn luyện hành vi ứng xử phát huy văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : 
Học sinh xây dựng tiểu phẩm dựa trên những tình huống xoay quay nội dung của chủ đề.
1. Giáo viên đưa ra tình huống:
Tân và Nga tốt nghiệp đại học xong thì đã xin được việc làm. Được sự đồng ý của gia đình, hai cô cậu định tổ chức đám cưới. Một ngày đẹp trời, họ đi chơi và bàn đám cưới. Tân nói với Nga: "Anh nghĩ mình nên bỏ bớt những thủ tục lễ vấn danh, lễ nạp tài, đám hỏi. Chúng mình cưới ở nhà hàng cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc về những thủ tục rườm rà không đáng đó. Này nhé, đám cưới ở thành phố chẳng có trầu cau đâu nhé. Các cụ bây giờ tân tiến lắm, chẳng có ai ăn trầu cau gì đâu...". Nghe Tân nói, Nga thoáng buồn nhưng cô ta nhỏ nhẹ thuyết phục người yêu...
Yâu cầu thảo luận:
Theo bạn, Nga sẽ dùng lời lẽ gì để thuyết phục người tổ chức đám cưới theo phong tục cổ truyền, đúng với ước nguyện của cô và gia đình? Thái độ của Nga xử sự với người yêu?
2. Một số câu hỏi thảo luận:
a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới?
b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ hỏi không?
c. Bạn nghĩ gì về thái độ của cô Nga?
* Đáp án gợi ý:
a. Người xưa thường ăn trầu với cau, có cau thì sẽ có trầu. Trầu cau như vợ như chồng. Vì vậy trầu cau mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó, không thể tách rời nhau được. Vì nó có ý nghĩa trong tình cảm vợ chồng như thế, nên từ ngàn xưa đến nay đám cưới luôn có mâm trầu cau.
b. Đám hỏi, lễ nạp tài... là phong tục tập quán của người Việt Nam đã có từ ngàn năm. Mỗi một lễ đều mang ý nghĩa riêng của nó, và nó cũng thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Đám cưới có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người, nên bất cứ người nào cũng không muốn bỏ bớt một thủ tục nào trong lễ cưới. Xét về góc độ xã hội, chúng ta cần phải giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
c. Cô Nga không đồng tình với cách nghĩ của người yêu, nhưng cô không phản ứng gay gắt mà nhỏ nhẹ khuyên, thuyết phục anh chàng Tân, là cách xử sự tế nhị có văn hoá. Sự thuyết phục của cô Nga không nên bỏ những thủ tục cưới hỏi thể hiện cô là người sâu sắc, biết giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sẵn tình huống với hình thức gợi ý.
- Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận.
- Chọn 2 - 4 HS đóng vai theo tình huống giả định.
- Chọn 1 em dẫn chương trình.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trò chơi khởi động.
- Mời một cố vấn chuyên môn dạy môn GDCD đến dự.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu và sắm vai:
- Dẫn chương trình làm việc.
- Trò chơi khởi động (10 phút).
+ Làm theo hành động"
- Dẫn chương trình đọc tình huống gợi ý, chia nhóm.
+ Các nhóm lần lượt cử đại diện 2 học sinh sắm vai (5 -7 phút/nhóm).
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
- Dẫn chương trình nêu câu hỏi thảo luận, chia nhóm thảo luận.
- Sau khi trình bày thảo luận 5 - 10 phút. Dẫn chương trình mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày kh6ng thảo luận.
3. Hoạt động 3: Văn nghệ.
10 phút - 15 phút/ 2 tiết mục.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Dẫn chương trình mời cố vấn hoặc đại diện cố vấn phát biểu ý kiến.
- Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG 2
THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG
Hoạt động : 	THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ
"LÝ TƯỞNG VÀ ƯỚC MƠ CỦA THANH NIÊN"
(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
- Kiến thức: Hiểu được lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là khát vọng của tuổi. Hiểu học sinh có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lý tưởng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Thái độ: Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè, tích cực học tập, rèn luyện và phấn đấu để thực hiện ước mơ, lý tưởng cao đẹp đó.
- Kỹ năng: Có thể trình bày ước mơ, hoài bão của bản thân trước tập thể. Biết xây dựng kế hoạch và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch để thực hiện ước mơ, lý tưởng đó.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 
1. Nội dung:
Thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay về các vấn đề cơ bản sau:
+ Khát vọng về độc lập dân tộc:
- Giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà không bị hoà tan.
- Có hoài bão và ý chí vươn lên, quyết không cam chịu "nghèo - hèn", không bị "nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng", không vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặc biệt, bản thân phải biết tụ "đề kháng" để không sa vào cạm bẫy của "âm mưu diễn tiến hoà bình" và các tệ nạn xã hội...
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện: chân - thiện - mĩ:
- Có hoài bão, sáng tạo.
- Có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội.
- Biết tiêu dùng hợp lý các sản phẩm của xã hội.
Thảo luận để học sinh bày tỏ ý chí quyết tâm và kế hoạch hành động của mình để đạt được ước mơ của mình.
2. Hình thức: 
Tổ chức thảo luận
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các Điều 12, 13 trong công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. ví dụ:
+ Theo bạn, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì? Lý tưởng của bạn là gì?
+ Ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đối với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
+ Nêu biểu hiện của một người sống không có lý tưởng. Hậu quả của việc sống không có lý tưởng là gì?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lý tưởng không? Nếu có, theo bạn, đó là những yêu cầu gì?
+ Bạn đã và sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ, lý tưởng của mình?
- Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc.
- Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh:
- Cán bộ l

File đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL 11 ca nam.doc
Giáo án liên quan