Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9

1. YÊU CẦU GIÁO DỤC

- Giúp học sinh hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học này.

- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường của lớp.

- Tự giác tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.

2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

a/ Nội dung

- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm họcvừa qua và phương hướng hoạt động trong năm học mới.

- Bầu cán bộ lớp mới

b/ Hình thức

- Báo cáo và thảo luận

- Bầu cán bộ lớp

3. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG

a/ Về phương tiện

- Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8 và phương hướng hoạt động trong năm học cuối cấp THCS, phiếu bầu.

Bản tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8

* Đạo đức: - Đa số các bạn học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng rèn luyện thực hiện tốt mọi nội quy, nề nếp của trường lớp.

 - Bên cạnh đó còn một số bạn chưa ngoan ý thức rèn luyện chưa thường xuyên liên tục, còn bỏ học, gây gổ đánh nhau, trộm cắp tài sản của người khác.

 

* Học tập:- Đa số các bạn có ý thức, tự giác tích cực trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

 - Còn một số bộ phận nhỏ chưa chăm học, đi học chưa đều, chưa tự giác tong học tập, kết quả học chưa đều, chưa cao.

 

doc70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
	 + Sự chuẩn bị
 + Nội dung hoạt động
 + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động 
- Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: 
 " Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương đất nước ".
Ngày thiết kế: 13.12.2006
Ngày thực hiện: 16.12.2006
Hoạt động 2
Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương đất nước
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh biết hát và tập sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương đất nước
- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước, phát triển tình
cảm thẩm mĩc
- Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường 
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Ca ngợi truyền thống cách mạng của con người, của quê hương, đất nước
b/ Hình thức
- Thi hát, múa, ngâm thơ, kể chuyện, hoạt cảnh, tiểu phẩm
- Thi sáng tác thơ, phổ nhạc cho bài thơ của mình 
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Bài hát, bài thơ, câu chuyện về anh hùng, liệt sĩ, về quê hương, đất nước
- Biểu điểm
- Giấy bút
- Phần thưởng
b/ Về tổ chức
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động 
	+ Điều khiển chương trình. (Nguyễn Thị Hồng N)
 	+ Thư kí. (Phạm Thị Phượng)
 	+ Trang trí lớp. (Tổ 3T)
	+ Mỗi tổ chuẩn bị từ 2 - 3 tiết mục văn nghệ
	+ Chọn 4 thành viên dự thi hát, ngâm thơ, kể chuyện, giữa các tổ và thi sáng tác 
	+ Chuẩn bị một số câu đố vui dành cho khán giả
- Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện sẵn sàng xung phong tham gia vào hoạt động 
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên 
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
 	 Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
 	Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mếnT! 
 Để giúp các bạn biết hát và sáng tác bài hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương đất nước, đồng thời yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ và tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp của trường.Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9C tổ chức buổi hoạt động với chủ đề " Thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của quê hương đất nước ". 
 Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có cô Vũ Thuý Hà giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 32 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ
b/ Thi văn nghệ 
* Thi tiết mục văn nghệ tập thể của mỗi tổ
- Lần lượt mỗi tổ biểu diễn tiết mục tập thể của tổ
- Ban giám khảo cho điểm công khai, và công bố kết quả
* Thi hát ngâm thơ giữa các tổ
- Mỗi tổ cử 2 đại diện dự thi
- Mỗi lượt, mỗi nhóm được hái 1 bông hoa có viết sẵn và trình bày theo yêu cầu của câu hỏi 
- Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả từng mặt 
- Hết thời gian qui định, ban giám khảo công bố kết quả chung của phần thi
* Thi sáng tác thơ
- Mỗi tổ cử đại diện dự thi tạo thành một nhóm
- Mỗi nhóm sáng tác một bài thơ theo thời gian qui định
- Hết giờ người điều khiển chương trình thu và lần lượt đọc bài thơ của từng nhóm cho cả lớp nghe. Ban giám khảo chấm điểm công khai
- Từng nhóm lần lượt phổ nhạc ngâm bài thơ của mình
- Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả
c/ Thi giải ô chữ, câu đố vui
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu đố vui ô chữ, tên bài hát, hoặc tên của các anh hùng liệt sĩ, địa chỉ lịch sử.... cổ động viên xung phong trả lời
 Câu đố: 	Bọn em hai đứa cùng tên
Đứa đựng sách vở, đứa trên mái đầu
 	 (Là cái gìL? )
 	Đáp án§: Cặp sách, cặp tóc
Con gì đầu rắn mình rùa
Tên nhân thành chín ( 9 ) nếu trừ bằng ( o )
 	 (Là con gì L? )
Đáp án: Con Ba Ba
Con gì càng bé càng to
Nấu rau đay mướp ăn no vẫn thèm
 (Là con gì L? )
Đáp án: Con cua
 	*Giải ô chữ:
1/ Ô chữ có 7 chữ cái
 Đây là điều quí nhất của mỗi con người (Sức khoẻ S)
2/ Ô chữ có 12 chữ cái
	 Đây là tên của Bác Hồ kính yêu thời kì Bác hoạt động ở Pháp 
(Nguyễn ái Quốc N)
3/ Ô chữ có 9 chữ cái
Đây là tên Bác Hồ kính yêu thời kì Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. (Hồ Chí Minh H) 
5. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo và bạn bè
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
	 + Sự chuẩn bị
 + Nội dung hoạt động
 + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động 
- Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: "Hội vui học tập "
 (Nội dung thi tất cả các bộ môn N)
------------------------------------------
Ngày soạn: 10.12.2010
Ngày thực hiện: ….12.2010
Hoạt động 3
Hội vui học tập
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học
- Hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập để đạt kết quả cao
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học tự nhiên trong xã hội 
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Kiến thức cơ bản của một số môn học
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống 
- Giải thích các hiện tượng khoa học tự nhiên trong xã hội 
b/ Hình thức
- Thi hỏi đáp
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui...của các môn học và đáp án
- Giấy, bút, bảng, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời
- Phần thưởng
- Một số tiết mục văn nghệ
b/ Về tổ chức
- Lớp thảo luận thống nhất chọn các môn học cần tổ chức hội vui
 (toán, văn, sử, tiếng Anh...)
- Giáo viên chủ nhiệm liên hệ với giáo viên bộ môn đã chọn nhờ họ giúp đỡ xây dựng câu hỏi và đáp án
	+ Điều khiển chương trình. (NguyễnThị Mỹ)
 	+ Thư kí. (Phan Hương Giang)
 	+ Trang trí lớp. (Tổ 3,4)
	+ Mỗi tổ cử một người dự thi 1 môn (Các học sinh khác cũng ôn tập tốt để dự thi phần của cổ động viên và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội )
 + Ban giám khảo: Tòng Hoàng My
Cầm Bá Quyền
Tòng Thành Đạt
+ Chuẩn bị phần thưởng: Nguyễn Thanh Trang, Nguyễn Thị Linh
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc nói trên
4. Tiến trình hoạt động
a/ Khởi động
 Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
 Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
 Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến! 
 Để giúp các bạn nắm vững kiến thức của các môn học, có hứng thú, vượt khó, quyết tâm học tập tốt để đạt được kết quả cao.Hôm nay được sự nhất trí của cô giáo chủ nhiệm lớp 9A tổ chức buổi hoạt động với chủ đề " Hội vui học tập "
 Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có cô Phạm Thuý Hồng giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 22 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ
b/ Thi hỏi - đáp đại diện giữa các tổ
- Giới thiệu thí sinh dự thi của các tổ
- Đại diện dự thi mỗi tổ bốc thăm câu hỏi hoặc chọn số thứ tự câu hỏi từng môn
- Người điều khiển chương trình đọc nội dung câu hỏi để nhóm bốc được câu hỏi đó trả lời. Nhóm khác và cổ động viên có quyền xin trả lời nếu nhóm đó không trả lời được, trong trường hợp không ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình nêu đáp án
Câu hỏi 1:
Nhân vật chính trong truyện ngắn " Làng " là ai?
A. Ông Hai	B. Bà Hai 
C. Bà chủ nhà	D. Bác Thứ
(A đúng)
Câu hỏi 2:
Bài thơ " Đồng chí " viết về đề tài gì?
A. Tình đồng đội	B. Tình quân dân
C. Tình anh em	D. Tình bạn bè
(B đúng )
Câu hỏi 3:
	Nhận định nào nói đúng nhất về tác giả truyện Kiều?
	A. Có kiến thức sâu rộng, và là một thiên tài văn học
	B. Từng trải có vốn sống phong phú
	C. Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
	D. Cả A - B- C đều đúng 
 (D đúng )
- Ban giám khảo cho điểm công khai và công bố kết quả
c/ Thi trả lời nhanh
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố
 Câu 1: Toán học phát triển sớm nhất trên thế giới là ở nước nào ?
 Trả lời: Trung Quốc là quê hương của toán học 
Câu 2: Tại sao Natri có thể cháy trong nước?
 Trả lời: Do Natri phản ứng với nước thì toả nhiệt lớn
Câu3: Tại sao con dơi bay trong đêm tối lại không đâm vào tường, vào cây? 
 Trả lời: Dơi có khả năng định vị âm thanh dội lại nhờ vào tai
- Cổ động viên xung phong trả lời, không ai trả lời đúng thì người điều khiển chương trình đưa ra đáp án
- Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi
- Trao phần thưởng
d/ Văn nghệ 
- Người điều khiển chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các cá nhân, các tổ
5. Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển chương trình cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo và bạn bè
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động
	 + Sự chuẩn bị
 + Nội dung hoạt động
 + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động 
- Giáo viên nhắc nhở hoạt động sau: "Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng "
Ngày thiết kế: 27.12.2006
Ngày thực hiện: 30.12.2006
Hoạt động 4
Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng
1. Yêu cầu giáo dục
- Giúp học sinh biết được một số gia đình có công với cách mạngđịa phương mình
- Quí trọng các gia đình có công với cách mạng
- Biết quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ gia đình và con em họ
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương em
- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng 
b/ Hình thức
- Báo cáo kết quả tìm hiểu về các gia đình có công với cách mạng ở địa phương
- Thảo luận, xây dựng đề án giúp đỡ
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Về phương tiện
- Các số liệu tìm hiểu, thống kê số gia đình có công với cách mạng ở địa phương
- Một số tiết mục văn nghệ
-Giấy, bút
b/ Về tổ chức
- Giáo viên chủ nhiệm: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, thống kê số gia đình có công với cách mạng ở địa phương: Tên chủ gia đình, thành tích, công lao đóng góp của gia đình đối với cách mạng, hoàn cảnh của họ hiện nay, cần giúp gì đối với họ.
- Cán bộ lớp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ theo địa bàn dân cư của lớp
	+ Điều khiển chương trình. (Hồ Minh Đức)
 	+ Thư kí. (Lò Thanh Hậu)
 	+ Trang trí lớp. (Tổ 1 T)
	+ Từng tổ phân công hiệm vụ cho từng nhóm và cử người đại diện tổng hợp, trình bày kết qủa trước lớp 
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Giáo viên chủ nh

File đính kèm:

  • docgiao an HDNGLL.doc