Giáo án Hóa học lớp 9 - Tưởng Thị Thân - Trường THCS Lê Lợi

A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Giúp Hs hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở lớp 8,

 - Ôn lại các khái niệm về nồng độ dung dịch

2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân biệt các loại hợp chất vô cơ và gọi đúng tên các hợp chất đó.

- Làm được các bài toán về nồng độ dung dịch cơ bản

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

* Gv: Hệ thống bài tập, câu hỏi

* Hs: Ôn tập lại các kiến thức ở lớp 8

C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc171 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tưởng Thị Thân - Trường THCS Lê Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dung dịch axit
Kết luận:
Ta xếp sắt trước hiđro, đồng đứng sau hiđro: Fe, H, Cu.
Hs: Sắp xếp như sau: Na, Fe, H, Cu, Ag
Hs ghi vào vở.
Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, 
Au.
II .DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO (3PHÚT)
Hs:Trả lời :
Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết:
1) Mức hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải
2) Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường, tạo thành kiềm và giải phóng hiđro.
3) Kim loại đứng trước H phản ứng với một só dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) giải phóng khí hiđro
4) Kim loại đứng trước (trừ Na, K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Hs; Làm bài tập vào vở.
 a) Kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng: Mg, Fe, Zn.
Phương trình hoá học:
 Mg + H2SO4 ® MgSO4 + H2
 Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2
 Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2
 b) Kim loại tác dụng được với dung dịch FeCl2 gồm Mg, Zn
 Phương trình hoá học:
 Mg + FeCl2 ® MgCl2 + Fe
 Zn + FeCl2 ® ZnCl2 + Fe
 c) Kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 là ; Mg, Zn, Fe, Cu.
 Phương trình hoá học:
 Mg + 2AgNO3 ® Mg(NO3)2 + 2Ag
 Zn + 2AgNO3 ® Zn(NO3)2 + 2Ag
 Fe + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Ag
 Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
Hoạt động 5 (3phút)
 Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5. SGK tr 54
 Bài tập làm thêm:
 Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe vào 100 ml dung dịch HCl 1,5M phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí (ở đktc)
Viết phương trình hoá học xảy ra
Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng ( coi thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể so với thể tích dung dịch HCl đã dùng)
D. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày: 4/11/2008
Tuần: 12	 	 
Tiết: 24 NHÔM
A. MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức:
 Hs biết được:
Tính chất vật lí của kim loại nhôm: nhe, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Tính chất hoá học của nhôm: Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung( tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn)
Biết dự đoán tính chát hoá học của nhôm từ tính chất kim loại nói chung và kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán; Đốt bột nhôm, tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, tác dụng với dung dịch CuCl2
Dự đoán nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không và dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
 2) Kĩ năng:
Viết được các phương trình phản ứng hoá học biểu diển tính chất hoá học của nhôm ( trừ phản ứng với kiềm)
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Tranh vẽ; tranh 2.14: sơ đồ bể điện phân nhôm oxit nóng chảy.
Dụng cụ: Đèn cồn, lọ nhỏ (nút có đục nhiều lỗ), giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ.
Hoá chất: dung dịch AgNO3, dung dịch HCl, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH, bột Al, dây Al, một sôï đôì dùng bằng Al, Fe.
C.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 Hoạt động của Gv
 Hoạt động của Hs
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gv; Kiểm tra lí thuyết Hs 1:
" Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại"
Gv: Kiểm tra lí thuyết Hs 2:
"Dãy hoạt động hoá học của một số kim loại được sắp xếp như thế nào?. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học đó".
Gv: Gọi Hs lên chữa bài tập 3 SGK tr 54
Gv: Gọi Hs khác nhận xét, hoặc Gv chiếu lên màn hình bài làm của một số Hs khác nhau.
Hoạt động 2
Gv: Nêu mục tiêu bài học.
Gv; Các em hãy quan sát: lọ đựng bột Al, dây Al, đồng thời liên hệ thực tế đời sông hàng ngày và nêu các tính chất vật lí của Al.
Gv: Gọi một Hs nêu tính chất vật lí của Al.
Gv: Bổ sung thông tin:
Al có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo dài thành sợi (liên hệ đến giấy gói kẹo thường làm bằng nhôm hoặc thiếc)
 Hoạt động 3
Gv: Các em hãy dự đoán xem nhóm có tính chất hoá học như thế nào ( giải thích lí do tại sao em lại dự đoán như vậy)
Gv: Các tính chất hoá học của kim loại đã được Hs 1 ghi ở góc bảng. Bây giờ các em hãy làm thí nghiệm để kiểm tra xem dự đoán của em có đúng không?
Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm rắc bột Al lên ngọn lửa đèn cồn và quan sát.
 Viết phương trình phản ứng hoá học vào vở
Gv: Gọi đại diện Hs nêu hiện tượng và ghi phương trình hoá học:
Gv: Giới thiệu:
Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi (trong không khí) tạo thành lớp Al2O3 mỏng, bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm,không cho Al tác dụng trực tiếp với oxi (trong không khí) và nước.
Gv: Nêu :
Nhôm tác dụng được nhiều với phi kim khác như Cl2, S...
Gv: Gọi Hs lên bảng viết phương trình phản ứng
Gv: Gọi một Hs nêu kết luận.
Gv: Chúng ta tiếp tục làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán của Hs
Gv: Hướng dẫn Hs làm thí nghiệm:
- Cho một dây nhôm vào ống nghiệm 1 đựng dung dịch HCl.
- Cho một sợi dây nhôm vào ống nghiệm 2 đựng dung dịch CuCl2
- Cho một sợi dây nhôm vào ống nghiệm 3 có chứa dung dịch AgNO3
® quan sát.
Gv: Gọi Hs nêu hiện tượng ở ống nghiệm 1 và kết luận ® Viết phương trình phản ứng.
Gv: Bổ sung thông tin
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội ( vì có thể dùng các bình nhôm để đựng H2SO4 đặc và HNO3 đặc)
Gv: Gọi Hs nêu hiện tượng thí nghiệm xảy ra ở ống nghiệm 2,3 và nêu kết luận, viết phương trình phản ứng.
Gv: Qua các thí nghiệm đã làm ở trên, các em hãy nêu câu trả lời cho dự đoán của chúng ta (kết luận về tính chất hoá học
Gv: Đặt vấn đề "ngoài tính chất chung của kim loại,Al còn có tính chất đặc biệt nào không?"
Gv: Đặt câu hỏi:
Nếu ta cho một dây sắt và một dây nhôm vào 2 ống nghiệm riêng biệt đựng dung dịch NaOH.Các em dự đoán hiện tượng?
Gv: Gọi một số Hs nêu ý kiến của mình (có thể có 2 ® 3 ý kiến trái ngược nhau)
Gv: Các em đã có một số ý kiến trái ngược nhau.Để biết ý kiến nào đúng, các em hãy làm thí nghiệm để khẳng định cho câu trả lời.
Gv: Gọi Hs nêu hiện tượng thí nghiệm 
Gv: Liên hệ thực tế:
 Ta không nên sử dụng các đồ dùng bằng Al để đựng dung dịch nước vôi, dung dịch kiềm.
Gv: Chốt lại các tính chất hoá học của Al 
- Al có các tính chất chung của kim loại.
- Al có phản ứng với dung dịch kiềm.
Hoạt động 4
Gv: yêu cầu Hs kể các ứng dụng của nhôm trong thực tế.
® Gv cho HS khác nhận xét 
Hoạt động 5
Gv: Sử dụng tranh vẽ 2.14 để thuyết trình về cách sản xuất nhôm
 Hoạt động 6
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ (9 phút)
Gv: yêu cầu Hs nhắc lại nội dung của bài 
Gv: Cho học sinh làm bài tập 
Bài tập: Có 3 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: Al, Ag, Fe.
Em hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt kim loại trên.
Gv: Gợi ý: để phân biệt được 3 kim loại trên ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng.Đó là tính chất nào?
Gv: Gọi Hs nêu cách làm
Gv: Gọi Hs khác nhận xét
Hs: viết các tính chất hoá học chung của kim loại lên góc bảng.
Hs: Viết lên bảng dãy hoạt động hoá học của một sôï kim loại và nêu ý nghĩa.
Hs: Chữa bài tập 3.
a) Phương trình hoá học điều chế CuSO4 từ Cu
 Cu +2H2SO4 ® CuSO4+ 2H2O + SO2
 (đặc nóng)
hoặc:
1) 2Cu + O2 2CuO
2) CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
b) Điều chế MgCl2
 1) Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2
hoặc:
Mg + Cl2 MgCl2
hoặc:
 Mg + CuCl2 ® MgCl2 + Cu
 2) MgSO4 + BaCl2 ® MgCl2 + BaSO4
 3) 2Mg + O2 2MgO
 4) Mg + S MgS 
I . TÍNH CHẤT VẬT LÍ (3phút)
Hs: Quan sát mẫu vật, liên hệ thực tế.
Hs: Nêu các tính chất vật lí của nhôm:
+ Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim
+ Nhẹ (khối lượng riêng là 2,7gam/cm3)
+ Dẫn điện, dẫn nhiệt.
+ Có tính dẻo.
II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC ( 17 phút)
Hs: Sẽ dự đoán
Nhôm có các tính chất hoá học của kim loại (vì nhôm là kim loại)
1.Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không?
a) Phản ứng của nhôm với phi kim.
 Hs: Làm thí nghiệm theo nhóm.
Hs; nêu hiện tượng:
Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
Phương trình hoá học:
 4Al + 3O2 ® 2Al2O3
 (r) (k) (r)
 (trắng) (không màu) (trắng)
Hs: Viết phương trình phản ứng:
 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3
 (r) (k) (dd)
Hs: Nêu kết luận:
Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2... tạo thành muối.
b) Phản ứng của nhôm và dung dịch axit.
Hs: Làm thí nghiệm theo nhóm.
Hs: nêu:
Đúng như dự đoán của chúng ta, nhôm có phản ứng với các dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng...
Hiện tượng:
Có sủi bọt
Nhôm tan dần
 Phương trình hoá học:
 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
 (r) (dd) (dd) (k)
c) Phản ứng của nhôm với dung dịch muối.
Thí nghiệm: 
Hiên tượng Hs nêu:
* Ở ống nghiệm 1: có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây Al
Nhôm tan dần.
Màu xanh của dung dịch CuCl2 nhạt dần
 * Ở ống nghiệm 2:
- Có chất rắn màu trắng xanh bám vào dây Al.
- Dây nhôm tan dần
Nhận xét: ( đúng như dự đoán ban đầu)
Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hoá học yếu hơn.
Phương trình phản ứng:
 2Al + 3CuCl2 ® Al(NO3)3 + 3Cu
 (r) (dd) (dd) (r)
 (trắng) (xanh lam) (đỏ) Al+ 3AgNO3 ® Al(NO3)2 + 3Ag
Hs: Kết luận:
Nhôm có những tính chất ho

File đính kèm:

  • docGA hoa 9-THAN.doc