Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 1)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức : HS biết :

- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng.

2. Kĩ năng :

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 loãng.

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của HCl, H2SO4 loãng.

- Nhận biết được dung dịch axit HCl và muối clorua.

3. Thái độ : Hs có sự hiểu biết về axit và biết ứng dụng các kiến thức đã học vào đời sống.

4. Trọng tâm :

- Tính chất hóa học của axit của HCl, H2SO4l.

- Phản ứng điều chế HCl.

- Nhận biết axit HCl và muối clorua.

II/ Chuẩn bị :

1. Đồ dùng dạy học

a. Giáo viên :

- Hoá chất: HCl, Fe, NaOH, CuO, Zn, H2SO4l, Cu, bông, vải, H2SO4(đn), BaCl2

- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá đỡ, ống hút, kẹp ống nghiệm.

- Hình 1.12 phóng to, bảng phụ viết sẵn các dạng bài tập.

b.Học sinh:

- Nghiên cứu trước bài ở nhà, đọc kĩ phần thí nghiệm.

2. Phương pháp:

- Phân tích tổng hợp, thí nghiệm, thảo luận.

III. Các hoạt động dạy và học

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 6 - Bài 4: Một số axit quan trọng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG T1
Tuần 3 Ngày Soạn: 07/09/2011
Tiết 6 Ngày dạy : 09/09/2011
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức : HS biết :
- Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng.
2. Kĩ năng :
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 loãng.
- Viết các PTHH chứng minh tính chất của HCl, H2SO4 loãng.
- Nhận biết được dung dịch axit HCl và muối clorua. 
3. Thái độ : Hs có sự hiểu biết về axit và biết ứng dụng các kiến thức đã học vào đời sống.
4. Trọng tâm :
- Tính chất hóa học của axit của HCl, H2SO4l.
- Phản ứng điều chế HCl.
- Nhận biết axit HCl và muối clorua.
II/ Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học
a. Giáo viên : 
- Hoá chất: HCl, Fe, NaOH, CuO, Zn, H2SO4l, Cu, bông, vải, H2SO4(đn), BaCl2
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá đỡ, ống hút, kẹp ống nghiệm.
- Hình 1.12 phóng to, bảng phụ viết sẵn các dạng bài tập.
b.Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài ở nhà, đọc kĩ phần thí nghiệm.
2. Phương pháp: 
- Phân tích tổng hợp, thí nghiệm, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy và học 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
9A1
9A2
1’
Vắngphép
Vắngphép
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: 2/ Kiểm tra bài cũ 
-HS1: Trình bày tính chất hoá học chung của axit?
-HS2: Bài tập 2 sgk trang 14
-HS3: Bài tập 3 sgk trang 14
- GV kết luận cho điểm
- Hs trình bày bảng 5’
-Hs dưới lớp lấy nháp ra viết tính chất hóa học của axit. Và nhận xét phần trình bày của bạn.
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Axít clohiđric có những tính chất của một axit không? nó có những ứng dụng quan trọng nào chúng ta vào học bài hôm nay.
10’
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của axit clohiđric
GV: nhắc lại tính hoá học của một axit ?
Vậy HCl có những tính chất của một axit mạnh.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm, nhận xét hiện tựơng, đưa ra kết luận và viết phương trình hoá học? 
* GV chú ý cho HS làm thí nghiệm cẩn thận luôn giám sát học sinh.
- Vậy cách đơn giản nhất đề nhận biết axít là gì? 
- GV vì axit có gốc axit là clorua nên sản phẩm tạo thành đều là muối clorua.
GV thông báo tính chất số 5 học trong bài muối.
- HS tái hiện kiến thức trả lời 
- HS hoạt động nhóm 5’báo cáo kết quả, các nhóm bổ sung ý kiến. 
- Dùng quỳ tím.
A. AXIT CLOHIDRIC (HCl)
I/ Tính chất :
- Dung dịch của khí hidroclorua trong nước gọi là axitclohiđric.
* axitclohiđric có những tính
chất của một axit mạnh.
1/ Làm đổi màu quỳ tím hoá đỏ.
2/ Tác dụng với nhiều kim loại: Mg, Zn, Al, Fe, tạo muối và giải phóng khí hiđro.
2HCl(dd) + Zn(r) ZnCl2 (dd) + H2 (k) 
3/ Tác dụng với bazơ tạo muôí clorua và nước :
HCl(dd) +NaOH(dd)NaCl(dd) + H2O(l)
4/ Tác dụng với oxit axit tạo muối clorua và nước 
2HCl(dd) + CuO(r)CuCl2 (dd) + H2O(l) 
5/ Tác dụng với muối. 
5’
Hoạt động 3 :Tìm hiểu về ứng dụng axít clohiđric – Nhận biết HCl và muối clorua.
GV: chúng ta có nhận xét gì về các sản phẩm tạo thành của các phản ứng trên ?
Gv: tính chất tác dụng với kim loại ứng dụng để làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn. 
Gv làm thí nghiện nhận biết chất có chứa gốc –Cl.
Nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào dd muối NaCl.
Yêu cầu HS quan sát và nhớ hiện tượng để nhận biết và viết PTHH.
Lưu ý với HS HCl ngoài nhận biết bằng quỳ tím còn dùng AgNO3 để nhận biết.
- Hs dựa vào phần trên trả lời
- Đều là muối gốc clorua
- Hiện tượng kết tủa màu trắng.
AgNO3(dd)+NaCl(dd) AgCl(r) + NaNO3(dd) 
II. Ứng dụng – nhận biết:
-Điều chế các muối clorua, làm sạch bề mặt kim loại chế biến thực phẩm dược phẩm
- Nhận biết HCl và muối clorua bằng dd AgNO3 tạo AgCl kết tủa màu trắng.
AgNO3(dd)+NaCl(dd)AgCl(r) + NaNO3 (dd)
5’
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của axitsulfuaric
 -Gv đưa cho Hs quan sát bình đựng axit sulfuaric và dựa vào thông tin SGK yêu cầu Hs nhận xét tính chất vật lí ?
Gv giải thích vì axít đặc có tính rất háo nước, khi sử dụng tuyệt đối kông để dây da hay quần áo và GV lưu ý HS cách pha loãng axit sulfuaric đặc.
 - HS quan sát : là chất lỏng sánh như dầu, tan tốt trong nước, nặng gần gấp đôi nước.
- HS nghe và nhớ
B. AXIT SULFUARIC:
I . Tính chất vật lí : 
 Axítsulfuric là chất lỏng không màu, nặng gấp 2 lần nước, không bay hơi, dễ tan trong nước và toả nhiều nhiệt.
6’
Hoạt động 5: Tìm tính chất hoá học của axit sulfuaric – vận dụng
GV thông báo cho hs biết H2SO4 loãng có tính chất hoá học khác với H2SO4 đặc.
- H2SO4 loãng có tính chất hoá học giống như HCl. 
GV yêu cầu HS tự làm thí nghiệm và tìm tòi kiến thức như tìm hiểu tính chất của HCl.
- HS hoat động nhóm 5’ nhận xét báo cáo kết quả tự rút ra kiến thức
-2 HS xung phong trả lời
II/ Tính chất hoá học: 
1/ Axít sulfuaric loãng có những tính chất của một axít : (tương tự như axit clohidric) 
- Làm đổi màu quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với nhiều kim loại : Mg, Zn, Al, Fe, tạo muối và giải phóng khí hiđro.
H2SO4(dd) + Zn(r)ZnSO4 (dd) + H2 (k) 
- Tác dụng với bazơ tạo muôí clorua và nước :
H2SO4(dd) + 2NaOH(dd) 
Na2SO4(dd) + 2H2O(l)
- Tác dụng với oxit axit tạo muối clorua và nước 
H2SO4(dd) + CuO(r)CuSO4 (dd) + H2O(l)
5’
Hoạt động 5: 4/ Củng cố đánh giá
GV cho HS làm bài tập 1 SGK trang 19
Gọi HS xung phong trả lời, GV nhận xét cho điểm
HS hoạt động cá nhân làm bài tập SGK
a, H2SO4(dd) + Zn(r) ZnSO4 (dd) + H2 (k) 
b, CuO(r) +2HCl(dd) 
CuCl2(dd) +H2O(l) 
d, H2SO4(dd) + ZnO(r) 
ZnSO4 (dd)+ H2O(l) 
3’
5/ Nhận xét và dặn dò công việc về nhà
a, Nhận xét : Gv đánh giá giờ học rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b, Dặn dò : HS nghiên cứu trước bài 4 “Một số axit quan trọng” phần 2, III, IV, V, xem kĩ phần làm thí nghiệm và sơ đồ 1.12 ứng dụng của axit sulfuric giờ sau chúng ta tiếp tục học phần tiếp theo của bài.
IV/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docHoa 9tiet 6.doc