Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 5: Tính Chất Hoá Học Của Axit

A. MỤC TIÊU

 - HS biết được các tính chất hoá học chung của axit

 - Có kỹ năng viết phương trình hoá học tính chất của axit, phân biệt được dd axit,bazơ,muối

 - Rèn kỹ năng, có thái độ nghiêm túc khi làm thí nghiệm và làm bài tập hoá học

B. CHUẨN BỊ

 - dd HCl; dd H2SO4 loãng; Zn; Al; Cu; dd CuSO4; dd NaOH; Fe2O3; quỳ tím

 - Giá ống nghiệm; kẹp gỗ; công tơ hút; muôi sắt; kẹp sắt

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: - Nêu định nghĩa, công thức chung của axit. Nêu một số axit đã biết?

 HS 2: - Chữa bài tập 2.a/ tr 11 – Sgk

 Phân biệt 2 chất rắn màu trắng là CaO và P2O5

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 3 - Tiết 5: Tính Chất Hoá Học Của Axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 	Ngày soạn:01.09.10
Tiết 5	Ngày dạy: 08.09.10
tính chất hoá học của axit
a. mục tiêu
 - HS biết được các tính chất hoá học chung của axit
 - Có kỹ năng viết phương trình hoá học tính chất của axit, phân biệt được dd axit,bazơ,muối
 - Rèn kỹ năng, có thái độ nghiêm túc khi làm thí nghiệm và làm bài tập hoá học
b. chuẩn bị
	- dd HCl; dd H2SO4 loãng; Zn; Al; Cu; dd CuSO4; dd NaOH; Fe2O3; quỳ tím
	- Giá ống nghiệm; kẹp gỗ; công tơ hút; muôi sắt; kẹp sắt
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Nêu định nghĩa, công thức chung của axit. Nêu một số axit đã biết?
	HS 2: - Chữa bài tập 2.a/ tr 11 – Sgk 
	 Phân biệt 2 chất rắn màu trắng là CaO và P2O5
II. Bài mới
I. Tính chất hoá học
Hoạt động 1:1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị
TN: Nhỏ dd Axit H2SO4 vào giấy quỳ tím
Nêu hiện tượng xảy ra?
GV: Nhờ tính chất này giúp ta nhận biết được 1 dd là axit
HS làm thí nghiệm
HS: Quỳ tím hoá đỏ
Hoạt động 2: 2.Tác dụng với kim loại
TN: ÔN 1: 1mảnh Al ( Zn); ÔN 2: 1 mảnh Cu. Cho 1 – 2 ml dd HCl vào 2 ống nghiệm
 Nêu hiện tượng xảy ra?
- Viết phương trình hoá học của phản ứng?
- Kết luận gì về tính chất axit + kim loại?
*GV: HNO3; H2SO4đ/n tác dụng với hầu hết kim loại và không giải phóng H2
HS: ÔN 1: Mảnh kim loại tan dần, có bọt khí thoát ra
ÔN 2: không có hiện tượng gì xảy ra
Phương trình hoá học :
2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2
HS: axit + 1 số kim loại à muối + H2
Hoạt động 3: 3. Tác dụng với bazơ
- Điều chế Cu(OH)2: CuSO4 + NaOH
TN: Cu(OH)2 + HCl 
Nêu hiện tượng xảy ra?
Viết phương trình hoá học của phản ứng?
Kết luận gì về tính chất này của axit?
GV: Phản ứng trên gọi là phản ứng trung hoà
HS: Cu(OH)2 bị hoà tan à dd màu xanh
Phương trình hoá học :
Cu(OH)2 + 2HCl đ CuSO4 + 2H2O
HS: bazơ + axit à muối + H2O
Hoạt động 4: 4. Tác dụng với oxit bazơ
TN: Fe2O3 + HCl
Nêu hiện tượng xảy ra?
Viết phương trình hoá học của phản ứng?
Nêu dạng tổng quát của tính chất này?
* Tính chất axit + muối sẽ học ở bài 9
HS: Fe2O3 tan dần, dd dần chuyển sang màu vàng nâu
HS: Fe2O3 + 6HCl đ FeCl3 + 3H2O
HS: oxit bazơ + axit à muối + H2O
Hoạt động 5: II. Axit mạnh và axit yếu
GV giới thiệu và yêu cầu HS đọc nội dung trong Sgk tr 13 
HS đọc Sgk
III. Củng cố – Luyện tập 
	 - Nhắc lại nội dung đã học về tính chất của axit?
- Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch: NaOH, NaCl, HCl
HD: Sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết 3 đung dịch trên
- Bài tập 2: Hoà tan 4 g Fe2O3 bằng một lượng dd H2SO4 9,8% vừa đủ
	a/ Tính khối lượng dd H2SO4 đã dùng
	b/ Tính nồng độ phần trăm dd thu được sau phản ứng?
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học về tính chất hóa học của axit
	- Làm bài tập : 1; 2; 3 ; 4 tr 14 – Sgk 
	- Đọc phần “ Em có biết” tr 14 – Sgk 
********************************
Tuần 3 	Ngày soạn:01.09.10
Tiết 6	Ngày dạy:10.09.10
Một số axit quan trọng
a.mục tiêu
 - HS biết được tính chất của axit HCl và H2SO4
 - HS viết được các phương trình hoá học của tính chất hoá học của axit : HCl; H2SO4
 - HS thực hiện tốt các bài tập về axit HCl và H2SO4
b. chuẩn bị
	ống nghiệm; kẹp gỗ; công tơ hút
	dd HCl; H2SO4 loãng; quỳ tím; Al ( Zn, Fe); CuSO4; dd NaOH; CuO ( Fe2O3); Cu
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: - Nêu tính chất hoá học của axit?
	- Chữa bài tập 1 tr 14 – Sgk 
	HS 2: - Chữa bài tập 3 tr 14 – Sgk 
II. Bài mới
Hoạt động 1: A. Axit clohiđric HCl
 - Cho HS quan sát dd HCl
 Nêu tính chất vật lí của dd HCl 
- HCl là 1 axit mạnh. CMR dd HCl có đầy đủ tính chất của 1 axit mạnh
- Yêu cầu HS nhớ lại các thí nghiệm sử dụng HCl về tính chất hoá học của axit 
 và viết các phương trình hoá học 
GV giới thiệu ứng dụng của dd HCl 
1. Tính chất vật lí
HS nêu tính chất của dd HCl và theo Sgk
2. Tính chất hoá học
HS: - dd làm quỳ tím à đỏ
- Tác dụng với kim loại:
 Fe + 2 HCl à FeCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ:
2HCl + Cu(OH)2 à CuCl2 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ:
 Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2O 
3. ứng dụng 
B/ Axit sunfuric H2SO4
Hoạt động 2: I. Tính chất vật lí
- GV cho HS quan sát H2SO4 đặc
 à nêu tính chất vật lí của H2SO4
GV biểu diễn cách pha loãng axit H2SO4
 à ứng dụng của H2SO4
HS:H2SO4 là chất lỏng sánh không màu, nặng gần gấp đôi nước (1,83), không bay hơi,dễ tan trong nước và toả nhiều nhiệt
Hoạt động 3: II. Tính chất hoá học
GV: H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất hoá học của 1 axit mạnh ( tương tự như HCl)
- Viết các phương trình hoá học về tính chất hoá học của H2SO4 loãng
GV kiểm tra HS viết các phương trình hoá học
1. Axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất hoá học của một axit
HS: - Làm đổi màu quỳ tím à đỏ
- Tác dụng với kim loại: 
Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2
- Tác dụng với bazơ:
Zn(OH)2 + H2SO4 à ZnSO4 + 2H2O
- Tác dụng với oxit bazơ:
CuO + H2SO4 à CuSO4 + H2O
III. Củng cố – Luyện tập 
 	- Nhắc lại tính chất hoá học của HCl và H2SO4 loãng
- Bài tập: Cho các chất sau: Ba(OH)2; Fe(OH)3; SO3; K2O; Mg; Fe; Cu; CuO; P2O5. Viết các phương trình hoá học (nếu có) của các chất trên với :
a/ Nước	b/ dd H2SO4 loãng	c/ dd KOH
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học về HCL và H2SO4 .
	- Làm bài tập : 1 ; 4 ; 6 ; 7 tr 19 – Sgk 

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 3 10 - 11.doc