Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Ôn tập

I/ Mục tiêu:

1.Kiến thức :

- Ôn tập cho Hs những kiến thức cơ bản của chương trình lớp 8 (nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, các loại phản ứng hoá học, bài toán tính theo phương trình hoá học, công thức hoá học, tính CM, tính C%).

 2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, rèn lại kĩ năng viết CTHH, PTHH, giải bài toán hoá học

3.Thái độ :

- HS nhớ lại kiến thức để làm nền tảng tiếp tục học chương trình lớp 9, thúc đẩy sự yêu thích môn học.

II / Chuẩn bị:

1/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: xem lại kiến thức của chương trình hoá 8.

2/ Phương pháp:

 - Phát vấn, thảo luận.

III/ Các hoạt động dạy :

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Ôn tập 
Tuần 1 Ngày Soạn : 15/08/2011
Tiết 1 Ngày dạy : 19/08/2011	 
I/ Mục tiêu:	
1.Kiến thức :
- Ôn tập cho Hs những kiến thức cơ bản của chương trình lớp 8 (nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, các loại phản ứng hoá học, bài toán tính theo phương trình hoá học, công thức hoá học, tính CM, tính C%).
 2.Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, rèn lại kĩ năng viết CTHH, PTHH, giải bài toán hoá học 
3.Thái độ :
- HS nhớ lại kiến thức để làm nền tảng tiếp tục học chương trình lớp 9, thúc đẩy sự yêu thích môn học.
II / Chuẩn bị: 
1/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập. 
- Học sinh: xem lại kiến thức của chương trình hoá 8.
2/ Phương pháp: 
 - Phát vấn, thảo luận.
III/ Các hoạt động dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp
Tg
9A1
9A2
1’
Vắngphép
Vắngphép
2/ Ôn tập: Hoạt động1: Ôn tập các khái niệm cơ bản của chương trình hoá học 8
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Gv đặt những câu hỏi tái hiện kiến thức trên bảng, cho học sinh 3’ xem lại và trả lời câu hỏi. 
Sau khi nhận xét và hệ thống cho HS các kiến thức cơ bản, GV cho Hs làm Phiếu học tập số 1:
GV nhận xét khả năng nắm kiến thức của HS. 
HS trả lời các câu hỏi trên bảng.
HS đọc đề trên bảng phụ, lớp hoạt động nhóm 3’ 
Nhóm 1 trả lời các nhóm khác bổ xung và sửa
-nguyên tử : Fe, O, Cu
-phân tử : H2, O2, H2O, O2, Fe3O4, O2, SO2 
-đơn chất: H2, O2, Fe, O2, O2 
-hợp chất: H2O, Fe3O4, SO2 
1/Các khái niệm cơ bản:
-Nguyên tử làgì?
-Phân tử là gì?
-Đơn chất là gì?
-Hợp chất là gì?
Hoạt động 2: Nhắc lại khái niệm phân biệt các loại phản ứng hoá học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
H: Kể tên các loại phản ứng đã học ? nêu khái niệm ?
GV tổ chức cho hs làm phiếu học tập số 2
GV dựa trên bài làm của hs để sửa bài
HS trả lời kiến thức cũ
HS đọc đề trên bảng phụ, lớp hoạt động nhóm 3’ 
Nhóm 2 trả lời các nhóm khác bổ xung và sửa
2/ Các loại PƯHH:
- Phản ứng hoá hợp
- Phản ứng phân huỷ
- Phản ứng thế
- Phản ứng oxi hoá khử
Hoạt động 3: Giải bài tập định lượng
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
13’
GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước giải một bài tập định lượng 
Gv phát phiếu học tập số 3
GV yêu cầu từng nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. 
HS đọc đề trên bảng phụ, lớp hoạt động nhóm 3’ 
Nhóm 3,4 trả lời các nhóm khác bổ sung 
a/ Zn(r)+2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2 (k) 
b/ nZn = m/M = 6,5/65 = 0,1 (mol)
c/ mZnCl2 = nZnCl2 . MZnCl2 = 0,1.(71+65) = 13,6 (g)
3/ Dạng bài tập cơ bản
* Phương pháp giải 
-Tính số mol của chất liên quan 
-Viết PTHH
-Điền tỉ lệ mol và số mol suy ra số mol chất cần tìm
-Tính đại lượng cần tìm
Cho 6,5 g kim loại kẽm(Zn) tác dụng với dung dịch axít clohidric (HCl).
a/ Viết phương trình hoá học 
b/ Tính số mol kẽm đã tham gia phản ứng ?
c/ Tính khối lượng muối kẽm clorua (ZnCl2 ) tạo thành?
Giải 
a/Zn(r)+2HCl(dd) ZnCl2(dd) + H2 (k) 
b/ nZn = m/M = 6,5/65 = 0,1 (mol)
c/ mZnCl2 = nZnCl2 x MZnCl2 = 0,1x (71+65) = 13,6 (g)
3/ Dặn dò - Nhận xét đánh giá giờ học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
* Gv dặn dò hs về nhà. 
- Học thuộc hóa trị của các nguyên tố hóa học trong bảng 1 sgk hóa 8.
- Phân biệt được các nguyên tố kim loại, các nguyên tố phi kim. 
- Cách lập CTHH của chất. 
- Xem lại định nghĩa oxit và phân loại oxit.
* Gv nhận xét đáng giá giờ học của lớp. 
- HS chú ý lắng nghe và ghi vào ở về nhà thực hiện.
- Hs chú ý nghe và rút kinh nghiệm cho giờ học sau. 
Phụ Lục :
Phiếu học tập số 1: cho các CTHH sau hay cho biết đâu là đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử?
H2, O2, H2O, Fe, O2, Fe3 O4, O2, SO2, O, Cu. 
Phiếu học tập số 2.
 Hãy lập các phương trình hoá học sau 
 a, Khí Oxi + Khí Hidro Nước
 b, Sắt+ Axitclohidric (HCl) Sắt(II) clorua + khí Hidro 
 c, Chì(II)oxit + Khí Hidro Chì (Pb ) + Nước
 d, Kalibemanganat các chất rắn + khí oxi
Những phản ứng hoá học tren thuộc loại phản ứng nào? nếu là phản ứng Oxi hoá khử cho biết chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá.
Phiếu học tập số 3
Cho 6,5 g kim loại kẽm (Zn ) tác dụng với dung dịch axít clohidric (HCl).
a, Viết phương trình hoá học.
b, Tính số mol kẽm đã tham gia phản ứng ?
c, Tính khối lượng muối kẽm clorua (ZnCl2 ) tạo thành ? 
IV/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docHoa 9tiet 1.doc