Giáo án Hóa học lớp 9 - từ tuần 27 đến tuần 29

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra kiến thức đã học trong chương phi kim, hiđrocacbon.

- Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào trắc nghiệm, viết PTHH, nhận biết các chất khí, bài tập định lượng tính phần trăm các chất trong hỗn hợp, lập công thức hóa học hợp chất hữu cơ.

II. ĐỀ KIỂM TRA :

 

doc12 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - từ tuần 27 đến tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Trữ lượng dự đoán vào khoảng 3à 4 tỉ tấn 
- Hàm lượng các hợp chất chứa S thấp 0,5% tuy nhiên chứa nhiều parafin 
- Sản lượng khai thác dầu và mỏ tăng lên liên tục, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước.
3. Củng cố: 
1. Hãy chọn câu trả lời đúng cho các các sau:
Caâu 1 :A) Dầu mỏ là một đơn chất B) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp 
C) Dầu mỏ là một hiđrocacbon D) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều hiđrocacbon
Caâu 2 :A) Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ nhất định 
B) Dầu mỏ có nhiệt độ sôi khác nhau tùy thuộc vào thành phần của dầu mỏ.
C) Thành phần chủ yếu của dầu mỏ là metan.
D) Thành phần chủ yếu của dầu mỏ chỉ gồm xăng và dầu lửa 
Caâu 3 : Phương pháp để tách riêng các sản phẩm dầu thô là:
A) Khoan giếng dầu 	B) Crăckinh.
C) Chưng cất dầu mỏ	D) Khoan giếng dầu và bơm nước hoặc khí xuống
2. Bài 4 tr.129 SGK
4. Dặn dò: 
+ Học bài và hoàn thành các bài tập SGK trang 129.
+ Đọc trước bài “Nhiên liệu”
.
Tuần 28 Tieát 53 
 Baøi 38 . NHIEÂN LIEÄU
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
- Kiến thức:	Biết được:
+ HS biết được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).
+ Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hoả, khí thiên nhiên) an toàn hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường. 
- Kĩ năng:
+ Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày. 
+ Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy than, khí mêtan và thể tích khí cacbonic tạo thành
Trọng tâm: Khái niệm nhiên liệu, phân loại nhiên liệu, cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
Biểu đồ hàm lượng C trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu.
Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ
2. Bài mới:
Mỗi ngày không 1 gia đình nào không phải dùng 1 loại chất đốt để đun nấu  Có thể có gia đình đun nấu bằng bếp ga bằng bếp than, bếp củi chất đốt còn gọi là nhiên liệu . Nhiên liệu là gì? Được phân loại như thế nào? Sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả. Bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi trên.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiên liệu là gì? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
sKể một số nhiên liệu được sử dụng hàng ngày?
sNhận xét và cho biết đặc điểm chung của các loại chất đốt đó.
sKết luận về nhiên liệu?
sKhi dùng điện để đun nấu, thắp sáng thì điện có phải là một loại nhiên liệu không?
Thông báo: Các nhiên liệu thường là các loại vật liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc điều chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.
I. Nhiên liệu là gì?
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại nhiên liệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Dùng phiếu học tập cho HS trao đổi những nội dung sau: sNhiên liệu được phân thành mấy loại?
sSắp xếp các nhiên liệu trên theo sự phân loại đó.
sNhận xét về hàm lượng của cacbon trong các loại than.
sNhận xét về năng suất tỏa nhiệt của một số nhiên liệu thông thường.
sLĩnh vực ứng dụng của từng loại nhiên liệu?
Hs thảo luận nhóm, dựa vào thông tin SGK, sơ đồ H4.21, H4.22 trả lời.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1.Nhiên liệu rắn: Than mỏ (than gầy, than mỡ, than non và than bùn), gỗ 
2.Nhiên liệu lỏng: Ét xăng, dầu hoả, rượu
3.Nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cốc, khí lò cao, khí than.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
GV thông báo cho HS biết 1 số thông tin khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn lãng phí, làm ô nhiễm môi trường và hỏi làm thế nào để nhiên liệu cháy hoàn toàn ?
GV bố sung và kết luận 
Yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tiễn để giải thích các tình huống sau:
1. Ở gia đình khi đun nấu bằng bếp củi làm thế nào để ngọn lửa cháy đều không có khói?
2 Khi đun nấu bằng bếp than (than tổ ong) chúng ta thấy các viên than đều có các lỗ nhỏ.
GV đề nghị HS đề xuất 1 số yêu cầu để sử dụng hiệu quả nhiên liệu cần phải làm gì?
GDMT: Biết sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm, tránh ô nhiễm. Phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn 
III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? 
 - Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra.
3. Củng cố: 
 1. Bài 2, 4 tr.132 SGK
2. Đốt cháy 1m3 khí thiên nhiên chứa 90% CH4, 5% C2H6, 3% CO2, 2% N2 (theo thể tích).
a/ Tính nhiệt lượng tỏa ra, biết 1 mol metan cháy hoàn toàn tỏa 880KJ, 1 mol etan cháy tỏa 1563KJ.
b/ Tính thể tích khí cacbonic thải ra môi trường.
c/ Để hấp thụ hết lượng khí cacbonic cần dùng bao nhiêu ml dung dịch Ca(OH)2 1M
4. Dặn dò: 
+ Đọc trước bài “Rượu Etylic”
Chöông V: 
DAÃN XUAÁT CUÛA HIÑROCACBON –POLIME 
Tuần 28 Tiết 54 
Coâng thöùc hoùa hoïc : C2H6O
Phaân töû khoái : 46
 Baøi 38 . RÖÔÏU ETYLIC
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
- Kiến thức:	Biết được:
+ Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của rượu etylic 
+ Tính chất vật lý: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
+ Khái niệm độ rượu.
+ Tính chất hoá học: phản ứng cháy, phản ứng với natri, với axit axetic.
+ Làm nguyên liệu và dung môi trong công nghiệp
+ Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etylen.
- Kĩ năng:
+ Quan sát mô hình phân tử, hình ảnh, thí nghiệm, mẫu vật rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
+ Viết các PTHH dạng công thức phân tử và dạng công thức cấu tạo thu gọn.
+ Phân biệt ancol etylic với benzen
+ Tính khối lượng ancol etylic với benzen 
- Trọng tâm: CTCT của ancol etylic và đặc điểm cấu tạo 
Khái niệm độ rượu
Hóa tính và cách điều chế ancol etylic.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: - Mô hình phân tử rượu etylic - Rươu etylic, natri, nước, iôt.
- Ống nghiệm, chén sứ loại nhỏ, diêm, nhãn mác rượu.
Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu mục đích nghiên cứu chương 5.
2. Bài mới: 
Trong phòng thí nghiệm thường sử dụng đèn cồn. Trước khi tiêm, thầy thuốc thường dùng bông tẩm cồn để sát trùng chỗ tiêm, Cồn là gì à dung dịch rượu etylic trong nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về rượu etylic hay còn gọi là ancol etylic.
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của Rượu Etylic
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Yêu cầu HS quan sát ống nghiệm đựng rượu etylic, nghiên cứu SGK, cho biết một số tính chất vật lý của rượu etylic.
GV tiến hành: cho 45 ml ancol etylic vào ống đong, cho thêm nước vào tới 100ml. Hỏi:
sThể tích rượu ban đầu? Thể tích rượu và nước?
sHỗn hợp trên là rượu 45 độ. Vậy nói rượu 450 có nghĩa là gì?
sCho biêt thế nào là độ rượu?
Vận dụng:làm bài tập 4a,b SGK trang 139.
I. Tính chất vật lý:
- Chất lỏng, không màu, nhiệt độ sôi 78,30C, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước
- Độ rượu: Số ml rượu có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của rượu etylic
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Yêu cầu HS dựa vào CTPT, viết CTCT của ancol etylic. So sánh với CTCT của đimetyl ete CH3–O–CH3, etan CH3-CH3 
Nhấn mạnh: trong cấu tạo của ancol etylic có một nhóm –OH.
sNguyên tử H trong nhóm –OH có đặc điểm gì khác so với các nguyên tử H liên kết với C?
 à H linh động
 H H
H - C - C – O – H 
H H
 Thu gọn: CH3- CH2- OH 
 Trong phân tử có nhóm –OH (nguyên tử H linh động) làm cho rượu có tính chất đặc trưng 
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của ancol etylic
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Hướng dẫn HS nhỏ 1 vài giọt ancol etylíc vào ô trên đế sứ rồi đốt. HS quan sát mức độ cháy, màu sắc của ngọn lửa, mức độ tạo khói, so sánh với ngọn lửa gas và viết PTHH 
Kết luận: ancol etylic cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ, ít khói, tỏa nhiều nhiệt à nhiên liệu nhất là nhiên liệu cho động cơ ô tô làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
Cho mẫu natri vào cốc đựng ancol etylíc và yêu cầu HS quan sát hiện tượng nhận xét và viết PTHH 
sNatri có thể thay thế hết các nguyên tử H trong phân tử etylic ? à GV nhấn mạnh về sự linh hoạt của H trong nhóm - OH: C2H5OH có 6 nguyên tử H nhưng chỉ có nguyên tử H trong nhóm –OH mới có khả năng được thay thế bởi natri.
GV cho HS biết do đặc điểm cấu tạo nên ancol etylic có khả năng tham gia phản ứng với axit axetic nhưng sẽ được nghiên cứu trong bài sau. 
III. Tính chất hóa học
1/Ancol etylíc cháy trong không khí:
t0
Ancol etylic tác dụng mạnh với oxi khi đốt nóng.
C2H6O(l) + 3O2(k)à 2CO2 (k)+ 3H2O(r)
2/Ancol etylíc có phản ứng với natri không ?
Ancol etylic tác dụng được với natri giải phóng khí H2
2CH3-CH2-OH + 2Naà 2CH3-CH2-ONa + H2 
3/Phản ứng với axit axetíc: 
 (xem bài axit axetic)
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế ancol etylic
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
Yêu cầu HS dựa vào tính chất vật lý, tính chất hoá học của ancol etylíc từ đó rút ra một số ứng dụng. GV hình thành sơ đồ ứng dụng và tổng kết theo sơ đồ. 
Lưu ý uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe nhất là những người bệnh gan.
Hướng dẫn HS đọc sgk và dựa vào thực tế để nêu phương pháp sản xuất ancol etylíc từ tinh bột hoặc đường
IV. Ứng dụng
 Dược phẩm, cao su tổng hợp, axit axetic, pha nước hoa, vẹcni, rượu bia 
Lên men
V. Điều chế
- Tinh bột hoặc đường ancol etylic
Axit 
- C2H4 + H2O C2H5OH 
3. Củng cố:
1. Nêu phương pháp hóa học phân biệt benzen và ancol etylic?
2. Từ 22,4 lít etilen có thể điều chế bao nhiêu lít ancol etylic 400? Biết khối lượng riêng của etylic= 0,8g/ml, hiệu suất phản ứng đạt 80%
4. Dặn dò: + Học bài và làm lại các bài tập SGK trang 139. + Đọc trước bài “Axit axetic”
Tuần 29 Tiết 55 
Coâng thöùc hoùa hoïc : C2H4O2
Phaân töû khoái : 60
 Baøi 38 . AXIT AXETIC
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
- Kiến thức:	Biết được:
+ Công thức cấu tạo, công thức phân tử,

File đính kèm:

  • docHoa 9 tuan 2729.doc