Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Tiết 52 - Bài 42: Luyện Tập Chương IV

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức đã học về hiđrôcacbon.

- Hệ thống hoá mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrôcacbon.

2. Kỹ năng:

- HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập.

- Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn.

- Tự giác tích cực

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Trực quan;

- Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: - Bảng phụ

2. HS: Ôn tập kiến thức chương III

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)

 

II. Kiểm tra bài cũ: (0’)

III. Nội dung bài mới: (40’)

1. Đặt vấn đề: (1’) Các em đã được học về Mêtan, Etilen, Axeetilen, Benzen. Chúng ta hảy tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử và tính chất của các Hiđrôcacbon trên và những ứng dụng của chúng, đồng thời làm một số bài tập liên quan đến chúng .

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Tiết 52 - Bài 42: Luyện Tập Chương IV, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52: Ngày soạn://2011.
Bài 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Công thức câu tạo, tính chất hóa học của hợp chất hidrocacbon
- Hệ thống hóa kiến thức
- Áp dụng làm bài tập SGK
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố các kiến thức đã học về hiđrôcacbon.
- Hệ thống hoá mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của các hiđrôcacbon.
2. Kỹ năng: 
- HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Đam mê nghiên cứu, yêu thích bộ môn.
- Tự giác tích cực
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan; 
- Nêu vấn đề; Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Bảng phụ
2. HS: Ôn tập kiến thức chương III
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
III. Nội dung bài mới: (40’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Các em đã được học về Mêtan, Etilen, Axeetilen, Benzen. Chúng ta hảy tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu tạo phân tử và tính chất của các Hiđrôcacbon trên và những ứng dụng của chúng, đồng thời làm một số bài tập liên quan đến chúng ... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (10’)
- GV treo bảng: So sánh 4 Hiđrôcacbon đã học CH4, C2H4, C2H2, C6H6.
- GV yêu cầu HS nhớ lại cấu tạo, tính chất và ứng dụng của CH4, C2H4, C2H2, C6H6.
- GV gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ ® cả lớp nhận xét.
- HS viết các PTPƯ minh hoạ.
- GV nhận xét, bổ sung những chổ HS còn làm thiếu.
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ:
1. Mêtan: H
 ׀
 H -C - H ® liên kết đơn.
 ׀
 H
* Phản ứng đặc trưng là phản ứng thế.
 AS
 CH4 + Cl2 ® CH3Cl + HCl
2. Etilen: H H
 ׀ ׀
 C = C ® liên kết đôi
 ׀ ׀
 H H
* Phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.
 CH2 = CH2 + Br2 ® BrCH2−CH2Br
3. Axetilen:
 H - C º C - H ® liên kết ba.
* Phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng.
 CH º CH + 2Br2 ® Br2CH − CHBr2
4. Benzen:
 CH
 CH CH
 Þ có liên kết 
 CH CH đôi và liên 
 CH kết ba
* Phản ứng đặc trưng vừa cộng vừa thế.
 Fe
 C6H6 + Br2 ® C6H5Br + HBr
 Ni, to
 C6H6 + 3H2 ® C6H12. 
b. Hoạt động 2: (29’)
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS trình bày phương pháp nhận biết và viết PTPƯ.
- Lớp nhận xét.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
? Hảy dự đoán xem thử hợp chất A là hợp chất gồm bao nhiêu nguyên tố?
- GV gọi 1 Hs lên bảng giải.
- Cho cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV có thể hướng dẫn HS cách xác định CT của A.
? Viết CTCT của A? Đặc điểm cấu tạo như thế nào? A có làm mất màu dung dịch Br2 không?
II. Bài tập 
1. Bài tập 1:
Có 2 bình đựng 2 chất khí là CH4 và C2H4. Chỉ dùng dung dịch brôm có thể phân biệt được 2 chất khí trên không? Nêu cách tiến hành và viết PTPƯ.
Giải:
- Dùng dung dịch brôm phân biệt được 2 chất khí trên.
- Dẫn lần lượt 2 chất khí trên qua dd Br2, khí nào làm mất màu dd Br2 là khí C2H4, khí còn lại là khí CH4.
- PTPƯ: CH2=CH2 + Br2 ® BrCH2−CH2Br
2. Chữa bài tập 4 (SGK - 133):
a. - Số mol của CO2 là: nCO2 = 
- Số mol của H2O là: nH2O = 
- Khối lượng C có trong khí CO2 là: 
 mC = 0,2 x 12 = 2,4g
- Khối lượng H có trong khí H2O là: 
 mH = 0,3 x 2 = 0,6g
 Þ Vậy khối lượng của C và H trong A là: 2,4 + 0,6 = 3g Þ Vậy A chỉ gồm 2 nguyên tố là C và H.
b. Gọi CTPT của A là CxHy:
- Theo câu a ta có: 
Þ x = 2, y = 6.
A: C2H6 > 40.
c. A không làm mất màu dung dịch Br2, vì A không có liên kết đôi hoặc liên kết ba.
d. Phản ứng của C2H6 với Cl2:
 AS
C2H6 + Cl2 ® C2H5Cl + HCl
IV. Củng cố: (3’)
- GV nhắc lại những kiến thức cơ bản của các Hiđrôcacbon đã học. 
V. Dặn dò: (1’)
- Về nhà ôn tập lại toàn bộ các kiến thức về Hiđrôcacbon, chú ý đặc biệt đến tính chất của 4 Hiđrôcacbon là CH4, C2H4, C2H2, C6H6 ® để giờ học sau kiểm tra một tiết.

File đính kèm:

  • dochoa 9 tiet 52.doc