Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47: Axetilen - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: Học sinh biết:

- Công thức cấu tạo, công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo của phân tử axetilen.

- Tính chất vật lý: Trạng thái, tính tan, màu sắc, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hóa học của axetilen: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng cháy.

- Ứng dụng của axetilen: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.

2.Kỹ năng:

- Biết phân biệt axetilen với metan bằng pp hóa hoc.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của axetilen

- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặcTính thể tích khí axetilen đã tham gia phản ứng ở đktc.

- Viết PTHH dạng CTPT và dạng CT thu gọn

- Cách điều chế axetylen từ CaC2 và CH4

II. Chuẩn bị:

- Mô hình phân tử axetilen dạng đặc, dạng rỗng.

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, chậu thủy tinh,bình thu khí,giá ống nghiệm, panh, diêm

- Hóa chất: lọ đựng C2H2, nước cất, đất đèn, dd brom.

- Bảng phụ, bảmg nhóm.

III. Tiến trình dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu đặc điểm cấu tạo , tính chất hóa học của etilen?

2. Làm bài tập 2 SGK.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 47: Axetilen - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 	NS: 28/02/11
Tiết 47 	
AXETILEN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết:
- Công thức cấu tạo, công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo của phân tử axetilen.
- Tính chất vật lý: Trạng thái, tính tan, màu sắc, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học của axetilen: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng cháy.
- Ứng dụng của axetilen: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.
2.Kỹ năng:
- Biết phân biệt axetilen với metan bằng pp hóa hoc.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất của axetilen
- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặcTính thể tích khí axetilen đã tham gia phản ứng ở đktc.
- Viết PTHH dạng CTPT và dạng CT thu gọn
- Cách điều chế axetylen từ CaC2 và CH4
II. Chuẩn bị:
Mô hình phân tử axetilen dạng đặc, dạng rỗng.
Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, chậu thủy tinh,bình thu khí,giá ống nghiệm, panh, diêm
Hóa chất: lọ đựng C2H2, nước cất, đất đèn, dd brom.
Bảng phụ, bảmg nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu đặc điểm cấu tạo , tính chất hóa học của etilen?
2. Làm bài tập 2 SGK.
B. Bài mới: 	Công thức phân tử: C2H2
 Phân tử khối: 26
Hoạt động 1: Tính chất vật lý: 
GV: Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin trong SGK
? Hãy nêu tính chất vật lý của axetilen?
- Đọc TT trả lời
- Là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Hoạt động 2 : Cấu tạo phân tử
GV hướng dẫn HS các nhóm lắp ráp mô hình phân tử axtilen (dạng đặc, dạng rỗng)
?/ Viết công thức cấu tạo của axeitlen và nhận xét đặc điểm cấu tạo?
GV: Giới thiệu về liên kết ba
- Lắp mô hình.
- Viết CTCT
- Nhận xét CTCT.
- CTCT: H - C C - H (CH CH)
* Đặc điểm: Giữa 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba. Trong liên kết ba có 2 liên kết kém bền, dễ bị đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học 
Hoạt động 3: Tính chất hoá học
?/ Dựa vào đặc điểm cấu tạo của C2H2, em hãy dự đoán tính chất hoá học của axetilen. 
GV: Chúng ta sẽ dùng thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán
GV làm thí nghiệm điều chế axetilen và đốt cháy axetilen. 
GV: Gọi HS nêu hiện tượng và viết PTPƯ?
GV liên hệ: Vì phản ứng toả nhiều nhiệt nên axetilen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxi - axetilen
GV làm thí nghiệm dẫn khí C2H2 vào ống nghiệm có chứa dung dịch brôm (màu da cam) và gọi HS nêu hiện tượng
?/ Khi C2H2 phản ứng cộng với dung dịch brôm thì ở đây xảy ra phản ứng gì?
GV: Thể hiên bản chất của phản ứng cộng brôm trong dung dịch và yêu cầu HS viết PTPƯ trong đó phải thể hiện được:
- Liên kết bị đứt
- Nguyên tử brôm liên kết với nguyên tử cacbon có liên kết bị đứt
GV: Sản phâm rsinh ra còn liên kết đôi trong phân tử
?/ Vậy phân tử đó có thể phản ứng cộng tiếp lần nữa không?
GV giới thiệu: Trong điều kiện thích hợp , axetilen cũng có khản ứng cộng với H2 và một số chất khác
GV treo bảng phụ về sự giống và khác nhau về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của CH4, C2H4, C2H2
1/ Axetilen có cháy không?
- Quan sát, nêu hiện tượng và viết PT
- Hiện tượng: Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, phản ứng toả nhiều nhiệt
PT: 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
2/ Axetilen có làm mất màu dung dịch brôm không?
- Quan sát, nêu hiện tượng và viết PT
- Hiện tượng: Màu da cam của dung dịch brôm bị nhạt dần và trở thành dung dịch không màu
- Phản ứng cộng
PT: 
CH CH + Br - Br Br - CH = CH - Br
 không màu da cam không màu
Hoặc C2H2 + Br2 C2H2Br2)
- Phản ứng cộng tiếp:
Br - CH = CH - Br + Br - Br 
 Br2 - CH - CH - Br2
Hoặc C2H2Br2+ Br2 C2H2Br4
 không màu da cam không màu
HS: Nghe và ghi bài
Đặc điểm so sánh
Metan (CH4)
Etilen (C2H4)
Axetilen (C2H2)
Đặc điểm cấu tạo
Liên kết đơn
Liên kết đôi
Liên kết ba
Tính chất hoá học giống nhau
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Phản ứng cháy
Tính chất hoá học khác nhau
Phản ứng thế
Phản ứng cộng dd brôm (1 lần cộng)
Phản ứng cộng dd brôm (2 lần cộng)
Hoạt động 4: ứng dụng
GV: Gọi HS đọc SGK và nêu ứng dụng của axetilen
- Đoc TT trả lời
- Làm nguyên liệu cho đèn xì 
oxi - axtilen để hàn cắt kim loại
- Là nguyên liệu để sản xuất: Poliviunyl clorua (PVC), cao su, axit axetic, nhiều loại hoá chất khác
Hoạt động 5: Điều chế
GV: Giới thiệu cách điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm: Là cho CaC2 tác dụng với nước
GV giới thiệu: Hiện nay C2H2 thường được điều chế bằng cách nhiệt phân metan ở nhiệt độ cao
HS: Nghe và ghi bài
PT: CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2
HS: Nghe và ghi bài
IV Củng cố:
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt được 2 bình đựng các khí không màu bị mất nhãn là: CH4, C2H2 
HDHS làm bài tập 4, 5 sgk Tr122
* Bài tập:
 Dẫn lần lượt vào dung dịch nước brôm. Nếu thấy dung dịch brôm mất màu là C2H2
PT: C2H2 + 2Br2 C2H2Br4 , còn lại là CH4
V/ Dặn dò:
3. Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK

File đính kèm:

  • doctiet47.doc