Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 45 - Bài 36: Metan

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan.

- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

- Tính chất hóa học: Tác dụng với clo(phản ứng thế), với oxi(phản ứng cháy).

- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.

2. Kỷ năng: - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét; - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.

- Phân biệt khí metan với một số khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Thực hành; Cùng tham gia.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: - Mô hình phân tử khí Mêtan (nếu có).

- Khí mêtan đã điều chế sẵn, dung dịch Ca(OH)2.

- Dụng cụ: Ống thuỷ tinh vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bật lửa.

2. HS: - Kiến thức đã học;

- Xem trước bài mới - Tìm hiểu sự hình thành và cách sử dụng khí bioga.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)

II. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Viết CTCT của các chất có CTPT sau: CH3Br, CH4O, CH4?

III. Nội dung bài mới: (32’)

1. Đặt vấn đề: (1’) Ở 2 tiết trước các em đã được tìm hiểu sơ lược khái quát về một số đặc điểm cấu tạo hợp chất hửu cơ. Ở tiết học này các em sẽ được tìm hiểu 1 hợp chất đầu tiên là Mêtan. Mêtan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho nông nghiệp. Vậy Mêtan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?.

2. Triển khai bài dạy:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 45 - Bài 36: Metan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45: Ngày soạn:.../.../2011.
Bài 36: METAN.
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Khái niệm về hợp chât hữu cơ và hóa học hữu cơ 
- Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- CTPT, CTCT, tính chất của Metan
- Ứng dụng của Metan
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được: - CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của metan.
- Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hóa học: Tác dụng với clo(phản ứng thế), với oxi(phản ứng cháy).
- Metan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
2. Kỷ năng: - Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét; - Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
- Phân biệt khí metan với một số khí khác, tính phần trăm khí metan trong hỗn hợp 
3. Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; Thực hành; Cùng tham gia. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Mô hình phân tử khí Mêtan (nếu có).
- Khí mêtan đã điều chế sẵn, dung dịch Ca(OH)2.
- Dụng cụ: Ống thuỷ tinh vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bật lửa.
2. HS: - Kiến thức đã học; 
- Xem trước bài mới - Tìm hiểu sự hình thành và cách sử dụng khí bioga.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Viết CTCT của các chất có CTPT sau: CH3Br, CH4O, CH4?
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở 2 tiết trước các em đã được tìm hiểu sơ lược khái quát về một số đặc điểm cấu tạo hợp chất hửu cơ. Ở tiết học này các em sẽ được tìm hiểu 1 hợp chất đầu tiên là Mêtan. Mêtan là một trong những nguồn nhiên liệu quan trọng cho đời sống và cho nông nghiệp. Vậy Mêtan có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (5’)	 
GV cho HS đọc thông tin phần I
- Trong tự nhiên metan có ở đâu?
- Metan có những tính chất vật lí nào?
HS: Nêu trạng thái và TCVL của metan
I. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí:
- CH4 có trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, bùn ao, khí bioga.
- Chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
b. Hoạt động 2: (8’)	
GV cho HS quan sát mô hình ® yêu cầu HS lắp mô hình.
HS: Lắp mô hình rút ra CTPT và CTCT
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hửu cơ ® viết CTCT?
HS: Viết CTPT
- Trong CTCT của CH4 giữa 2 nguyên tử C và H có mấy liên kết? 
HS: 1.
II. Cấu tạo phân tử:
- CTPT: CH4 - CTCT: H
 ׀
 H − C − H 
 ׀
 H
* Nhận xét: Giữa nguyên tử C và H chỉ có 1 liên kết.
- Những liên kết chỉ có một nét gạch gọi là liên kết đơn.
- Trong phân tử CH4 có 4 liên kết đơn.
c. Hoạt động 3: (14’)
GV tiến hành làm TN: Đốt cháy khí CH4.
 ® hướng dẫn HS q/sát (như hình vẽ 4.5).
HS: Quan sát TN hoặc hình ảnh thí nghiệm
- Khi đốt cháy CH4 sinh ra những SP gì?
HS: Trả lời và viết PTHH dạng CTPT và CTCT
GV lưu ý: VCH4 : VO2 = 1 : 2 sẽ tạo ra hổn hợp nổ mạnh.
GV tiến hành làm TN: CH4 + Cl2.
- Quan sát màu sắc khí Cl2 trước sau khi đưa ra ánh sáng? Màu sắc dd trong bình khi cho quỳ tím vào? Điều đó chứng tỏ gì?
HS: Nêu hiện tượng và viết PTHH
GV cho HS nhận xét phản ứng giữa CH4 và Cl2.
HS: Rút ra nhận xét.
GV chốt lại phản ứng thế giữa CH4 và Cl2.
III. Tính chất hoá học :
1. Tác dụng với oxi:
- TN: Đốt CH4, úp ống nghiệm trên ngọn lửa cho đến khi có xuất hiện các giọt nước trên thành ống nghiệm, rót dd Ca(OH)2 vào lắc nhẹ ® vẩn đục.
* CH4 cháy tạo thành khí CO2 + hơi nước.
 to
- PTPƯ: CH4 + O2 ® CO2 + H2O + Q
2. Tác dụng với clo:
* Thí nghiệm: Đưa bình hổn hợp khí CH4 + Cl2 ra ánh sáng ® cho nước vào lắc nhẹ, cho thêm một mẩu giấy quỳ tím.
- Hiện tượng: Màu vàng nhạt của Clo mất đi, quỳ chuyển sang màu đỏ.
- PTPƯ : H	 H
 ׀ AS ׀
 H − C − H + Cl − Cl ® H − C − Cl + HCl
 ׀ ׀
 H H
 AS
Viết gọn: CH4 + Cl2 ® CH3Cl + HCl
* Nhận xét: Phản ứng trên nguyên tử H của CH4 được thay thế bởi nguyên tử Cl Þ phản ứng trên gọi là phản ứng thế.
 - Phản ứng thế là phản ứng đặc trưng cho liên kết đơn. 
d. Hoạt động 4: (4’)
HS: Đọc phần thông tin SGK cung cấp
GV thông báo và chốt nhanh 1 số ứng dụng của CH4.
IV. Ứng dụng:
- Làm nhiên liệu trong đời sống, sản xuất.
- Điều chế H2: to
 CH4 + H2O ® CO2 + H2
 Xt
- Điều chế bột than, và nhiều chất khác.
IV. Củng cố: (5’)
- GV gọi 1 HS đọc mục “Em có biết” ở SGK .
- Trong các khí sau: CH4, H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau theo tỷ lệ 1:2 tạo ra hổn hợp nổ?
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài củ. 
- Làm các bài tập: 2, 3, 4 (SGK - 116)
- Xem trước bài mới “ÊTILEN”

File đính kèm:

  • dochoa 9 chuan.doc
Giáo án liên quan