Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: HS biết được

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh họa.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm. Lấy ví dụ minh họa.

- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm lấy ví dụ minh họa.

- Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn

2.Kỹ năng:

- Quan sát BHTTH, ô nguyên tố cụ thể và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, chu kì, nhóm

- Từ cấu tạo của một số nguyên tố điển hình suy ra vị trí và TCHH cơ bản của nó và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận.

II. Chuẩn bị:

- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)

III. Tiến trình dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

1. Công nghiêp silicat là gì? kể tên một số nghành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính?

2. Nêu các công đoạn chính của sản xuất thủy tinh, viết PTHH.

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- GV treo bảng tuần hoàn và giới thiệu cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn - Quan sát, nghe và ghi bài

- Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21	NS: 17/01/11
Tiết 39 	
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh họa.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm. Lấy ví dụ minh họa.
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm lấy ví dụ minh họa.
- Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn
2.Kỹ năng:
- Quan sát BHTTH, ô nguyên tố cụ thể và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, chu kì, nhóm
- Từ cấu tạo của một số nguyên tố điển hình suy ra vị trí và TCHH cơ bản của nó và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hoặc phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận.
II. Chuẩn bị:
- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)
III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: 
1. Công nghiêp silicat là gì? kể tên một số nghành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính?
2. Nêu các công đoạn chính của sản xuất thủy tinh, viết PTHH.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 
- GV treo bảng tuần hoàn và giới thiệu cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn
- Quan sát, nghe và ghi bài
- Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn
- GV giới thiệu khái quát bảng tuần hoàn
? Hãy quan sát và nhận xét
- GV treo sơ đồ H. 3.22
? Ô nguyên tố cho biết những gì? 
GV: số hiệuu nguyên tử có trị số bằng đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số e trùng với số thứ tự của nguyên tố 
? Quan sát ô 13 cho biết ý nghĩa các con số và ký hiệu trong ô đó.
* HĐ nhóm: quan sát bảng tuần hoàn trang 169 SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tố H, O, Na. Thảo luận theo nội dung sau: 
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng?
- Điện tích hạt nhân các nguyên tử trong một chu kỳ thay đổi như thế nào?
- Số lớp e của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có đặc điểm gì?
GV nhận xét, chuẩn kiến thức 
1. Ô nguyên tố :
- HS trả lời
 cho biết:
- Số hiệu nguyên tử
- Kí hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối
- Hs trả lời, hs khác bổ sung
2. Chu kì: 
- Hs trả lời, hs khác bổ sung
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e
 - HS xét chu kì 1, 2, 5
Hoạt động 3:Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng HTTH
- HS hoạt động nhóm: các nhóm thaỏ luận theo nội dung: quan sát bảng tuần hoàn chu kì 2, 3 trong SGK. Hãy nhận xét theo nội dung sau:
? Đi từ đầu đến cuối chu kì ( theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân)
? Sự thay đổi số e lớp ngoài cùng như thế nào
? Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chốt kiến thức
- Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8 và lặp lại tuần hoàn ở các chu kì sau:
Bài tập: 
1. Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự 
a. Tính kim loại giảm dần: Si, Mg, Al, Na
b. Tính phi kim giảm dần: C, O, N, F
Giải thích ngắn gọn
HS tiếp tục thảo luận nhóm theo nội dung:
Quan sát nhóm I và VII, dựa vào tính chất hóa học của các nguyên tố đã biết, hãy cho biết: 
- Số lớp e và số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm như thế nào
- Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào?
Đại diện các nhóm báo cáo GV nhận xét bổ sung
GV chốt kiến thức
1.Trong một chu kỳ:
 - TLN trả lời
- Đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
- Hs trả lời, hs khác bổ sung
2. Trong một nhóm :
- Hs trả lời, hs khác bổ sung
- Số lớp e của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần
- HS xét nhóm II và nhóm IV
IV. Củng cố và dặn dò:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Đọc phần em có biết
3. BTVN 1, 2, 3, 4

File đính kèm:

  • doctiet39.doc