Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 23 - Bài 17: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại

I.Mục tiêu

a. Kiến thức

- Học sinh biết dãy hoạt động hoá học của kim loại.

- - Hs hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại

b. Kĩ năng

- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động hoá học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy.

- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và phản ứng đã biết.

- Bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không.

- Tính khối lượng của kim loaị trong phản ứng thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại.

II.Chuẩn bị

Giáo viên. –Máy chiếu, phiếu học tập

 - Cốc thuỷ tinh, giá ống nghiệm, ống nghiệm. Pipet, môi xúc hóa chất,

- Dd CuSO4, đinh sắt sạch, Kim loại Na,Ag,Cu, FeSO4, AgNO3, dd HCl, H2O, Phênolphtalein.

-Hs : Đinh Fe, dây Ag

III.Hoạt động dạy học

 1.Kiểm tra bài cũ

 + Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại, viét PTPƯ minh hoạ.

2.Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 23 - Bài 17: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 21/11/2011
 Tiết 23 - BÀI 17. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I.Mục tiêu
a. Kiến thức
- Học sinh biết dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- - Hs hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
b. Kĩ năng
- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động hoá học mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy.
- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và phản ứng đã biết.
- Bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không.
- Tính khối lượng của kim loaị trong phản ứng thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại. 
II.Chuẩn bị
Giáo viên. –Máy chiếu, phiếu học tập
 - Cốc thuỷ tinh, giá ống nghiệm, ống nghiệm. Pipet, môi xúc hóa chất,
- Dd CuSO4, đinh sắt sạch, Kim loại Na,Ag,Cu, FeSO4, AgNO3, dd HCl, H2O, Phênolphtalein. 
-Hs : Đinh Fe, dây Ag
III.Hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ
 + Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại, viét PTPƯ minh hoạ.
2.Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cơ sở xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Gv: Hướng dẫn - Hs làm thí nghiệm 1 đồng thời Chiếu lên màn hình các bước làm thí nghiệm.
 Thí nghiệm 1: Cho Fe tác dụng với CuSO4 và Cu tác dụng với FeSO4.
- Hs: Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Gv: Gọi đại diện các nhóm - Hs nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1, viết PTHH xảy ra và rút ra nhận xét.
? Vì sao Fe đẩy được đồng ra khỏi dd muối đồng còn Cu lại không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt? 
- Hs: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
- Gv: Kết luận: Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu ta xếp Fe đứng trước Cu
Thí nghiệm 2: Cho Cu tác dụng với AgNO3 và cho Ag tác dụng với CuSO4.
- Gv làm thí nghiệm .
- Gv: Gọi đại diện các nhóm - Hs nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 2, viết PTHH xảy ra và rút ra nhận xét.
? Vì sao Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 còn Ag lại không tác dụng được với CuSO4? 
- Hs: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
- Gv: Kết luận: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag ta xếp Cu đứng trước Ag.
Thí nghiệm 3:Cho Fe và Cu tác dụng với dd HCl.
- Hs làm thí nghiệm 1 đồng thời Chiếu lên màn hình các bước làm thí nghiệm.
- Gv: Gọi đại diện các nhóm - Hs nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 4, viết PTHH xảy ra và rút ra nhận xét.
-Hs. Fe đẩy được Hiđro ra khỏi dd axit còn Cu không đẩy được Hiđro ra khỏi dd axit
-Gv:KL:Ta xếp Fe đứng trước H còn Cu đứng sau 
Thí nghiệm 4:Cho Na và Fe cùng tác dụng với H2O.
-GV: Làm thí nghiệm 4 
- Gv: Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.và viết PTHH
-Hs : Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe ta xếp Na đứng trước Fe
? Căn cứ vào kết quả thí nghiệm em hãy sắp xếp các nguyên tố Na, H, Cu, Fe, Ag. theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học?
- Gv: Căn cứ vào thực nghiệm người ta xác định được mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần theo dãy sau 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Gv: Thông báo ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại và yêu cầu - Hs viết PTPƯ minh hoạ.
- Hs: Ghi nhớ và viết PTPƯ minh hoạ. 
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1. Thí nghiệm 1
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Kl: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu
 Xếp : Fe, Cu (1)
2. Thí nghiệm 2
Cu + AgNO3→ Cu(NO3)2+ Ag
KL. Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
Xếp: Cu, Ag (2)
3. Thí nghiệm 3
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Cu + HCl → không phản ứng
KL: Fe đẩy được Hiđro ra khỏi dd axit còn Cu không đẩy được Hiđro ra khỏi dd axit
 Xếp: Fe, H, Cu (3)
4. Thí nghiệm 4
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Fe + H2O → không phản ứng
KL : Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe
Ta xếp :Na, Fe (4)
Từ (1), (2), (3), (4) ta xếp
 Na, Fe, H, Cu, Ag
Dãy hoạt động hoá học của kim loại:
K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb,(H),Cu,Hg,Ag,Au 
Độ hoạt động KL giảm dần
II. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?( SGK)
4 ,Củng cố
GV : Chiếu phần củng cố lên bảng
Bài tập 1,2,3 trong máy chiếu 
5, Về nhà: 
Gv hướng dẫn học sinh giải bài tập 5 sgk trang 54
Làm các bài tập,học thuộc ý nghĩa dãy hoạt động kim loại 

File đính kèm:

  • dochoa 9 tiet 23 day hdhh kim loai.doc
Giáo án liên quan