Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 21 - Bài 12: Tính Chất Vật Lí Của Kim Loại
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS biết được một số tính chất vật lí của kim loại như tính dẫn điện, đẫn nhiệt, ánh kim, tính dẻo . - HS biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất
2. Kỹ năng:
- Biết thực hiện TN đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng biết liên hệ với một số ứng dụng của kim loại.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, rút ra nhận xét
- Từ phương trình của 1 số kim loại cụ thể, khái quát hoá để rút ra tính chất hoá học chung của kim loại.
- Viết các phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của kim loại.
B. CHUẨN BỊ
- Dây nhôm, đèn cồn, giấy gói kẹo, mẩu than gỗ, búa.
+ Dụng cụ: Mỗi nhóm giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, ống hút, đèn cồn, muẫn sắt, kẹp gỗ.
+ Hoá chất: 1lọ O2, 1 lọ Cl2, Na, dây sắt, H2SO4 loãng, CuSO4, AgNO3, Zn, Cu, AlCl3
Ngày soạn: 28/10/2012 Ngày dạy: 30/10/2012 Tiết 21 Chương II: KIM LOẠI VÀ PHI KIM Bài 12 TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được một số tính chất vật lí của kim loại như tính dẫn điện, đẫn nhiệt, ánh kim, tính dẻo ..... - HS biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất 2. Kỹ năng: - Biết thực hiện TN đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng biết liên hệ với một số ứng dụng của kim loại. - Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, rút ra nhận xét - Từ phương trình của 1 số kim loại cụ thể, khái quát hoá để rút ra tính chất hoá học chung của kim loại. - Viết các phương trình phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của kim loại. B. CHUẨN BỊ - Dây nhôm, đèn cồn, giấy gói kẹo, mẩu than gỗ, búa. + Dụng cụ: Mỗi nhóm giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, ống hút, đèn cồn, muẫn sắt, kẹp gỗ. + Hoá chất: 1lọ O2, 1 lọ Cl2, Na, dây sắt, H2SO4 loãng, CuSO4, AgNO3, Zn, Cu, AlCl3 C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 MỞ BÀI GV: Yêu cầu học nêu những tính chất vật lí của kim loại đã được học trong môn vật lí GV: Kim loại còn tính chất vật lí cơ bản nào ? HS: Nhắc lại - Tính dẫn điện - Tính dẫn nhiệt Hoạt động 2 I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ 1.TÍNH DẺO GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. ? Quan sát hiện tượng, nhận xét. GV : Cho HS quan sát các đồ vật khác bằng nhôm. ? Kết luận HS : Làm thí nghiệm + Hiện tượng - Dây nhôm bị dát mỏng. - Than bị vỡ vụn + Giải thích Do nhôm có tính dẻo Kết luận : ( SGK ) 2.ÁNH KIM GV : Thuyết trình. Quan sát đồ trang sức vàng, bạc ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh, các kim loại khác cũng có vẻ sáng tương tự. GV : Gọi HS trả lời. GV : Bổ sung thêm thông tin. ? Kết luận. GV Gọi HS đọc phần “ Em có biết” HS : Nghe và ghi HS : Nhận xét Kết luận : ( SGK ) Hoạt động 3 II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC I. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM GV: Làm thí nghiệm yêu cầu HS quan sát. TN1: Đốt sắt trong oxi. TN2: Đốt Na trong clo. ? Viết phương trình phản úng. GV: Giới thiệu thêm. GV: Gọi HS đọc phần kết luận: 1. Tác dụng với oxi. HS : Quan sat thí nghiệm. + TN1 : Dây sắt cháy sáng tạo ra hạt nhỏ ( Fe3O4 ) màu nâu đen. + TN2 : Na cháy trong Cl2 tạo thành khói trắng ( NaCl ). 3 Fe + 2 O2 Fe3O4 2. Tác dụng với phi kim khác. 2 Na + Cl2 2 NaCl Kết luận : ( SGK ). II. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI AXIT GV: Gọi học sinh nhắc lại tính chất , đồng thời lấy ví dụ minh hoạ. HS: Lấy ví dụ Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 III. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. TN1: Cho dây đồng vào dd AgNO3 TN2: Cho dây sắt vào dung dịch AlCl3 ? Quan sát hiện tượng. GV: Gọi dại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. ? Viết phương trình phản ứng. ? Nhận xét. GV: Ta nói Cu mạnh hơn Ag nên Cu đẩy được Ag ra khỏi dd AgNO3. Fe yếu hơn Al nên Fe không đẩy được Al ra khỏi dung dịch AlCl3. GV: Gọi HS đọc kết luận. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. HS: Nêu hiện tượng, nhận xét và viết phương trình phản ứng. Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag Fe + AlCl3 Không phản ứng KL: ( SGK ). Hoạt động 4 LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ GV : Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. Bài tập 1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau. Al + AgNO3 ? + ? ; ? + Cl2 AlCl3 ? + CuSO4 FeSO4 + ? ; ? + HCl FeCl2 + ? Zn + S ? ; Mg + ? ? + Ag R + ? R2(SO4)3 + ? Bài tập 2. Ngâm một chiếc đinh Fe nặng 20g vào 50 ml dd AgNO3 0,5 M cho đến khi kết thúc pư. Tính khối lượng đinh Fe sau khi làm thí nghiệm ? GV: Nêu các bước giải bài toán Hoạt động 5 BÀI TẬP VỀ NHÀ. Bài tập : 2, 3, 4, 5, 6( SGK Tr : 51 ) Ngày soạn: 28/10/2012 Ngày dạy: 03/11/2012 Tiết 22 DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được dãy hoạt động của kim loại 2. Kỹ năng: - Biết các tiến hành nghiên cứu 1 số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh, yếu và cách sắp xếp theo tong cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp dãy. - Biết ý nghĩa của dãy HĐHH. - Viết được các pthh chứng minh cho tong ý nghĩa của dãy. - Vận dụng ý nghĩa để xét các phản ứng của kim loại có xảy ra không. B. CHUẨN BỊ + Dụng cụ: Mỗi nhóm: giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, ống hút, đèn cồn, muẫn sắt, kẹp gỗ. + Hoá chất: Na, dây sắt, dd FeSO4, ddCuSO4, ddAgNO3, Zn, Cu, ddHCl, phenolphtalein, H2O . C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ VÀ CHỮA BÀI TẬP Câu 1 : Nêu tính chất hoá học của kim loại. Viết phương trình phản ứng. Câu 2 : Làm bài tập : 2, 3, 4 ( SGK Tr: 51 ) Hoạt động 2 I. DÃY HĐHH CỦA KIM LOẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG NTN. GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm. TN 1: Cho mẩu Na vào cốc H2O có chứa vài giọt phenolphthalein. TN 2: Cho 1 đinh Fe vào nước TN 3: Cho 1 đinh Fe vào dd CuSO4. TN 4: Cho mẩu dây Cu vào dd FeSO4. GV : Gọi HS các nhóm nêu hiện tượng. Nhận xét và viết phương trình phản ứng. ? Kết luận. TN5: + Cho mẩu Cu vào dd AgNO3 + Cho mẩu Ag vào dd CuSO4 ? Nêu hiện tượng và viết PTHH ? KL. TN6: + Cho một đinh Fe vào dd HCl + Cho một miếng Cu vào dd HCl ? Nêu hiện tượng và viết PTHH ? KL. GV : Căn cứ vào các thí nghiệm em hãy xắp xếp các kim loại thành một dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học. GV : Viết DHDHH của kim loại. HS: Tiến hành thí nghiệm thoe nhóm. HS: Nêu hiện tượng và viết PTHH 2 Na + 2 H2O 2 NaOH + H2 Fe + H2O o/ hiện tượng Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Cu + FeSO4 o/ hiện tượng KL: Na hoạt động mạnh hơn Fe, Fe hoạt động mạnh hơn Cu. Xếp : Na ; Fe ; Cu HS: Làm thí nghiệm Cu + 2 AgNO3 Cu(NO3)2 + 2 Ag Ag + CuSO4 o/ có hiện tượng Cu hoạt động mạnh hơn Ag => Cu xếp trước Ag Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 Cu + HCl o/ có hiện tượng Xếp Fe đúng trước H còn Cu đứng sau H Na ; Fe ; H ; Cu ; Ag Dãy HĐHH K ; Na ; Mg ; Al ; Zn ; Fe ; Pb ; H ; Cu; Ag ; Au. Hoạt động 3 II. DÃY HĐHH CỦA KIM LOẠI CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO GV: Nêu ý nghĩa của dãy và yêu cầu HS đọc lại. HS : Ghi ý nghĩa vào vở. Hoạt động 4 LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ Bài tập : Cho các kim loại Mg ; Fe ; Cu ; Zn ; Ag ; Kim loại nào tác dụng được với. Dung dịch H2SO4 loãng. Dung dịch FeCl2. Dung dịch AgNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Hoạt động 5 BÀI TẬP VỀ NHÀ. Bài tập : 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK Tr : 54 )
File đính kèm:
- Hoa 9 tuan 11.doc