Giáo án Hóa học lớp 9 - Phan Minh Nhật - Trường THCS Triệu Lăng

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức

- HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.

- Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.

2.Kỷ năng:

- Phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các hợp chất vô cơ.

3.Thái độ:

- HS có thế giới quan khoa học.

B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1.Chuẩn bị của GV:

- Tranh màu về các loai thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc hàng ngày.

- Hoá chất làm thí nghiệm: Bông (tự nhiên), nến, nước vôi trong.

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn.

2.Chuẩn bị của HS:

- Xem trước bài mới.

3. Phương pháp dạy học chủ yếu: Nêu và giải quyết vấn đề.

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:.9B.9C.

II.Kiểm tra bài củ: (không kiểm tra)

III.Bài mới:

 

doc61 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Phan Minh Nhật - Trường THCS Triệu Lăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đó chứng tỏ gì?
- GV giới thiệu sản phẩm của quá trình cháy rượu êtilic tương tự như các hợp chất khác.
- GV gọi HS viết PTPƯ.
* GV đặt vấn đề: ở CTCT rượu có nhóm 
-OH nên làm cho rượu có tính chất đặc trưng - Vì có chứa nguyên tử H linh động nên khi có 1 tác nhân tác động lên thì ntử H dể dàng bị bứt ra, vậy nếu ta thử dùng một tác nhân là Na kloại xem thử điều đó có xảy ra không?
- GV tiến hành thí nghiệm: Cho Na + Rượu.
- HS quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra? Điều đó chứng tỏ gì?
- GV giải thích hướng dẫn cơ chế và viết PTPƯ.
- GV gọi HS viết gọn PTPƯ.
- GV: Ngoài 2 phản ứng trên rượu êtilic còn PƯ được với Axit Axetic (học ở tiết sau)
1. Rượu êtilic có cháy không?
- Đốt rượu êtilic → cháy ngọn lửa màu xanh + Q Ú Rượu êtilic tác dụng mạnh với ôxi khi đốt nóng.
 to
PTPƯ: C2H6O + 3O2 → 2CO2 + 3H2O + Q
2. Rượu êtilic có phản ứng với Na không?
* Thí nghiệm: Cho mẫu Na vào ống nghiệm chứa rượu êtilic → có khí thoát ra, Na tan dần Ú rượu êtilic đã tác dụng với Na
- PTPƯ : 
 C2H5-OH + Na → C2H5-ONa + 1/2 H2↑ 
 (Natri êtilat)
d. Hoạt động 4: 	(4 phút)	IV. Ứng dụng:
- GV cho HS quan sát tranh vẽ SGK (138).
? Dựa vào tính chất vật lí, hoá học và sơ đồ SGK hảy cho biết ứng dụng của rượu êtilic?
? Ngoài ra rượu êtilic còn dùng để làm gì?
*GV lưu ý: Việc uống rượu, bia có tác hại.
- Làm nhiên liệu, dung môi pha vecni, nilon.
- Là nguyên liệu sản xuất: Dược phẩm, cao su tổng hợp, Axit Axetic...
- Một phần nhỏ dùng để uống dưới các nồng độ khác nhau.
e. Hoạt động 5: 	(4 phút)	IV. Điều chế:
? Trong thực tế các loại rượu uống bán hàng ngày được điều chế như thế nào?
? Trong công nghiệp để sản xuất một lượng lớn các sản phẩm như: Dược phẩm, cao su tổng hợp, Axit Axetic... người ta cần nhiều rượu nên ta có sử dụng phương pháp trên để sản xuất rượu không?
 Lên men
- Tinh bột (đường) Rượu êtilic
- Cho êtilen hợp nước:
 Axit
 C2H4 + H2O C2H5OH
IV.Củng cố: (4 phút)
- GV cho HS làm bài tập sau:
Câu 1: Trên nhãn chai rượu Xika có ghi: Vol: 400 nghĩa là gì?
	A. Trong một lít rượu có chứa 450g rượu êtilic.
	B. Trong một lít rượu có chứa 550g nước.
	C. Trong một lít rượu có chứa 450ml rượu êtilic nguyên chất.
Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây:
	A. C2H5-OH + ? → CO2 + ?
B. C2H5-OH + ? → C2H5-OK + ? 
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài củ. 
- Làm các bài tập: 3, 4, 5 (SGK - 139)
- Xem trước bài mới “AXIT AXÊTIC”
VI. Bổ sung:
Tiết 55 Bài: AXIT AXÊTIC (C2H4O2 = 60)
Ngày soạn: 27/03/2009 Ngày giảng: /03/2009
- Đặc điểm cấu tạo, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
- Tính chất hóa học của hidrocacbon và tính chất hóa học của rượu etilic.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của axit axetic, tính axit và tác dụng với rượu (phản ứng este hóa).
- Ứng dụng và các phương pháp điều chế.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức 
- HS nắm được CTPT, CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của axit axêtic.
- Biết nhóm -COOH là nhóm ng.tử gây ra tính axit.
- Biết khái niệm este và phản ứng este hoá.
2.Kỷ năng: 
- Viết được PTPƯ của axit axêtic với các chất, củng cố kĩ năng giải bài tập hoá học hửu cơ.
3.Thái độ: 
- Có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất thí nghiệm.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Mô hình phân tử axit axêtic (nếu có), dd phenolptalêin, CuO, Zn, Na2CO3, rượu êtilic, axit axêtic, dd NaOH, H2SO4, và các dụng cụ tiến hành làm thí nghiệm.
2.Chuẩn bị của HS: 
- Xem trước bài mới, tìm hiểu dd nước dầm các loại hoa quả. 
3. Phương pháp dạy học chủ yếu: Nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài củ: (5 phút)
? Nêu các tính chất hoá học của rượu êtilic, viết CTCT và PTPƯ minh hoạ?
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (2 phút)
	? Khi lên men dung dịch rượu êtilic loãng, người ta thu được sản phẩm nước chấm có giá trị là giấm ăn, giấm ăn chính là dung dịch axit axêtic. Vậy axit axêtic có CTCT như thế nào? Có những tính chất và ứng dụng ra sao? ...
2.Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: 	(3 phút)	 I. Tính chất vật lí:
- GV cho HS quan sát axit axêtic.
- GV tiến hành thí nghiệm hoà tan axit axêtic vào nước.
? Axit axêtic có những tinh chất vật lí nào?
- Chất lỏng, không màu, có vị chua.
- Tan vô hạn trong nước.
b. Hoạt động 2: 	(6 phút)	II. Cấu tạo phân tử:
- GV hướng dẫn HS lắp mô hình ® HS nhận xét đặc điểm CTCT, viết CTCT?
? Giữa axit và rượu êtilic có gì giống nhau và khác nhau?
- CTPT: C2H4O2
- CTCT: H O
 ׀ ׀׀
 H – C – C – O – H Ú CH3-COOH 
 ׀ 
 H 
* Nhận xét: 
- Có nhóm -OH liên kết với nhóm = C = O Ú nhóm - COOH làm cho phân tử có tính axit.
c. Hoạt động 3: 	(20 phút)	III. Tính chất hoá học :
? Nêu các tính chất hoá học của axits vô cơ?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho axit axetic lần lượt vào các ống nghiệm: Quỳ tím, dd NaOH có phenolptalêin, CuO, Zn, Na2CO3. Quan sát hiện tượng.
? Nhận xét gì về axit axêtic?
- GV gọi 1-2 HS lên bảng viết PTPƯ: CH3COOH với NaOH, Na2CO3.
- GV tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn ở SGK.
- Trong ống nghiệm B có hiện tượng gì?
? Điều đó chứng tỏ gì?
- GV giới thiệu sản phẩm sinh ra trong ống nghiệm B → GV hướng dẫn HS viết PTPƯ.
- Khi rượu + Axit → Este + H2O → gọi là phản ứng Este hoá.
1. Axit axêtic có tính chất của axit không?
* Axit axêtic là axit hửu cơ yếu:
- Làm quỳ tím → hơi hồng.
- Tác dụng với dung dịch NaOH:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- Tác dụng với kim loại:
CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2↑
- Tác dụng với ôxit bazơ:
CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O
- Tác dụng với ôxit bazơ:
CH3COOH + Na2CO3 →CH3COONa + H2O
2. Axit axêtic có td với rượu êtilic không?
* Thí nghiệm: Cho rượu êtilic + Axit axêtic, cho thêm ít dd H2SO4 đặc rồi đun nóng → chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước, nổi trên mặt nước (Êtyl axêtat).
- PTPƯ : H2SO4đặc, to
 CH3COOH + HO-C2H5 
 CH3-COOC2H5 + H2O
 (Êtyl axêtat)
- Sản phẩm của phản ứng giữa Rượu với Axit gọi là Este.
d. Hoạt động 4: 	(4 phút)	IV. Ứng dụng:
- GV cho HS quan sát tranh vẽ SGK (142).
? Dựa vào tính chất vật lí, hoá học và sơ đồ SGK hảy cho biết ứng dụng của Axit axêtic?
- Pha chế giấm ăn (dd Axit axêtic 2-5%).
- Là nguyên liệu sản xuất: Chất dẻo, tơ nhân tạo, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng ...
e. Hoạt động 5: 	(4 phút)	IV. Điều chế:
? Để sản xuất giấm ăn người ta làm thế nào?
- GV giới thiệu phương pháp trong công nghiệp.
- Lên men dung dịch rượu êtilic.
 Men giấm
 C2H5-OH +O2 CH3COOH + H2O
- Trong công nghiệp:
 xt. to
 2C4H10 + 5O2 4CH3COOH + 2H2O
IV.Củng cố: (3 phút)
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK - 142.
- Làm bài tập 1, 2 (SGK - 143).
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài củ. 
- Làm các bài tập: 3, 4, 5, 6, 7, 8 (SGK - 143).
- Xem lại các kiến thức bài Êtilen, Rượu êtilic, Axit axêtic tìm mối liên hệ giữa chúng.
VI. Bổ sung:
************************************************************
Tiết 56 Bài: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ÊTILEN, RƯỢU ÊTILIC
 VÀ AXIT AXÊTIC - LUYỆN TẬP.
Ngày soạn: /03/2009 Ngày giảng: /04/2009
- Tính chất hóa học của các hợp chất hidrocacbon và hai hợp chất dẫn xuất hidrocacbon đã học.
- Sơ đồ mối liên hệ giữa các loại hợp chất hữu cơ đã học, viết được các phương trình phản ứng minh họa.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức 
- HS nắm được mối liên hệ giữa hiđrôcacbon, rượu êtilic, axit và este với các chất cụ thể là Êtilen, Rượu êtilic, Axit axêtic, Etyl axêtat.
2.Kỷ năng: 
- Viết được các PTPƯ theo sơ đồ chuyển hoá giữa các chất.
3.Thái độ: 
- Có ý thức yêu thích môn học.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Một số bài tập liên quan đến các hợp chất: C2H4, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, ...
2.Chuẩn bị của HS: 
- Ôn tập các kiến thức đã học: Êtilen, Rượu êtilic, Axit axêtic.
3. Phương pháp dạy học chủ yếu: Nêu và giải quyết vấn đề, luyện tập.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II.Kiểm tra bài củ: (Vừa học vừa kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (2 phút)
	Các em đã học các hiđrôcacbon như CH4, C2H4, C2H2, C6H6,, C2H5OH, CH3COOH. Vậy các hợp chất trên chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển đổi cho nhau được không? ...
2.Phát triển bài:
a. Hoạt động 1: 	(12 phút)	 I. Sơ đồ liên hệ giữa Êtilen, R và Axit Axêtic:
? Từ êtilen ta có thể điều chế ra rượu êtilic được không?
? Để điều chế Axit axêtic ta phải làm gì?
? Êtyl Axêtat được tạo ra do phản ứng nào?
- GV viết sơ đồ lên bảng.
? Viết CTCT của các hợp chất trên?
? Viết các PTPƯ minh hoạ cho chuyển hoá trên?
- Từ Êtilen có thể biến đổi thành Êtyl Axêtat hoặc Axit Axêtic được không?
 +H2O + Ôxi
- Êtilen R. Êtilic A.Axêtic
 Axit Men giấm
+ R.Êtilic
 Êtyl Axêtat. 
H2SO4 đặc
PTPƯ:
 axit
 C2H4 + H2O → C2H5OH
 Men giấm
 C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
 H2SO4 đặc, to
 CH3COOH + C2H5OH →
 CH3COOC2H5 + H2O
* Từ Êtilen ta có thể điều chế trực tiếp Rượu Êtilic và gián tiếp A.Axêtic và Êtyl Axêtat. 
b. Hoạt động 2: 	(7 phút)	II. Luyện tập:
- GV cho HS nêu lại tính chất của R.Êtilic và A.Axêtic.
? Trình bày 2 phương pháp khác nhau để phân biệt 2 dung dịch trên?
- HS nhận xét - GV bổ sung thêm.
- GV cho HS đọc kĩ yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng giải - Cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV nhận xét và bổ sung.
1. Bài tập 1: Nêu 2 phương pháp hoá học khác nhau để phân biệt 2 dung dịch C2H5OH và CH3COOH.
Giải:
Phương pháp 1: Dùng quỳ tím lần lượt nhúng vào 2 dung dịch. Dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ → thì dung dịch đó là CH3COOH, dung dịch không làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch C2H5OH.
Phương pháp 2: Cho cả 2 dung dịch trên tác dụng với Na2CO3. Dung dịch nào có khí CO2 thoát ra CH3COOH, dung dịch nào không có khí CO2 thoát ra là C2H5OH.
2. Bài tập 2: Bài tập số 5 (SGK - 144)
PTPƯ: H2SO4
C2H4 + H2O → C2H5OH
- Số mol nC2H4 = 
- Theo PTPƯ: Cứ 1 mol C2H4 → 1 mol rượu êtilic. Vây theo lí thuyết số mol rượu êtilic tạo ra là 1 mol.
Ú mC2H5OH = 1x46 = 46g
- Thực tế lượng rượu thu được là: 13,8g
Vậy H% = 
IV.Củng cố: (4 phút)
- GV cho HS một số bài tập l

File đính kèm:

  • docCHUONG IV.doc