Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Mào Thị Chiến - Tiết 3: Tính Chất Hoá Học Của Oxit Khái Quát Về Sự Phân Loại Oxit

I.MỤC TIÊU.

+ HS phân biệt được tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ, cho được ví dụ minh hoạ .

+ Hiểu được cơ sở phân loại Oxít Bazơ và Oxít axít là dựa vào những tính chất hóa học của chúng

+ Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng

+ Giáo dục lòng yêu thích môn học .

II.CHUẨN BỊ.

1/ GV

+ Dụng cụ : 3 khay TN cơ bản. 1 khay gồm, 3 ống nghiệm, bơm hút, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, muối lấy hoá chất (khay TN cơ bản )

+ Hoá chất : CuO, dd HCl

2/ HS : TCHH của nước.

III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

 GV giới thiệu chương trình .

 3.Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Mào Thị Chiến - Tiết 3: Tính Chất Hoá Học Của Oxit Khái Quát Về Sự Phân Loại Oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/08/2012
Ngày giảng : 28/08/2012
Chương 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
 TIẾT 3 : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT
 KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I.MỤC TIÊU.
+ HS phân biệt được tính chất hoá học của oxit axit và oxit bazơ, cho được ví dụ minh hoạ .
+ Hiểu được cơ sở phân loại Oxít Bazơ và Oxít axít là dựa vào những tính chất hóa học của chúng
+ Vận dụng những hiểu biết về tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng
+ Giáo dục lòng yêu thích môn học .
II.CHUẨN BỊ.
1/ GV 
+ Dụng cụ : 3 khay TN cơ bản. 1 khay gồm, 3 ống nghiệm, bơm hút, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, muối lấy hoá chất (khay TN cơ bản )
+ Hoá chất : CuO, dd HCl 
2/ HS : TCHH của nước.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
1. Ổn định tổ chức.	
2. Kiểm tra bài cũ:
 GV giới thiệu chương trình .
 3.Bài mới
Hoạt động 1. Tính chất hoá học của oxít
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- GV Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
 + Định nghĩa, phân loại,ví dụ về oxít ,?
- GV đặt vấn đề vậy ôxit có những TCHH nào ?
- GV dẫn dắt hs từ tính chất hoá học của nước, cho ví dụ rồi nhận xét.
- GV giới thiệu các oxít bazơ tác dụng với nước : CaO, Na2O, K2O, Li2O ..
- GV yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm chứng những TCHH của ôxit mà GV vừa giới thiệu .
- GV giới thiệu dụng cụ hoá chất
- GV y/c hs làn TN.
 +Nêu và nhận xét hiện tượng, viết PT ?
 + Rút ra nhận xét về tính chất hh ?
- GV dẫn từ thực tế vôi sống hoá đá, hs đọc thêm sgk .
 + Nêu và nhận xét về tính chất ?
- Từ t/c hoá học của nước, gv yêu cầu 
cho ví dụ rồi nhận xét.
- GV lưu ý : SiO2 không có t/c này
- GV cho HS làm thí nghiệm sục khí CO2 vào nước vôi trong
 + Nêu hiện tượng khi sục khí CO2 vào dd nước vôi trong ?
- GV dẫn dắt ,HS khái quát thành tính chất
- GV: Yêu cầu HS nêu lại tính chất mục 1
I/Tính chất hoá học của ôxit
- HS trả lời về khái niệm và phân loại ở lớp 8 ( Ôxit là hợp chất hai nguyên tố của ôxi với 1 nguyên tố khác : CaO, Na2O, K2O, Li2O)
1. Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào ?
- HS nghe và ghi nhớ 
- HS làm thí nghiệm -> quan sát nhận xét và rút ra kết luận :
a. Tác dụng với nước
 VD : BaO + H2O → Ba(OH)2
 HS N/X một số oxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
b. Tác dụng với a xít
- HS làm Thí nghiệm
- HS nêu hiện tượng : chất rắn màu đen mất đi xuất hiện dd màu xanh lam
 PT :CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
- HS Nhận xét : Oxít bazơ tác dụng với dd axít tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với oxít axít
 VD : CaO + CO2 CaCO3
- N/X: Một số oxít bazơ tác dụng với oxít axít tạo ra muối.
2. Oxít axít có những tính chất hoá học nào ?
a. Tác dụng với nước
- HS nêu VD : P2O5 + 3H2O 2H3PO4
- HS N/X: Nhiều oxít axít tác dụng với nước tạo thành dd axít.
- HS nghe và ghi nhớ
b.Tác dụng với bazơ tan (kiềm)
 - HSNX : nước vôi trong vẩn đục...
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- N/X: Oxít axít tác dụng với kiềm tạo thành muối và nước
c)Tác dụng với o xít bazơ ( Như TC 1c)
Kết luận
1.Oxit bazơ 
a. Tác dụng với nước
 VD : BaO + H2O Ba(OH)2
 - N/X một số oxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
b. Tác dụng với a xít
 PT :CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
-Oxít bazơ tác dụng với dd axít tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với oxít axít
 VD : CaO + CO2 CaCO3
- N/X: Một số oxít bazơ tác dụng với oxít axít tạo ra muối.
2. Oxít axít 
a. Tác dụng với nước
- HS nêu VD : P2O5 + 3H2O 2H3PO4
- HS N/X: Nhiều oxít axít tác dụng với nước tạo thành dd axít.
 Hoạt động 2 : Khái quát về sự phân loại oxít
- GV yêu cầu HS đọc mục II sgk và yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi 
 + Oxít được chia làm mấy loại, ví dụ ?
 + Dựa vào đâu có sự phân loại như vậy ?
- GV chốt lại kiến thức cho HS nghe và ghi nhớ
II/Khái quát về sự phân loại o xít
- HS thảo luận nhóm và trả lời :
- HS nghe và ghi nhớ .
Kết luận
+ Dựa vào tính chất oxít gồm 4 loại
 + oxít axít
 + oxít bazơ
 + oxít lưỡng tính
 4, Củng cố:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức và kỹ năng qua các câu hỏi :
	+ Ôxit bazơ và ôxit axit có những TCHH nào ? cho VD ?
	+ So sánh TCHH của ôxit bazơ và ôxit axit ?
	+ Nêu cách nhận biết hai chất bột màu trắng CaO và P2O5 ?
	+ Viết các PTPƯ sau nếu có ?
	CaO + H2O 
	P2O5 + H2O 
	FeO + H2O 
	CO2 + NaOH 
	Al2O3 + KOH 
	CaO + SO2 
	CO2 + H3PO4 
	Fe3O4 + HCl 
	+ Bài tập 1,2,3 /sgk
5, Dặn dò.
- Học bài theo sách ghi và sgk .
- làm bài tập 3,4,5 .
- Đọc thêm và làm BT trong sách bài tập hoá 9.
- Nghiên cứu bài mới " Một số ôxit quan trọng”
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 25/08/2012
Ngày giảng : 31/08/2012
 TIẾT 4 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG
(A . CANXI OXIT)
I.MỤC TIÊU.
	+ HS nêu được CaO có đủ tính chất của một oxít bazơ,có nhiều ứng dụng trong cuộc sống,nêu được ưu nhược điểm của 2 phương pháp sản xuất vôi.
	+ Rèn kĩ năng viết PTHH,kĩ năng liên hệ thực tế.
	+ Giáo dục tính cẩn thận khi tôi vôi .
II.CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
	Mô hình sản xuất vôi, tranh vẽ.....
2. Học sinh
	Ôn tập lại những kiến thức có liên quan
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
1. Ổn định tổ chức.	
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1 : Nêu tính chất hoá học của oxít bazơ ?
Câu 2 : Làm bài tập 3 SGK tr.6 ?
3. Bài mới
 Hoạt động 1 : TCHH của CaO
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
 + Nêu tính chất vật lí của CaO ?
- GV chốt lại cho HS nghe và ghi nhớ
- GV đặt vấn đề và yêu câù HS dự đoán về TCHH của CaO,tại sao nó lại có những TCHH như vậy ?
 + CaO có những tính chất hoá học nào ?
- GV yc hs làm TN sgk/7 để kiểm chứng TCHH của CaO :
 + Qs va nêu ht ?
 + NX?
 + Viết ptpư ?
- GV y/c hs làm TN: Cho CaO vào dd 
HCl
 + QS nêu ht ?
 + Viết phương trình phản ứng ?
- GV yêu cầu HS lấy các ví dụ tương tự ?
- GV dẫn dắt từ thực tế vôi hoá đá,yêu cầu hs viết PTHH
- GV liên hệ thực tế vôi sống để lâu ngoài tự nhiên có tốt không ?vì sao ?
- GV yêu cầu HS qua các TN trên thảo luận nhóm rút ra kết luận về TCHH của CaO ?
- GV chốt lại và cho HS nghe và ghi nhớ
I - Canxi oxít có những tính chất nào?
1/ Tính chất vật lí : sgk
- HS nghiên cứu sgk ,nêu t/c vật lí
- HS nghe và ghi nhớ TCVL : SGK
2/ Tính chất hoá học
 a) Tác dụng với nước
- HS làm TN theo nhóm 
- HS Hiện tượng : pư toả nhiệt.....
- HS Nhận xét CaO tác dụng với nước
 b) Tác dụng với a xít
- Hs làm TN quan sát và nhận xét 
 (CaO tan ,pư toả nhiều nhiệt)
- HS : viết PTPƯ
- HS lấy một số VD và viết PTPƯ
c.Tác dụng với oxít axít
- HS viết PTPƯ: 
- HS thảo luận nhóm và rút ra kết luận sau đó đại diện nhóm trả lời :
- HS nghe và ghi nhớ
Kết luận : CaO là o xít bazơ.
- Tác dụng với nước : CaO + H2O Ca(OH)2
- Tác dụng với a xít : CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
- Tác dụng với oxít axít : CaO + CO2 CaCO3 
 Hoạt động 2 : ứng dụng của CaO 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK liên hệ thực tế thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
 + Nêu ứng dụng của CaO trong cuộc sống?
- GV chốt lại ý cơ bản .
II. Canxioxít có những ứng dụng gì ?
- HS n/c sgk , liên hệ thực tế va nêu ƯD của CaO : 
- HS nghe và ghi nhớ
Kết luận 
 + CaO là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim và hoá học.
 + Làm vật liệu xây dựng, khử chua .
Hoạt động 3 : Sản xuất CaO 
- GV yêu cầu hs tự tìm hiểu nội dung sgk
- GV yêu cầu HS nêu ưu và nhược điểm của 2 phương pháp SX vôi thủ công và SX vôi công nghiệp .
- GV nhận xét bỏ sung, gv nêu ra những ý cơ bản, và yêu cầu HS 
 + Viết các PTHH xảy ra khi nung vôi ?
- GV chốt lại và liên hệ thực tế cho HS nghe và ghi nhớ
III. Sản xuất canxi oxit như thế nào ?
- HS tìm hiểu SGK và trong thực tế
- HS viết PTPƯ :
Kết luận : 
1.Nguyên liệu .Đá vôi,than cốc
2.Các phản ứng hoá học xảy ra : C + O2 CO2
 CaCO3 CaO + CO2
 4, Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại một số kiến thức quan trọng của bài học qua các câu hỏi :
	+ CaO có đầy đủ TCHH của ôxit bazơ hay không ? Cho VD ?
	+ CaO có những ứng dụng gì trong thực tế ?
	+ CaO được sản xuất như thế nào ? viết các PTPƯ xảy ra ?
- Làm bài tập củng cố TCHH : Viết PTPƯ cho dãy chuyển đổi sau đây 
 CaCO3 CaO Ca(OH)2 
 CaCl2
b, Dặn dò.
+ Đọc nội dung em có biết sgk
+ Bài 3/9/sgk
Đặt x ,y lần lượt là số mol của CuO và Fe2O3
Viết các PTHH xảy ra
Lập các PT đại số theo x, y, sau đó giải rồi tính toán .
+ Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4/10/sgk
+ Xem trước nội dung lưu huỳnhđioxít 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgày soạn.doc
Giáo án liên quan