Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Mào Thị Chiến - Tiết 12 - Bài 8: Tính Chất Hoá Học Của Bazơ

I. MỤC TIÊU:

 - HS nêu được tính chất hoá học chung của bazơ và viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất.

- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, viết PTHH.

- Giáo dục ý thức cẩn thận trong công việc

II. CHUẨN BỊ:

1/GV: + Dụng cụ : Bơm hút, ống nghiệm, cốc, bát sứ, đèn

 + Hoá chất : Quỳ tím, phênolphtalein, NaOH, Cu(OH)2¬

 2/HS : Ôn lại các tính chất hoá học của oxit, axit đã học.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :

1. ổn định tổ chức lớp .

2. Kiểm tra bài cũ.

HS 1: Định nghĩa bazo, lấy ví dụ? Phân loại bazơ ?

HS 2: Tính chất hóa học của axit?

HS 3: Tính chất hóa học của oxit axit?

( GV lưu phần bài làm của HS ở góc bảng

 3.Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Mào Thị Chiến - Tiết 12 - Bài 8: Tính Chất Hoá Học Của Bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :27/09/2011
Ngày giảng:29/09/2011
TIẾT 12 - BÀI 8 : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ
I. MỤC TIÊU:
 - HS nêu được tính chất hoá học chung của bazơ và viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
- Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát, viết PTHH.
- Giáo dục ý thức cẩn thận trong công việc
II. CHUẨN BỊ:
1/GV: + Dụng cụ : Bơm hút, ống nghiệm, cốc, bát sứ, đèn 
 + Hoá chất : Quỳ tím, phênolphtalein, NaOH, Cu(OH)2
 2/HS : Ôn lại các tính chất hoá học của oxit, axit đã học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG :
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ.
HS 1: Định nghĩa bazo, lấy ví dụ? Phân loại bazơ ?
HS 2: Tính chất hóa học của axit?
HS 3: Tính chất hóa học của oxit axit?
( GV lưu phần bài làm của HS ở góc bảng
 3.Bài mới
Hoạt động 1 : T/d của dd bazơ với chất chỉ thị màu
Hoạt động của GV
HĐ của HS
- GV giới thiệu hoá chất ,cách làm TN
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm => Nhận xét và rút ra kết luận ?
- GV chốt lại kiến thức 
Bài tập: Có 3 lọ không nhãn ,mỗi lọ đựng một dd H2SO4, Na2SO4, NaOH trình bày phương pháp để nhận biết dd trong mỗi lọ
-GV gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung
-GV chốt lại các bước làm
1. Tác dụng của dd bazo với chất chỉ thị màu.
-HS ghi nhớ
- HS làm TN theo nhóm
- HS : + Quỳ tím -> xanh + Phenolphtalêin không màu -> đỏ 
- HS nghe và ghi nhớ 
HS: Thảo luận nhóm,yêu cầu nêu được
- Đánh STT 1,2,3 cho mỗi lọ.
- Lấy ở mỗi lọ một giọt dd lần lượt nhỏ vào mẩu giấy quỳ tím:
 + Nếu lọ nào làm quỳ tím -> đỏ thì lọ đó đựng dd H2SO4
 + Nếu lọ nào làm quỳ tím -> xanh thì lọ đó đựng dd NaOH 
 + Nếu lọ nào làm quỳ tím không đổi màu thì lọ đó đựng dd Na2SO4
Kết luận : 
Các dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị:
 +Quỳ tím thành màu xanh.
 +Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
Hoạt động 2 : T/d của dd bazơ với oxit axit
GV: Từ tính chất hóa học của oxit axit HS 2 viết phần kiểm tra bài cũ.
 -> Tính chất hóa học của bazo ?
GV: Yêu cầu 1 HS lên viết PTHH? Cho biết trạng thái các chất ?
GV chốt lại cách viết PTHH
GV nhấn mạnh đây là tính chất hóa học của dd bazo
2. dd bazo + oxit axit -> Muối + Nước 
- HS lên bảng viết PTHH, HS khác nhận xét 
- HS ghi nhớ.
Kết luận:
 Dd bazo + oxit axit -> Muối + Nước 
 2NaOH + CO2 -> Na2CO3 +H2O 
 Ca(OH)2 + SO2 -> CaSO3 +H2O
Hoạt động 3: Tác dụng của bazơ với axit
GV: Từ tính chất hóa học của axit HS 3 viết phần kiểm tra bài cũ.
 -> Tính chất hóa học của bazo ?
GV: Yêu cầu 1 HS lên viết PTHH? Cho biết trạng thái các chất ?
GV chốt lại cách viết PTHH
? Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
GV nhấn mạnh đây là tính chất hóa học của bazo tan và bazo không tan
3. Bazơ + axit-> Muối + Nước
- 1 HS lên bảng viết PTHH, HS khác nhận xét 
- HS ghi nhớ
-HS: Phản ứng giữa axit và bazo gọi là phản ứng trung hòa
Kết luận:
 Bazơ + axit-> Muối + Nước
2NaOH +H2SO4 -> Na2SO4 +2H2O
Cu(OH)2 +2HCl -> CuCl2 +H2O
Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
GV giới thiệu dụng cụ, hoá chất của thí nghiệm.
GV làm thí nghiệm biểu diễn 
? Nêu hiện tượng của thí nghiệm?
? Thành ống nghiệm có hiện tượng gì? 
->Ngoài CuO sản phẩm còn có chất gì?
? Viết phương trình phản ứng ?
? Phản ứng trên còn gọi là phản ứng gì?
 GV lưu ý : Các bazơ không tan khác cũng có tính chất này -> Nhận xét ?
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ
HS: Quan sát
Hiện tượng: Cu(OH)2 xanh lơ -> CuO đen
HS: Thành ống nghiệm bị mờ đi
HS: H2O
HS viết PTPƯ
HS: Phản ứng phân hủy
5. Tác dụng với dd muối( học sau)
Kết luận: 
 Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước
 Cu(OH)2 CuO +H2O
4.Củng cố
? Nêu tính chất hóa học của dd bazo?
 ? Nêu tính chất hóa học của bazo không tan ?
-Gv chốt lại tính chất hóa học của bazo
-HS đọc kết luận sgk/25
-GV yêu cầu HS vận dụng làm bài tập 1 sgk/25
 - Bài 2 sgk/25 
 Hướng dẫn: Chỉ ra đâu là dd bazo , đâu là bazo không tan
 Đáp án: a,cả 3 chất ; b. Cu(OH)2 ; c. NaOH, Ba(OH)2 ; d: Như c
5.Dặn dò.
- Ôn lại các kiến thức đã học
- Bài tập về nhà: 1,3, 4, 5/25.sgk 
-Nghiên cứu trước bài: Natri hidroxit
Ngày soạn :02/10/2011
Ngày dạy : 04/10/2011
TIẾT 13: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG 
I. MỤC TIÊU 
- HS nêu được tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp diều chế natri hiđrôxit.
- HS biết được tính chất vật lý, tính chất hoá học quan trọng của Ca(OH)2 
- Biết pha chế dung dịch Ca(OH)2
- Biết 1 số ứng dụng quan trọng của Ca(OH)2 và ý nghĩa độ pH của dd.
- Rèn kĩ năng viết PTHH
- Giáo dục tính cẩn thận khi tiếp xúc với NaOH .
II. CHUẨN BỊ
* GV:- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, đũa thủy tinh, kẹp gỗ.
 - Hóa chất : CaO, quỳ tím, dd phênolphtalein, dd HCl, dd NaCl bão hòa
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ
HS 1:Nêu tính chất hóa học của bazơ? cho VD minh hoạ ?
HS 2:Làm bài tập 3/25/sgk.
3.Bài mới
Hoạt động 1: Tính chất vật lí
GV hướng dẫn học sinh đọc thêm.
Hoạt động 2 : Tính chất hóa học
Không dạy yêu cầu HS về nhà đọc thêm.
Hoạt động 3 : cách pha chế dd Ca(OH)2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk/28 phần 1
- GV hướng dẫn HS cách pha chế dd Ca(OH)2
1. Pha chế dd Canxi hiđroxit: 
- HS nghiên cứu sgk
-HS theo dõi GV làm thí nghiệm
 dd Ca(OH)2 thu được là dd bão hoà chứa 2g Ca(OH)2 trong 1 lít dd.
 Ca(OH)2 là chất ít tan
Hoạt động 4 : ứng dụng – sản xuất.
GV hướng dẫn học sinh đọc thêm.
Hoạt động 5: Luyện tập.
GV yêu cầu học sinh làm bài tập SGK.
Không yêu cầu HS làm bài tập 2(trang 30)
 4, Củng cố
-GV chốt lại kiến thức.
 5, Dặn dò.
- Học bài
- Làm bài tập: , 3, 4 SGK/30
- Nghiên cứu trước bài tính chất hoá học của muối.
- Bài tập về nhà: 1.2.3.4 sgk/27

File đính kèm:

  • docHOA 9 6.doc
Giáo án liên quan