Giáo án Hóa học lớp 9 - Mai Tấn Lối - Bài 45: Axit Axetic – Mối Liên Hệ Giữa Etilen Rượu Etylic Và Axit Axetic

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Nắm được CTCT, TCVL, TCHH và ứng dụng của Axit

- Biết nhóm -COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit

 2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng giải Bt về hóa hữu cơ

- Viết PT HH thể hiện TCHH của axit với các chất

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên:

- Kế hoạch, Sgk, Sgv, mô hình.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, đèn cồn, cốc thủy tinh

+ Hoá chất: NaOH, CH3COOH, Na2CO3

 2. Học sinh: - Kiến thức liên quan, chuẩn bị trước bài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Mai Tấn Lối - Bài 45: Axit Axetic – Mối Liên Hệ Giữa Etilen Rượu Etylic Và Axit Axetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 45: AXIT AXETIC – MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC
Tuần 28 - Tiết 55 
 NS: 05.03.11
 CTCT: C2H4O2 - PTK : 60 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
- Nắm được CTCT, TCVL, TCHH và ứng dụng của Axit
- Biết nhóm -COOH là nhóm nguyên tử gây ra tính axit
 2. Kỹ năng: 
- Củng cố kỹ năng giải Bt về hóa hữu cơ
- Viết PT HH thể hiện TCHH của axit với các chất
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- Kế hoạch, Sgk, Sgv, mô hình.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, đèn cồn, cốc thủy tinh
+ Hoá chất: NaOH, CH3COOH, Na2CO3
 2. Học sinh: - Kiến thức liên quan, chuẩn bị trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
PHẦN 1: AXIT AXETIC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
 Axít axetic là chất lỏng không màu, có vị chua, tan vô hạn trong nước.
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra LT 1HS
+ Nêu đặc điểm cấu tạo và TCHH của rượu etylic
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm
- Giới thiệu CTCT và PTK của axit axetic
 HĐ 2: Tìm hiểu TCVL
- Cho HS quan sát lọ đựng axit axetic, nêu những hiểu biết về TCVL (liên hệ với giấm ăn ở gia đình)
- Biểu diễn TN
+ Rót axit axetic vào ống nghiệm đựng nước, lắc nhẹ, tiếp tục rót nước
- Nếu tiếp tục rót nước vào thì axit như thế nào?
- Qua đó chững tỏ điều gì?
- Nếu dd quá nhiều nước, tính axit như thế nào?
- Liên hệ thực tế giấm trên thị trường
- Trả lời LT
- HS 1: BT 2/139
- Là chất lỏng, không màu, vị chua, tan trong nước
- Quan sát, nhận xét hiện tượng
+ Axit axetic tan nhiều vào nước
- Axit tiếp tục tan
Chứng tỏ: axit tan vô hạn trong nước
- Tính axit giảm (nồng độ axit thấp)
II. CẤU TẠO PHÂN TỬ
→ CH3 – COOH 
III TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Axit axetic có tính chất của axit không?
- Dung dich axit axetic làm quỳ tím → đỏ
- Dung dịch axit axetic tác dụng với NaOH
 CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- Dung dịch axit a xe tic tác dụng với CaCO3
 PT: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
2. Axit axetic có tác dụng với rượu etylic không?
Axit axetic PƯ với rượu etylic → este và nước
,to
CH3COOH + HOC2H5 
CH3COOC2H5 + H2O
IV. ỨNG DỤNG:
V. Điều chế
- Trong công nghiệp
2C4H10 +5O2 xt,to 4CH3COOH+2H2O
- Trong đời sống:
C2H5OH+ O2 men giấm CH3COOH+H2O
 HĐ 3: Tìm hiểu cấu tạo phân tử
- Cho HS lắp mô hình ptử theo hướng dẫn của GV
- Gọi 1 HS viết CTCT và nhận xét đặc điểm cấu tạo
* Nhóm –COOH là nhóm nguyên tử gây nên tính axit (cacbonyl)
HĐ 4 Tìm hiểu tính chất hóa học
- Qua TCHH của hợp chất vô cơ (tính axit) nhắc lại TCHH chung của axit
- Ghi ND phiếu của HS lên bảng
- Liên hệ: axit axetic là 1 axit có được những tính chất này không?
- Yêu cầu các nhóm làm TN
1. Nhúng 1 mẫu q. tím vào lọ axit
2. Cho 1 mẫu CaCO3 vào lọ axxit axetic
3. Cho dd NaOH vào lọ axit axetic
→ Nhận xét và viết PTHH (nếu có)
- Gọi HS nhận xét về TCHH của axit
 Ngoài tính chất chung của axit (tính axit), axit axetic còn có tính chất nào không?
- Biểu diễn TN, vừa biểu diễn vừa giải thích ND TN (Theo ND SGK)
Cho rượu etylic, axit axetic vào ống nghiệm A nhỏ vài giọt H2SO4 đ vào. Lắp TN như hình vẽ 5.5. Đun sôi hỗn hợp 1 thời gian rồi ngừng đun, cho 1 ít nước vào ống nghiệm B, lắc nhẹ, quan sát.
* Chất lỏng mùi thơm: axetat etyl
- Gọi 1HS viết PTHH
* Etyl axetat là este
PƯ giữa axit HC và rượu là PƯ este hóa
 HĐ 5: Tìm hiểu ứng dụng
- Treo tranh “Sơ đồ ƯD của axit axetic”
´ Qua TCVL và TCHH người ta dùng axit axetic để làm gì trong đời sống và trong công nghiệp?
- Kết luận chung
HĐ 6: Tìm hiểu cách điều chế
- HD cách điều chế axit axetic trong công nghiệp từ butan cho tiếp xúc với oxi (với xt, nhiệt) → axit axetic
- Gọi HS nêu cách SX giấm ăn trong thực tế
- Yêu cầu HS viết PTHH lên bảng
- Kl: 2 cách SX axit axetic trong công nghiệp và trong đời sống
- Các nhóm lắp mô hình
 CT gọn: CH3 – COOH nên có tính axit.
- Nhớ lại kiến thức cũ
+ Dung dịch axit làm quỳ tím -> đỏ
+ Tác dụng với bazơ
+ Tác dụng với oxit bazơ
+ Tác dụng với kim loại
- Các nhóm làm TN
- Đại diện các nhóm trả lời:
TN1: Quỳ tím -> đỏ
TN2: Sủi bọt
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
TN3: D. dịch trong suốt kh. Màu CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- axit axetic là 1 axit có tính chất của 1 axit yếu
- Quan sát, nhận xét
- Ống B có 1 chất lỏng không màu , thơm, không tan trong nước
- Axit axetic PƯ rượu etylic
,to
CH3COOH + HOC2H5 
CH3COOC2H5 + H2O
- Quan sát, nhận xét
- Đời sống: Làm giấm ăn (2-5%)
- Công nghiệp: Nguyên liệu điều chế tơ nhân tạo, dược phẩm, chất dẻo, thuốc diệt côn trùng, phẩm nhuộm
- Tiếp thu kiến thức
- Trong dân gian người ta dùng phương pháp lên men rượu
- Viết PTHH
C2H5OH + O2 → men giấm CH3COOH + H2O
* Củng cố – Luyện tập
- Gọi 1 HS nêu TCHH của axit axetic
- Gọi 2 HS làm BT 6/143
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- GV nhận xét và kết luận.
* . Dặn dò Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo ND hướng dẫn; Làm BT định tính 4/143
- Chuẩn bị bài 46
- Nêu TCHH
- BT 6/143
HS 1: a. Từ CH3COONa và H2SO4
 CH3COONa + H2SO4 -> CH3COOH + Na2SO4 
 HS 2: Từ rượu etylic
C2H5OH+ O2 men giấm CH3COOH+H2O
- Học bài
- làm BT, chuẩn bị bài 46 cho tiết sau.
Tuần 28 - Tiết 56 
 NS: 05.03.11
Bài 45: AXIT AXETIC – MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETYLEN RƯỢU ETYLIC & AXIT AXETIC (tt)
 CTCT: C2H4O2 - PTK : 60 
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
- Nắm được mối liên hệ giữa hidro cacbon, rượu, axit và este với các chấùt cụ thể làetilen, axit axetic và axetat etyl
 2. Kỹ năng: 
- Củng cố kỹ năng giải Bt về hóa hữu cơ
- Viết PT HH thể hiện TCHH của axit với các chất
- Viết được PTHH theo sơ đồ chuyển hóa của các chất
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: 
- Kế hoạch, Sgk, Sgv.
+ Dụng cụ: Bảng phụ, tranh vẽ
 2. Học sinh: - Kiến thức liên quan, chuẩn bị trước bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
PHẦN 2: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN –RƯỢU ETYLIC VÀ AXIT AXETIC
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
I. SƠ ĐỒ LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC, AXIT AXETIC
II. BÀI TẬP
1b/144
+ CH2=CH2+Br2 →Br-CH2-CH2-Br
+ nCH2 = CH2 → (-CH2-CH2)n
2/144
P1: Quỳ tím nhận ra CH3COOH do quỳ tím → đỏ
P2: Dùng CaCO3 nhận ra CH3COOH do CO2á
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑ + H2O. 
3/144
A: C2H6O
B: C2H4
C: C2H4O2
4/144
mC = 44/44.12 = 12(g)
mH =27/18.2 = 3(g)
mO=23 - (12 + 3) = 8(g)
A có 3 nguyên tố C,H,O 
=> CT: CxHyOz
Ta có:
 x:y:z= 12/12:3/1:8/16
 = 1:3:0,5
 = 2:6:1
=> CT A là C2H6O
(MA=46)
5/144
nC2H4 = 22,4/22,4= 1 (mol)
C2H4 + H2O -> C2H5OH
nC2H5OH=nC2H4=1 (mol)
nC2H5OH= 13,8 (g)
=>HSPƯ= 13,8/46.100%=30%
HĐ 1: KT bài cũ
- KT LT 1HS
Nêu cấu tạo và TCHH của axit axetic
- Gọi 1 HS làm BT 5/143
- Theo dõi HS làm bài
- Gọi 1 HS nhận xét hoàn chỉnh
HĐ2: Tìm hiểu về sơ đồ liên hệ giữa etilen, rượu etylic, axit axetic
- GV giới thiệu giữa các HC HC có mối liên hệ với nhau
Etilen -> rượu etylic +O2 + Rượu etylic
 men giấm Xt, tO
- Gọi HS tham gia ý kiến để hoàn thành sơ đồ
Etilen→rượu etylic +O2 A. axetic + Rượu etylic 
 men giấm Xt, tO
- Gọi HS thực hiện PTHH để hoàn chỉnh sơ đồ
 HĐ3: Bài tập
-GV yêu cầu HS làm BT 1b /144
- Gọi 1 HS thực hiện bảng
- Gọi HS nhận xét hoàn chỉnh
- Yêu cầu HS làm bT 2/144
- Gọi 2 HS trình bày bảng
- GV theo dõi HS làm bài
- Gọi HS nhận xét cho điểm
Tiếp tục yêu cầu HS làm BT 3 dưới sự hướng dẫn của GV
- A,C tác dụng được với Na
- B ít tan trong nước
- C tác dụng được Na2CO3
- Gọi 3 HS viết CTCT
- Hướng dẫn làm BT 4/144
 Tìm mC = m CO2/M CO2. MC =?
 mH = m H2O/M H2O.MH =?
 Theo đề bài ta có mO = mA - mH -mC
=> A có 3 nguyên tố C,H,O → CT CxHyOz
Theo đề bài ta có MA/2=23
 => MA=?
Từ đó, ta có : x: y : z = 12/12:3/1:8/16
 = 1:3:0,5
 = 2:6:1
=> A : C2H6O (vì MA=46)
- GV kết luận về các bước giải bài toán lập CTHH trong HCHC
- Hướng dẫn HS làm BT 5/144
- Yêu cầu HS viết PTHH
Tìm n C2 H4 =?
- HS tiến hành giải
- GV nhận xét và tóm tắt cách giải
- Trả lời LT
- Làm BT 5/143
2CH3COOH+ZnO → (CH3COO)2Zn+H2O
CH3COOH+KOH →CH3COOK+H2O
CH3COOH+Na2CO3→CH3COONa+H2O+CO2
2CH3COOH+Fe → (CH3COO)2Fe+H2O
HS 1: C2H4+H2O xt C2H5OH
HS 2: 
C2H5OH+O2 men giấm CH3COOH+H2O
HS3:
 CH3COOH + C2H5OH xt,to CH3COOC2H5 + H2O
1b/144
CH2 = CH2 + Br2 → Br - CH2 - CH2 - Br
nCH2=CH2 → (-CH2-CH2)n
2/144
HS1: Dùng quỳ tím nhâïn ra CH3COOH do quỳ tím → đỏ, lọ còn lại là C2H5OH
HS2: Dùng CaCO3 nhận ra do có bọt khí xuất hiện 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O. Lọ còn lại là C2H5OH
- Kết luận A,C là C2H4O2 và C2H6O
=> B là C2H4
=> C làC2H4O2
Vậy A là C2H6O
HS1: A: C2H6O: CH3CH2OH
HS2: B: C2H4: CH2 = CH2
HS3: C: C2H4O2: CH3COOH
- Cả lớp theo dõi
mC = 44/44.12 = 12(g)
mH = 27/18.2 = 3(g)
mO = 23-(12+3) = 8(g)
- Ghi ND bài giải
- HS theo dõi, làm bài
C2H4 + H2O -> C2H5OH
n C2 H4 = 22,4/22,4= 1 (mol)
nC2H5OH=nC2H4=1 (mol)
nC2H5OH= 13,8 (g)
=> HSPƯ= 13,8/46.100%=30%
HĐ 4. Củng cố: - GV chốt lại 1 số vấn đề khi làm BT định tính, nhận biết và BT định lượng 
HĐ 5. Hướng dẫn về nhà: xem trước vài 47: Chất Béo.
* Kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docHoa 9 HKII.doc