Giáo án Hóa học lớp 9 - Kỳ 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8 làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

- Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH

3. Thái độ: - Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Hệ thống chương trình lớp 8

- HS: Các kiến thức đã học ở chương trình lớp 8

III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:

- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Bài mới:

Hoạt động 1: Ôn tập một số nội dung , khái niệm hóa học ở lớp 8: (10phút)

GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ô chữ. Chia lớp thành 4 nhóm. Thông báo luật chơi: Ô chữ gồm 8 hàng ngang là các khái niệm hóa học. Đoán được từ hàng ngang được 10 điểm. Mỗi từ hàng ngang có 1 đến 2 chữ trong từ chìa khóa. Đoán được từ chìa khóa được 20 điểm

* Hàng ngang 1: Có 13 chữ cái: Đây là khái niệm: Chất có những tính chất vật lý và hóa học nhất định

Chữ trong từ chìa khóa: C,H

* Hàng ngang 2: Có 7 chữ cái: Đây là khái niệm: Là những chất được tạo nên từ 2 NTHH trở lên.

Chữ trong từ chìa khóa: H,H

* Hàng ngang 3: Có 6 chữ cái: Đây là khái niệm: Là hạt đại diện cho chất. Gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và có đầy đủ tính chất hóa học của chất

Chữ trong từ chìa khóa: P

* Hàng ngang 4: Có 8 chữ cái: Đây là khái niệm: Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện

Chữ trong từ chìa khóa: N,Ư

* Hàng ngang 5: Có 14 chữ cái: Là tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân

Chữ trong từ chìa khóa: A

* Hàng ngang 6: Có 6 chữ cái: Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử

Chữ trong từ chìa khóa: O

* Hàng ngang 7: Có 14 chữ cái: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

Chữ trong từ chìa khóa: N,G

* Hàng ngang 8 : Có 14 chữ cái: Dùng để biểu diễn chất gồm 1,2 hay 3 KHHH và chỉ số ở mỗi chân ký hiệu.

Chữ trong từ chìa khóa: O,A

 

doc79 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tổ chức chữa và chấm điểm một số phiếu học tập.
Bài 5: (SGK) GV: Hướng dẫn HS làm bài 5
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp, GV gọi 1 HS lên bảng trình bày:
HD Giải:
a) PTPƯ phân huỷ:
	2KNO3 (r) t0 2KNO2 (r) + O2 (k) (1)
	2KClO3 (r) t0 2KCl (r) + 3O2 (k) (2)
b) Theo PTPƯ (1): nO2 = 1/2 nKNO3 = 0,1/2 = 0,05 mol
 VO2 = 0,05.22,4 =1,12 (l)
 Theo PTPƯ (2): nO2 = 3/2 nKClO3 = 3.0,1/2 = 0,15 mol
 VO2 = 0,15.22,4 = 3,36 (l)
D. Hướng dẫn làm bài tập, dặn dò: 
- Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK.
- GV: Hướng dẫn cách làm bài 4 SGK.
* Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 16: Ngày 18 tháng 10 năm 2008
PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết : Phân bón hóa học là gì? vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng
- Biết công thức hóa học của một số muối thông thường và hiểu một số tính chất của các muối đó
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt cá mẫu phân đạm, phân lân, phân kali dựa vào tính chất hóa học
- Củng cố kỹ năng làm bài tập tính theo 
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học, ý thức bảo vệ chăm sóc cây trồng
II. CHUẨN BỊ:
- Các mẫu phân bón hóa học, phiếu học tập.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A.Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu trạng thái tự thiên và cách khai thác muối NaCl
2. Chữa bài tập số 4 SGK
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Những nhu cầu của cây trồng
GV: Giới thiệu thành phần thực vật.
HS: Đọc SGK
- Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ bao nhiêu % ?
HS: Chiếm 1% trong tổng 10% chất khô.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục 2. 
- Nguyên tố N có vai trò như thế nào đối với thực vật?
HS: Kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố K có vai trò như thế nào đối với thực vật?
HS: Kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt.
- Nguyên tố P có vai trò như thế nào đối với thực vật?
HS: Kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật
GV: Tổng kết lại nội dung, yêu cầu HS về nhà học theo SGK.
- Có người nói “cây trồng bón càng nhiều phân càng tốt” có đúng không?
HS: Thảo luận, trả lời: Không đúng, giải thích...
1.Thành phần của thực vật:
- Thành phần chính là nước (chiếm 90%), thành phần còn lại là các chất khô (10%) do các nguyên tố : C, H, O, K, Ca, P  và các nguyên tố vi lượng như B, Cu, Zn, Fe, Mn.
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng:
 (SGK)
Hoạt động 2: Những phân bón hóa học thường dùng
- Hãy kể một số loại phân bón thường dùng?
HS: Thảo luận: Phân đạm Urê, NPK 
GV: Phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. 
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
Thế nào là phân bón đơn?
HS: Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố K, N, P
GV: Kể một số loại phân đạm, CTHH và tên gọi của các loại phân đó.
- Phân đạm thường được bón vào thời điểm nào của cây trồng?
HS: Thảo luận, trả lời.
- Kể tên một số phân lân thường dùng?
HS: Phân Supe photphat.......
GV: Cho HS quan sát mẫu phân này và giới thiệu CTHH.
GV: Cho HS quan sát mẫu phân kali và nêu CTHH.
- Phân Kali thường bón vào thời kì nào của cây trồng?
GV: Giới thiệu về phân bón kép. Cho HS quan sát mẫu phân NPK.
- Bón phân NPK có tác dụng gì đối với cây trồng?
HS: Bổ sung cho cây trồng đồng thời 3 nguyên tố dinh dưỡng là N, K, P.
GV: Cho HS quan sát mẫu phân bón vi lượng, thông báo cho HS biết sự cần thiết của loại phân này.
GV: Yêu cầu 1 HS đọc mục “Em có biết”
1. Phân bón đơn:
Chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K.
a. Phân đạm:
- Ure : CO(NH2)2 tan trong nước
- Amoni nitrat: NH4NO3 tan trong nước
-Amoni sunfat: (NH4)2SO4 tan trong nước.
b. Phân lân: 
- Photphat tự nhiên: Thành phần chính Ca3(PO4)2 không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supe photphat: Là phân lân đã qua chế biến hoá học, thành phần chính có Ca(H2PO4)2 tan trong nước.
c. Phân kali: 
KCl, K2SO4 đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón kép: 
Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K.
- Phân bón NPK chứa cả đạm, lân, kali.
- KNO3 (chứa kali và đạm).
- (NH4)2HPO4 (chứa đạm và lân).
3. Phân vi lượng:
- Chỉ chứa một số ít các nguyên tố hóa học dưới dạng hợp chất cho cây phát triển như B; Zn; Mn 
C. Củng cố – luyện tập:
1. Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong đạm ure CO(NH2)2
GV: Yêu cầu 1 HS xác định dạng bài tập và nêu các bước làm chính để làm bài tập.
HS: Cả lớp làm vào vở.
MCO(NH2)2 = 12 + 16 + 14x2 + 2x2 = 60
%C = 12/60 x 100% = 20%
%O = 16/60 x 100% = 26,67%
%N = 28/60 x 100% = 46,67%
&H = 100% - (20% + 26,67% + 46,67%) = 6,66%
D. Hướng dẫn làm bài tập, dặn dò: 
- Làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK.
* Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 17: Ngày 25 tháng 10 năm 2008
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Viết các PTHH thực hiện sự chuyển hóa giữa cac loại hợp chất vô cơ đó.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các PTHH . 
- Rèn luyện các kỹ năng tính toán các bài tập hóa học
3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ, Phiếu học tập
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, gráp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: 
GV: Đưa ra sơ đồ câm trên bảng phụ, Phát phiếu học tập cho các nhóm
Muối
 1 2
 3 4 5
 6 9
 7 8
Điền vào ô trống các chất thích hợp?
Chọn các chất thích hợp để thực hiện sự chuyển hóa đó?
HS các nhóm thảo luận, điền kết quả vào phiếu học tập.
GV: Chuẩn kiến thức đưa thông tin phản hồi phiếu học tập.
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
Axit
Oxit axit
 1 2
 3 4 5
 6 9
 7 8
1. Oxit bazơ + axit
2. Oxit axit + dd Bazơ ( oxit bazơ)
Oxit bazơ + Nước
Phân hủy bazơ không tan
Oxit axit + Nước ( trừ SiO2 )
dd bazơ + dd muối
dd muối + dd bazơ
dd muối + axit 
Axit+bazơ(oxit bazơ, muối, hoặc kim loại)
HS các nhóm làm việc . HS các nhóm chấm chéo. GV thu bài để chấm lại.
Hoạt động 2: Những phản ứng minh họa
GV: Lấy kết quả của phiếu học tập 
GV: Gọi 2HS lên bảng ghi lại một số phản ứng minh họa.
HS: Có thể chọn những chất khác nhau để viết PTHH minh hoạ.
GV: Gọi HS khác nhận xét kết quả và cho điểm.
1. CuO(r) + H2SO4(dd) CuSO4(dd) + H2O(l)
2. SO2(k) + 2NaOH(dd) Na2SO3(dd) + H2O(l)
3. K2O(r) + H2O(l) 2 KOH(dd)
4. CaCO3(r) t0 CaO(r) + CO2(k)
5. SO3(k) + H2O(l) H2SO4(dd)
6. Ba(OH)2(dd)+Na2SO4(dd BaSO4(r)+2NaOH(dd)
8. H2SO4(dd)+ BaCl2(dd) BaSO4(r) + 2HCl (dd)
9. CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r)
C. Củng cố – luyện tập:
1. Làm BT 3 SGK.
2. Cho các chất sau: CuSO4, CuO, Cu(OH)2, Cu, Cl2. Hãy sắp xếp thành dãy biến hóa . Viết PTHH minh họa?
D. Hướng dẫn làm bài tập, dặn dò: 
- Làm bài tập 1,2,3. SGK.
* Rút kinh nghiệm: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 18: Ngày 25 tháng 10 năm 2008
LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Học sinh đựơc ôn tập đẻ hiểu kỹ về tính chất của các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa chúng. Viết các PTHH thực hiện sự chuyển hóa giữa cac loại hợp chất vô cơ đó.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các PTHH, kỹ năng phân biệt các loại hợp chất.
- Rèn luyện các kỹ năng tính toán các bài tập hóa học.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học.
II. CHUẨN BỊ
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, gráp.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
1. Phân loại các hợp chất vô cơ:
GV: Đưa ra sơ đồ câm. Phát phiếu học tập cho các nhóm.
? Hãy điền các chất vô cơ vào ô trống cho phù hợp. Lấy VD một số chất cụ thể?
Các loại hợp chất vô cơ
Các loại hợp chất vô cơ
Oxit
Axit
Bazơ
Muối
Oxit bazơ
Oxit axit
Axit có oxi
Axit Không
có oxi
Bazơ tan
Bazơ không tan
Muối trung hòa
Muối axit
GV: Đưa thông tin phản hồi phiếu học tập:
2, Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ:
GV: Đưa ra sơ đồ:
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
axit
Oxit axit
 1 2
 3 4 5
 6 9
 7 8
? Qua sơ đồ hãy nhắc lại những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:
HS: Vài HS lần lượt đứng tại chỗ nhìn vào sơ đồ, nhắc lại tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ.
GV: Nhắc nhở, bổ sung cho những HS yếu.
Hoạt động 2: Những phản ứng minh họa
GV: Yêu cầu HS làm BT 1
HS: Làm việc cá nhân
GV: Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập tương ứng với 4 câu 
HS: Cả lớp làm vào vở bài tập (hoặc vở nháp)
GV: Kiểm tra, cho điểm một số HS dưới lớp, đồng thời quan tâm, giúp đỡ 1 số HS yếu kém viết đúng PTHH.
- Khi HS trên bảng làm xong GV gọi HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
Bài tập 3:
 Biết 5g hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl sinh 

File đính kèm:

  • dochoa 9 K1 DD.doc
Giáo án liên quan