Giáo án Hóa học lớp 9 - học kỳ I - Tuyển Thị Tường Vi - Trường THCS Quang Trung
I. Mục tiêu:
- GV ôn lại cho HS những kiến thức trọng tâm đã học ở lớp 8. Đặc biệt là chương 6 về dung dịch và nồng độ dung dịch.
- Hệ thống hoá cho các em lại các dạng BT căn bản: cân bằng PTHH, hoàn thành các PTPƯ, nắm lại các bước giải toán hoá.
II. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: -GV yêu cầu HS về nhà tự ôn lại các kiến thức đã học ở hoá 8. Đặc biệt là chương 6- dung dịch và nồng độ dung dịch.
- GV hướng dẫn HS giải lại các dạng BT sau:
Bài1: Cân bằng PTHH theo các sơ đồ sau:
a. Fe + O2 Fe3O4.
b. Fe3O4 + H2 H2O + Fe.
c. Al2O3 + CO Al + CO2.
d. Na + H2O NaOH + H2.
Bài2: Hoàn thành PTHH theo các sơ đồ sau:
a. Zn + HCl
b. Fe + H2SO4
c. Na2O + H2O
d. Al2O3 + HCl
Bài 3: a. Có bao nhiêu gam, bao nhiêu mol NaOH trong 200g dd NaOH 10%.
b. Tính nồng độ mol của dd thu được khi hoà tan 28g KOH vào 200g nước. Cho rằng sự hoà tan không làm thay đổi thể tích của chất lỏng.
Bài 4: Cho 23g Na tác dụng với 100g nước.
a. Viết PTHH xảy ra.
b. Tính nồng độ của dd thu được sau phản ứng.
4. Dặn dò: GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức đã học hoá 8, đặc biệt là chương 6: dung dịch.
- Nghiên cứu bài mới: t/c hoá học oxit- phân loại oxit.
vô cơ. - BT về nhà: bài 1, 2, 3/ SGK. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 6/10/ 2009 Tiết 17. Bài 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI CHẤT VƠ CƠ Tuần 9 A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được mối quan hệ về t/c h2 giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau. Viết được PTHH biểu diễn chuyển hoá. 2. Kĩ năng: - Vận dụng những hiểu biết trên giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, áp dụng trong đời sống và sản xuất. - Vận dụng làm BT hoá học. B. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vơ cơ ở bảng phụ. - HS chuẩn bị bảng phụ học nhóm và phiếu BT. C. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu 1 số loại phân bón thường gặp. Ghi CTHH của các loại phân bón đó? 3. Vào bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS: HĐ1: GV yêu cầu HS trả lời: Qua t/c h2 các loại hợp chất vô cơ ta có thể thực hiện được điều gì? GV giới thiệu HS sơ đồ câm về mối quan hệ các loại hợp chất vô cơ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành các mũi tên biểu diển trên sơ đồ. HĐ2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để viết các PTHH thực hiện chuyển đổi hoá học trên. I. Mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ: - HS thảo luận nhóm trả lời. Sau đó thực hiện hoàn thành các mũi tên biểu diễn trên sơ đồ. II. Những phản ứng hoá học minh hoạ: - HS thực hiện viết các PTHH: 1. Na2O( r ) + H2O(l) 2NaOH(dd) 2. Cu(OH)2(r) to CuO(r) + H2O(l) 3. SO3(k) + H2O(l) H2SO4 (dd) 4. CuO(r) + 2HCl (dd) CuCl2 (dd) + H2O(l) 5. CO2(k) + 2NaOH (dd) Na2CO3 (dd) + H2O(l) 6. Mg(OH)2(r) + H2SO4 (dd) MgSO4 (dd) + 2H2O(l) 7. CuSO4 (dd) + 2NaOH(dd) Na2SO4 (dd) + Cu(OH)2(r) 8. BaCl2(dd) + H2SO4 (dd) BaSO4 (r) + 2HCl (dd) 9. H2SO4 (dd) + ZnO(r ) ZnSO4 (dd) + H2O(l) 4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT: Cho các dd sau đây lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một. Hãy ghi dấu (*) nếu có phản ứng hoá học xảy ra, dấu (o) nếu không có phản ứng. NaOH HCl H2SO4 CuSO4 HCl Ba(OH)2 Viết các PTHH xảy ra( nếu có). 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Luyện tập chương I( các loại hợp chất vô cơ). BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4/ SGK. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn: 10/10/2009 Tiết 18. Bài 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I Tuần 9 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm được sự phân loại các loại hợp chất vô cơ. - Hệ thống hoá những t/c h2 của mỗi loại hợp chất. Viết được các PTHH biểu diễn mỗi t/c của hợp chất. 2. Kĩ năng: - Giải BT về các loại hợp chất vô cơ. Giải thích những hiện tượng hoá học xảy ra trong đời sống, sản xuất. B. Chuẩn bị: GV chuẩn bị trên bảng phụ: - Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ. - Sơ đồ t/c h2 của các hợp chất vô cơ( sơ đồ câm). C. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS: HĐ1: GV giới thiệu HS bảng phân loại các hợp chất vô cơ. GV yêu cầu HS phân loại các hợp chất vô cơ. Sau đó cho vd cụ thể? HĐ2: GV giới thiệu cho HS sơ đồ câm về các loại hợp chất vô cơ. Sau đó GV yêu cầu HS dựa vào t/c h2 các hợp chất vô cơ đã học để bổ sung vào sơ đồ trên cho hoàn chỉnh. GV bổ sung t/c h2 của muối chưa được trình bày trên sơ đồ? HĐ3: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ t/c h2 của các loại hợp chất vô cơ để giải BT1: bổ sung hoàn chỉnh vào các sơ đồ trên. Sau đó viết PTHH. GV yêu cầu HS khá, giỏi làm BT3. I. Kiến thức cần nhớ: 1. Phân loại các hợp chất vô cơ: - HS thảo luận nhóm trả lời. 2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ: - HS thảo luận nhóm thực hiện. II. Bài tập: - HS thảo luận nhóm giải BT1. - HS khá, giỏi giải BT3: n NaOH = 20/ 40 = 0,5 (mol) a.CuCl2 + 2NaOH 2NaCl +Cu(OH)2 (1) 1mol 2mol 2mol 1mol 0,2mol 0,5mol x=o,4mol y=0,2mol Cu(OH)2 to CuO + H2O (2) 1 mol 1 mol 0,2mol x= 0,2mol b. Theo (2): mCuO = 0,2 . 80 = 16(g) c. m NaCl = 0,4. 58,5 = 23,4 (g) m NaOH = ( 0,5- 0,4). 40 = 4 (g) 4. Dặn dò: GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành: - Chuẩn bị trước 1 phần bảng tường trình ở nhà. Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành. - Mỗi nhóm chuẩn bị: 2 chiếc đinh sắt nhỏ không bị gỉ. ----------------------------------------------------- Ngày soạn: 14/10/ 2009 Tiết 19. Bài 14: THỰC HÀNH Tuần 10 TÍNH CHẤT CỦA BA ZƠ VÀ MUỐI A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS khắc sâu những kiến thức về t/c h2 ba zơ, muối. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học. 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và thực hành hoá học. B. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ TN: - Ống nghiệm, giá ống nghiệm, khay nhựa, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ. 2. Hoá chất: - dd NaOH, dd FeCl3, dd CuSO4, dd HCl, dd BaCl2, dd Na2SO4, dd H2SO4 loãng, đinh sắt nhỏ. C. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV: HOẠT ĐỘNG CỦA HS: HĐ1: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa1 ml dd FeCl3. Lắc nhẹ. Cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH. HĐ2: GV hướng dẫn HS làm TN: cho từ từ dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 2 ml dd CuSO4 . lắc nhẹ. Sau đó, giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2 . Nhỏ vài giọt dd HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ. GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH. HĐ3: GV hướng dẫn HS làm TN: cho cẩn thận đinh sắt nhỏ, sạch vào ống nghiệm có chứa 1 ml dd CuSO4 . GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH. HĐ4: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dd Na2SO4 . GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH. HĐ5: GV hướng dẫn HS làm TN: nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dd H2SO4 loãng. GV cho HS quan sát hiện tượng của TN. Nhận xét và viết PTHH. HĐ6: GV hướng dẫn HS thu hồi hoá chất. Rửa dụng cụ TN, thu dọn và làm vệ sinh phòng TN. GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tường trình TN và nộp lại. I. Tiến trình TN: 1. Tính chất hoá học của bazơ: TN1: NaOH tác dụng với muối. - HS tiến hành làm TN. - HS nhận xét và viết PTHH: 3NaOH(dd)+FeCl3(dd) 3NaCl(dd)+Fe(OH)3(r) TN2: Cu(OH)2 tác dụng với axit. - HS tiến hành làm TN. - HS nhận xét và viết PTHH: Cu(OH)2(r) + 2HCl(dd) CuCl2(dd) + 2H2O(l) 2. Tính chất hoá học của muối: TN3: CuSO4 tác dụng với kim loại. - HS tiến hành làm TN. - HS nhận xét và viết PTHH: Fe(r) + CuSO4(dd) FeSO4(dd) + Cu(r) TN4: BaCl2 tác dụng với muối. - HS tiến hành làm TN. - HS nhận xét và viết PTHH: BaCl2(dd) + Na2SO4(dd) BaSO4(r)+2NaCl(dd) TN5: BaCl2 tác dụng với axit. - HS tiến hành làm TN. - HS nhận xét và viết PTHH: BaCl2(dd) + H2SO4(dd) BaSO4(r) + 2HCl(dd) II. Công việc cuối buổi thực hành: - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS nộp bảng tường trình TN. 4. Dặn dò: GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức đã học ở chương I: T/c h2 của bazơ, dd NaOH, dd Ca(OH)2, muối. Viết các PTHH minh hoạ. Chuẩn bị tốt cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn:15/10/2009 Tiết 20: KIỂM TRA 1 TIẾT Tuần 10 A.Mục tiêu: -Kiểm tra các kiến thức đã học ở chương I:TCHH của bazơ, ddNaOH,dd Ca(OH)2 , muối. -Kiểm tra, rèn luyện HS kĩ năng viết PTHH,trình bày bài,làm bài tập trắc nghiệm nhanh. -Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức đã học qua bài tập. B.Chuẩn bị: GV: Nội dung kiểm tra. Đề kiểm tra. HS: Ôn tập kiến thức vừa học. C.Tiến trình kiểm tra GV ổn định tổ chức,phát đề. Nội dung đề: A. TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm). Hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng. ( mỗi câu 0,5đ). Câu 1: Hãy cho biết hợp chất Bazơ nào bị nhiệt phân huỷ : A. NaOH. B. KOH. C. Ba(OH)2. D. Mg(OH)2. Câu2: Hãy cho biết dung dịch nào sau đây làm đổi màu quì tím thành xanh: A. NaCl. B. HCl. C. KOH. D. HNO3. Câu 3: Giấm có pH là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 4: Để phân biệt được hai dung dịch: K2SO4 và K2CO3. Người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây: A. HCl., B. NaOH., C. BaCl2., D. NaCl. Câu 5: Đơn chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit HCl sinh ra chất khí? A. Lưu huỳnh., B. Sắt., C. Đồng., D. Bạc. Câu 6: Dùng thuốc thử nào để nhận biết các chất chứa trong các ống nghiệm bị mất nhãn sau: H2SO4, HCl và NaCl. A. Dùng quì tím. B. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. C. Dùng quì tím và dung dịch HNO3. D. Dùng quì tím và dung dịch NaOH. Câu 7: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử nào sau đây để có thể nhận biết được cả ba chất trên? A. Dung dịch HCl., B. Dung dịch Na2SO4., C. Dung dịch H2SO4., D. Dung dịch HNO3. Câu 8: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những dung dịch sau: NaOH, Na2SO4, H2SO4, HCl. Hãy chọn thuốc thử nào sau đây để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ? A. Dùng quì tím và dung dịch BaCl2. B. Dùng quì tím và dung dịch NaCl. C. Dùng dung dịch BaCl2. D. Dùng quì tím. Câu 9: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch: A. HCl và NaOH. B. Ba(OH)2 và SO2. C. NaOH và CuSO4. D. NaCl và KOH. Câu 10: Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng với nhau: A. NaOH và KOH. B. NaCl và H2O. C.BaCl2 và Na2SO4. D. Ca(OH)2 và KCl. Câu11: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra khi nào? A. Sản phẩm tạo thành có chất tan. B. Sản phẩm tạo thành có tính ba zơ. C. Sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí. D. Sản phẩm tạo thành có tính axit. Câu 12: Cho 50 gam dung dịch NaOH 20% vào 416 gam dung dịch CuSO4 5%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa tạo thành là: A. 12g. B. 12,25g. C. 13g. D. 15g. B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 13: Nêu tính chất hoá học của Bazơ. Viết các PTHH minh hoạ? Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam kim loại có hoá trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3 M. Để trung hoà lượng axit dư cần dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Hỏi đó là kim loại gì? *Dặn dò : Nghiên cứu bài mới TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI . Ngày soạn: 15/ 10/ 2009 Tiết: 21 Chương II: KIM LOẠI Tuần 11 Bài15: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI. A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS
File đính kèm:
- GAH9.doc