Giáo án Hóa học lớp 9
I.Mục tiêu.
1.Kiến thức:
- Củng cố lại một số kiến thức cơ bản đã học ở trương trình hoá học lớp 8: định luật bảo toàn khối lượng, mol, chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất, tỉ khối, tính theo CTHH, tính chất của oxi, hiđro, khái niệm axit, bazơ, muối,các công thức về dung dịch, nồng độ dung dịch.
2.Kĩ năng:
- HS giải được thành thạo một số bài tập cơ bản.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Nội dung bài ôn tập.Bảng phụ
2.Học sinh:
- Ôn tập lại nội dung hoá học lớp 8.
III.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định tổ chức: ( 1’)
2.Khởi động : ( 1’)
Vào bài: Trong chương trình hoá học lớp 8 chúng ta đã tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về hoá học. Hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại những vấn đề cơ bản đó.
3. Bài mới
IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức.( 1 phút) 2. Khởi động .( 1 phút) Vào bài: Phi kim có những tính chất hoá học nào chung chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 3. Bài mới Hoạt động 1 (9’) Tìm hiểu về `tính chất vật lý của phi kim Mục tiêu : HS biết được các tính chất vật lý của phi kim - GV cho HS quan sát các mẫu phi kim: dd brôm, các bon, hiđro, lưu huỳnh, clo đựng trong các lọ. - Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc của các phi kim đó. - Yêu cầu HS sử dụng cụ để thử tính dẫn điện, dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy của phi kim. - Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét. - GV lưu ý HS một số phi kim độc : clo, brôm, iôt Cần cẩn thận khi làm TN và tiếp xúc với các phi kim này. - HS quan sát các mẫu phi kim theo yêu cầu của GV và rút ra nhận xét. - HS làm TN và nêu nhận xét. + Trong điều kiện thường phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn , lỏng , khí. + Phi kim không dẫn điện , không dẫn nhiệt, nhiệt độ núng chảy thấp, một số phi kim rất độc. - HS ghi nhận. Hoạt động 2 (23’) Tính chất hoá học của phi kim. Mục tiêu : HS biết được 3 tính chất hóa học của phi kim Đồ dùng dạy học : Điều chế hiđro, clo thu sẵn, dụng cụ làm TN clo tác dụng với hiđro. + Hãy nhắc lại tính chất hoá học đã học về kim loại có liên quan đến tính chất hoá học của phi kim? + Viết PTHH minh hoạ phản ứng phi kim tác dụng với kim loại? + Hãy rút ra kết luận về phản ứng trên? - GV nhận xét. - GV làm TN cho HS quan sát : cho clo tác dụng với hiđro và yêu cầu HS quan sát + Nhận xét về màu sắc của lọ đựng clo trước khi tham gia phản ứng? + Nêu hiện tượng ? Giải thích? Viết PTHH?. - Ngoài clo trong chương trình lớp 8 các em đã n/c về tính chất hoá học của một phi kim tác dụng với hiđro, đó là phi kim nào?Viết PTHH? Cho biết loại sản phẩm? - GV nhận xét và kết luận. + Chúng ta đã làm TN của những phi kim nào tác dụng với oxi? Hãy nhớ lại hiện tượng , nhận xét về tính chất và viết PTHH? 1.Tác dụng với kim loại. - HS: Tác dụng với kim loại, với hiđro, với oxi. - 2 HS lên bảng thực hiện, HS khác làm vào nháp, sau đó nhận xét và bổ sung. - 1 HS đưa ra nhận xét. - HS hoàn thiện kiến thức. PTHH: O2 + 2Cu ® 2CuO. 3Cl2 + 2Al ® 2 AlCl3. * Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành oxit hoặc tạo thành muối. - HS quan sát hiện tượng, - Clo có màu vàng. - HS: Màu vàng của clo đã mất đi, khí không màu xuất hiện, giấy quỳ hoá đỏ. - 1 HS viết phương trình. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - HS hoàn thiện kiến thức. 2.Tác dụng với hiđro. - Clo tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđro clorua . PTHH: H2(k) + Cl2(k) ® 2HCl (k) - oxi tác dụng với hiđro tạo thành nước. PTHH: 2H2(k) + O2(k) ® 2H2O(h) . - 1 HS trả lời, HS khgác nhận xét và bổ sung. 3. Tác dụng với oxi. Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit. PTHH: S(k) + O2(k) ® SO2 (k) . 4P(k) + 5O2(k) ® 2P2O5(r) * Kết luận: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit. Hoạt động 3 (4’) Tìm hiểu mức độ hoạt động của phi kim Mục tiêu : HS biết được độ hoạt động mạnh yếu của một số phi kim - GV thông báo cho HS : Các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.Căn cứ vào khả năng phản ứng với hiđro và kim loại.GV treo bảng phụ: F2 + H2 ®2HF ( PƯ xảy ra ngay cả trong bóng tối). Cl2 + H2 ® 2HCl ( PƯ xảy ra khi có ỏnh sáng). Br2 + H2 ® 2HBr ( PƯ chỉ xảy ra khi được đun nóng). I2 + H2 ® 2HI (PƯ chỉ xảy ra khi cung cấp nhiệt độ cao). C + 2H2 ® CH4 (PƯ chỉ xảy ra khi có nhiệt độ rất cao). ?Hãy so sánh mức độ hoạt động của các phi kim qua ví dụ trên? Cl2 + 2NaBr ® 2NaCl +Br2. Br2 + 2NaI ® 2NaBr + I2. Mức độ hoạt động của clo so với brôm? - HS sắp xếp các phi kim theo thứ tự giảm dần. - Clo mạnh hơn brom và brom yếu hơn iôt. Ta xếp: Cl, Br, I 4.Củng cố.( 5 phút) Gv cho HS làm bài tập 5 tại lớp. Thay một phi kim cụ thể: S, P.. 5.Hướng dẫn học bài. ( 2 phút) BTVN: 1,2,3,4,6. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 6 về nhà. PTHH: Fe + S ® FeS. HS dựa vào tỉ lệ khối lượng của Fe và S Þ Fe hay S dư.Sau đó viết phương trình FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S. Fe + HCl ® FeCl2 + H2. Vậy hỗn hợp khí B: H2S và H2.Sau đó tính toán dựa vào dữ kiện đã cho. ____________________________________________ Ngày soạn: 3 / 12 / 09 Ngày giảng: 5 / 12 / 09 TIẾT 31 . CLO I.Mục tiêu: 1. Kiến thức - Biết được tính chất vật lý của Clo - Biết được tính chất hoá học của Clo: 2.Kĩ năng - Quan sát,viết PTHH . II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: + 1 lọ đựng khí clo có nút đậy, một cốc nước, giấy quỳ tím + Dung dịch NaOH 2.Học sinh: + Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp Đàm thoại Thực hành thí nghiệm IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2. Khởi động : ( 6 phút) Kiểm tra bài cũ: +Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học của phi kim? Viết PTHH minh hoạ? Đáp án: Nội dung tiết 30 Vào bài: Chúng ta đã biết tính chất hoá học của phi kim. Vậy Clo có tính chất hoá học của phi kim không chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Bài mới. Hoạt động 1 (8’) Tìm hiểu tính chất vật lý của Clo. Mục tiêu : HS biết được tính chất vật lí của clo Đồ dùng dạy học : 1 lọ đựng khí clo có nút đậy Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát lọ đựng khí clo và nêu nhận xét về trạng thái , màu sắc của clo? + Ngoài ra clo còn có tính chất vật lý nào khác? -GV xác nhận kiến thức đúng. - HS quan sát và đưa ra nhận xét. - 1 HS trả lời. - HS hoàn thiện kiến thức. * Kết luận - Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. - Clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước. - Clo là khí độc. Hoạt động 2 (24’) Tìm hiểu Tính chất hoá học của clo. Mục tiêu : HS biết được 2 tính chất hóa học của clo Đồ dùng dạy học : + 1 lọ đựng khí clo có nút đậy, một cốc nước, giấy quỳ tím + Dung dịch NaOH - GV:Clo có thể có những tính chất hoá học của phi kim. +Hãy nhắc lại tính chất của kim loại có liên quan đến clo?Viết PTHH minh hoạ? + Clo có tác dụng với H2 không?Sản phẩm tạo thành là gì?Viết PTHH minh hoạ? + Qua những tính chất trên Hãy nhận xét về mức độ hoạt động của clo? - GV lưu ý HS: Clo không tác dụng trực tiếp với oxi như S,P Clo là phi kim hoạt động mạnh nên trong TN clo không tồn tại ở dạng đơn chất mà chủ yếu ở dạng hợp chất. - GV thực hiện TN :Cho Clo tác dụng với nước và yêu cầu HS quan sát. +Hãy nêu hiện tượng xảy ra? + Giải thích hiện tượng trên và viết PTHH minh hoạ? ( Nếu HS không viết được PTHH minh hoạ thì GV viết sơ đồ để HS cân bằng). - GV thực hiện TN :Cho clo tác dụng với NaOH và yêu cầu HS quan sát. +Hãy nêu hiện tượng xảy ra? + Giải thích hiện tượng trên và viết PTHH minh hoạ? ( Nếu HS không viết được PTHH minh hoạ thì GV viết sơ đồ để HS cân bằng). - GV: DD NaCl , NaClO gọi là nước gia ven có tính tẩy màu và giống như HCl và HClO có tính tẩy màu mạnh. + sự hoà tan của clo vào nước có phải là hiện tượng vật lý không? + Qua các TN đã tiến hành Hãy kết lận về tính chất hoá học của clo? 1.Clo có những tính chất hoá học của một phi kim không? - HS ghi nhận. - 1 HS trả lời và viết PTHH minh hoạ. PTHH: 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3 Cu + Cl2 ® CuCl2 - 1 HS trả lời và viết PTHH minh hoạ. PTHH: Cl2 + H2 ® 2HCl - HS rút ra kết luận. - HS ghi nhận. 2.Clo còn có tính chất hoá học nào khác? - HS quan sát màu sắc nhận xét về mùi của nước Clo. Quan sát màu sắc giấy quỳ trước và sau khi tiếp xúc với nước Clo. + Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay. - 1 HS giải thích và viết PTHH minh hoạ. PTHH: Cl2 + H2O « HCl +HClO - HS quan sát thí nghiệm. + Dung dịch tạo thành không màu. Giấy quỳ mất màu. - 1 HS giải thích và viết PTHH minh hoạ. PTHH: Cl2+2NaOH®NaCl + NaClO + H2O - HS ghi nhận. - Clo hoà tan vào nước vừa là hiện tượng vật lý vừa là hiện tượng hoá học vì: clo tác dụng với nước , một phần clo tan vào trong nước. - 1 HS kết luận. 4.Củng cố. ( 5 phút) Bài tập 3,4 SGK 5.Hướng dẫn học bài.( 1 phút) - BTVN: : BT 1,2,5,6 SGK _____________________________________________ Ngày soạn : 5 / 12 / 09 Ngày giảng : 7 / 12 / 09 TIẾT 32 . CLO I.Mục tiêu: 1. Kiến thức - Biết những ứng dụng của clo và phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2.Kĩ năng - Quan sát,viết PTHH . II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: + 1 bộ dụng cụ, bình cầu có nhánh, phễu quả lê, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thuỷ tinh, 2 bình thuỷ tinh miệng rộng, nút cao su, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 đặc, MnO2. + Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn để điều chế khí Clo trong công nghiệp. 2.Học sinh: + Đọc trước bài ở nhà. III. Phương pháp Đàm thoại Thực hành thí nghiệm IV. Tiến trình dạy học. 1. ổn định tổ chức: ( 1 phút) 2.Khởi động Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) +Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học của phi kim? Viết PTHH minh hoạ? Đáp án: Nội dung tiết 30 3. Bài mới. Hoạt động 1 (10’) Tìm hiểu về ứng dụng của clo. Mục tiêu : HS biết được các ứng dụng của clo Đồ dùng dạy học : H3.4. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS quan sát H3.4. Sơ đồ về một số ứng dụng của Clo. + Hãy cho biết clo có những ứng dụng gì? GV giúp HS nêu chuẩn xác các kiến thức. 1.Điều chế clo trong phòng thí nghiệm. - HS quan sát sơ đồ. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung. - HS hoàn thiện kiến thức. * kết luận Clo có tính tẩy màu, diệt khuẩn, tẩy trắng nguyên liệu trong sản xuất giấy, sản xuất dược phẩm... Hoạt động 2 (20’) Tìm hiểu về cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp Mục tiêu : HS biết cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp Đồ dùng dạy học : + 1 bộ dụng cụ, bình cầu có nhánh, phễu quả lê, giá thí nghiệm, đèn cồn, ống dẫn thuỷ tinh, 2 bình thuỷ tinh miệng rộng, nút cao su, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 đặc, MnO2. + Sơ đồ thùng điện phân dung dịch muối ăn để điều chế khí Clo trong công nghiệp. - GV: Clo có nhiều ứng dụng quan trọng , trong TN clo tồn tại ở dạng hợp chất .Vậy điều chế clo như thế nào? - GV lắp dụng cụ điều chế và yêu cầu HS quan sát + Nguyên liệu, phương pháp điều chế Clo? + Giải thích cách thu khí clo? + Tại s
File đính kèm:
- Hoa hoc 9 New 2010.doc