Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Ung Thị Trang - Bài 1: Mở Đầu Môn Hóa Học

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- HS biết Hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là môn quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu học sinh biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức Hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

- Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học

2/ Kỹ năng:

- Rèn luyện óc tư duy, óc suy luận sáng tạo, khả năng quan sát thí nghệm

3/ Thái độ:

- Có hứng thú say mê học tập, ham đọc sách và làm thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ

1/ Giáo viên:

- Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm và hóa chất

2/ Học sinh:

- Xem bài trước ở nhà

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/ Ổn định lớp: 1 phút

2/ Vào bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Ung Thị Trang - Bài 1: Mở Đầu Môn Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/2010 Trường TH-THCS Tam Lập
Ngày dạy: 16/08/2010 
Giáo Viên: Ung Thị Trang 
Lớp dạy: 8A
Tuần: 1
Tiết: 1 
BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
HS biết Hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là môn quan trọng và bổ ích.
Bước đầu học sinh biết rằng Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức Hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học
2/ Kỹ năng:
Rèn luyện óc tư duy, óc suy luận sáng tạo, khả năng quan sát thí nghệm
3/ Thái độ:
Có hứng thú say mê học tập, ham đọc sách và làm thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên:
Bảng phụ, dụng cụ thí nghiệm và hóa chất
2/ Học sinh:
Xem bài trước ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp: 1 phút
2/ Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I- HÓA HỌC LÀ GÌ?
GV: Giới thiệu một số dụng cụ và hóa chất thường có trong phòng thí nghiệm và công dụng của chúng.
GV: Tiến hành thí nghiệm
Có 3 ống nghiệm chứa các chất:
+ Ống nghiệm chứa dd natrihiđroxit
+ Ống nghiệm chứa dd đồng sunfat
+ Ống nghiệm chứa dd axít clohiđric
Và 2 ống nghiệm có đánh số thứ tự 1 và 2
- Thí nghiệm 1: Cho 1ml dung dịch đồng sunfat có màu xanh vào ống nghiệm thứ 1 rồi cho thêm 1 ml dung dịch natrihiđroxít vào. 
Nhận xét hiện tượng?
- Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm thứ 2 1 ml dd HCl và 1 đinh sắt nhỏ.
Nhận xét hiện tượng 
- Qua 2 thí nghiệm trên em hãy cho biết hóa học nghuên cứu về điều gì?
* GV thông báo: Mục đích của nghiên cứu chất và sự biến đổi của chất nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội
- Nhận xét và kết luận
HS: Quan sát và lắng nghe
- Quan sát
-Thấy có sự biến đổi chất tạo ra chất mới không tan trong nước
- HS quan sát
- Thấy có hiện tượng sủi bọt khí, tạo ra chất mới
- Nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất
FKết luận: Hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng
II- HÓA HỌC CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA?
GV: yêu cầu HS hãy kể ra 3 laọi vật dụng làm bằng nhôm, đồng, chất dẽo?
* GV thông báo tất cả những vật dụng đó đều là sản phẩm hóa học.
- Em hãy kể các dsản phẩm hóa học dùng để sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp?
- Em hãy các sản phẩm phục vụ trực tiếp trong học tập và chữa bệnh?
- Nhận xét và kết luận
* GV thông báo: Các sản phẩm hóa học được sản xuất ra nếu không làm đúng theo quy trình sản xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và năng xuất lao động của con người. Do đó các em cần phải có sự hiểu biết về hóa học.
GV: Vậy môn hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
- Nhận xét và kết luận
HS: 
+ Nhôm: Nồi, thao nhôm, muỗng..
+ Đồng: Dây điện, 
+ Chất dẽo: rỗ, ca,
- Các sản phẩm dùng trong:
+ Nông nghiệp: Phân bón hóa học, chất bảo quản nông sản, thuốc trừ sâu,
+ Công nghiệp: giầy dép, quần áo, phương tiện giao thông
- Viết, tập, bút chì, túi, thước..dùng trong học tập. Dùng để chữa bệnh như thuốc uống.
HS: Trả lời
FKết luận: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
III- CÁC EM CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỂ HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC?
GV: Khi học tập môn hóa học các em phải chú ý thực hiện các hoạt động gì?
- Nhận xét và kết luận
GV: Em hãy nêu ra các phương pháp học tập môn hóa học là tốt nhất?
- Nhận xét là kết luận
HS: Chú ý các hoạt động sau:
+ Thu thập tìm kiếm kiến thức từ việc tự làm, quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống, từ tư liệu được cung cấp.
+ Xử lí thông tin: Tự rút ra kết luận cần thiết hoặc nhận xét, trả lời câu hỏi hay hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
+ Vận dụng: Trả lời câu hỏi hay làm bài tập, đem những kết luận s9ã rút ra từ bài học vận dụng vào tực tiễn để hiểu sâu bài học, đồng thời để tự kiểm tra trình độ.
+ Ghi nhớ: Học thuộc những nội dung quan trong nhất được in trnê nền xanh chữ đậm.
HS: Nêu ra phương pháp
- Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
- Để học tốt môn hóa học cần phải:
+ Biết làm thí nghiệm hóa học, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống.
+ Có hứng thú say mê học tập, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.
+ Cũng phải nhớ những cách chọn lọc thông minh
+ Phải ham mê đọc sách, rèn luyện lòng ham thúch đọc sách và cách đọc sách
FKết luận: 
- Khi học tập môn hóa học các em phải chú ý thực hiện các hoạt động sau:
+ Tự thu thập tìm kiến thức
+ Xử lí thông tin
+ Vận dụng
+ Ghi nhớ
- Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
IV- CŨNG CỐ
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại
- Môn hóa học nghiên cứu về điều gì?
- Hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống của chúng ta?
- Cần làm gì để học tốt môn hóa học?
HS: Nhắc lại
V- DẶN DÒ
- Vế nhà học bài và chuẩn bị bài 2: Chất - phần I,II
VI- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBAI 1H8.doc