Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 4 – Tiết 7 : Nguyên Tố Hóa Học ( Tiếp)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh nắm được: “ NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân:

- Biết được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu còn chỉ một nguyên tử của một nguyên tố.

- Biết cách ghi và nhớ được ký hiệu của các nguyên tố đã cho biết trong bài 4,5.

- Học sinh hiếu được : NTK là khối lượng của của nguyên tử được tính bằng ĐVC. Mỗi ĐVC = 1/12 khối lượng nguyên tử C

- Mỗi nguyên tử có một NTK riêng biệt.

- Biết tìm ký hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại

- Biết được khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện ký năng quan sát tư duy hóa học

3.Thái độ:

- Qua bài học rèn luyện cho HS lòng yêu thích say mê môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Hình vẽ 1.8 SGK

- HS các kiến thức về NTHH

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A.Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu định nghĩa NTHH?

2. Ký hiệu hóa học là gì? lấy ví dụ?

B. Bài mới::

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 4 – Tiết 7 : Nguyên Tố Hóa Học ( Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 - 9 - 2011
Tuần 4 – Tiết 7 : 
Nguyên tố hóa học ( tiếp)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được: “ NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân:
- Biết được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu còn chỉ một nguyên tử của một nguyên tố.
- Biết cách ghi và nhớ được ký hiệu của các nguyên tố đã cho biết trong bài 4,5.
- Học sinh hiếu được : NTK là khối lượng của của nguyên tử được tính bằng ĐVC. Mỗi ĐVC = 1/12 khối lượng nguyên tử C
- Mỗi nguyên tử có một NTK riêng biệt.
- Biết tìm ký hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại
- Biết được khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện ký năng quan sát tư duy hóa học
3.Thái độ:
- Qua bài học rèn luyện cho HS lòng yêu thích say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ 1.8 SGK
- HS các kiến thức về NTHH
Iii. tổ chức các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu định nghĩa NTHH?
2. Ký hiệu hóa học là gì? lấy ví dụ?
B. Bài mới::
Hoạt động của Gv và Hs.
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: II. Nguyên tử khối
HS đọc phần thí dụ trong SGK
GV: Khối lượng nguyên tử quá nhỏ không tiện sử dụng tính toán, thực tế cũng không cân đong đo được nên lấy 1/12 khối lượng NTC = ĐVC
- GV: Người ta gán cho NT C = 12 ĐVC
( Đây là hư số)
- Thí dụ: H = 1ĐVC
 O = 16 ĐVC
 Ca = 40 ĐVC
 S = 32 ĐVC
? Hãy cho biết giữa NT C và NT Ca nguyên tử nào nặng hơn? Nặng, nhẹ hơn bao nhiêu lần?
? Nguyên tử khối cho chúng ta biết điều gì?
( Sự nặng nhẹ của nguyên tử)
? Vậy nguyên tử khối là gì?
? Làm bài tập số 7 SGK
? Đọc đề bài ? Tóm tắt đề?
? 1NT C nặng bao nhiêu = 1,9926.1023
? Vậy 1/12 khối lượng NT C nặng bao nhiêu?
1,9926. 1023
 12
b. Có khối lượng 1 ĐVC = 1,66.1024g
? Vậy NTK Al = 27 ĐVC
Khối lượng gam Al = 27.1,66.1024g
Chon đáp án D
? Làm bài tập 5, 6 sách bài tập.
ĐVC = 1/12 KL của NT C
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng ĐVC. Mỗi nguyêntố có một NTK riêng.
Hoạt động 2: III. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- GV cho HS đọc thông tin trong Sgk.
- HS quan sát tranh hình 1.8.
? Nhận xét tỉ lệ % về KL của các ng. tố.
- GV giải thích :
+ Nguyên tố hoá học tự nhiên: Có trong vỏ trái đất, mặt trời, mặt trăng.
+ Nguyên tố hoá học nhân tạo: Do con người tổng hợp.
- GV cho HS lấy các ví dụ trong thực tế để chứng minh nhận xét này.
- Có 110 nguyên tố hoá học.
 + 92 nguyên tố tự nhiên.
 + Còn lại : nguyên tố nhân tạo.
- Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ TĐ rất không đồng đều.
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất: 49,4%.
 + 9 nguyên tố chiếm: 98,6%.
 + Nguyên tố còn lại chiếm: 1,4%.
IV.Củng cố:
- HS đọc phần ghi nhớ trong Sgk.
- HS viết ký hiệu của một số nguyên tố hoá học do GV yêu cầu.
V.Dặn dò: 
- Học bài.
- Nắm cách viết ký hiệu hoá học của các nguyên tố.
- Bài tập về nhà:1,2,3,8 (Sgk).
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn: 05 - 9 - 2011
Tuần 4 - Tiết 8 : 
bài 6: đơn chất và hợp chất- phân tử
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một NTHH, hợp chất lsf những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
- Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Biết được trong một chất ( Đơn chất và hợp chất) các ngưyên tử không tách rời mà có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số NT liên kết với nhau và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- biết cách xác định PTK bắng tổng NTK của các NT trong phân tử.
- Mỗi chất có ba trạng thái: Rắn, lỏng, khí. ở thể khí các hạt hợp thành rất xa nhau.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH
- Rèn luyện kỹ năng tính PTK.
3. Thái độ:
- Có thái độ tìm hiểu các chất xung quanh, tạo hứng thú say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ: Mô hình nẫu các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hdro, nước và muối ăn.
- HS: ôn lại phần tính chất của bài 2.
Iii. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, trang phục của Hs.
B. Kiểm tra bài cũ: 
1. Nêu tính chất vật lý của chất
C. Bài mới:
Đặt vấn đề: ? Chất được tạo nên từ đâu?
Mỗi loại nguyên tử là một NTHH. Vậy có thể nói “ Chất được tạo nên từ NTHH không”. Tuỳ theo có chất được tạo nên từ 1 NTHH hay 2 NTHH từ đó ngườii ta phân loại ra các chất đơn chất, hợp chất chúng ta cùng tìm hiểu ở bài này.
Hoạt động của Gv và Hs.
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: I. Đơn chất:
- GV đặt tình huống: Nói lên mối liên hệ giữa chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
? Nguyên tố hoá học có tạo nên chất không.
- HS đọc thông tin trong Sgk.
- GV thông báo: Thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố trừ ...
? Vậy đơn chất là gì. 
- GV giải thích : Có một số nguyên tố tạo ra 2,3 dạng đơn chất ( Ví dụ nguyên tố Cacbon).
- HS quan sát tranh vẽ các mô hình tượng trưng của than chì, kim cương.
- GV đặt ra tình huống: Than củi và sắt có tính chất khác nhau không? 
? Rút ra sự khác nhau về tính dẫn điện, dẫn nhiệt ,ánh kim của các đơn chất.
- GV cho học sinh thử tính dẫn điện và dẫn nhiệt của các kim loại Fe, Al, Cu.
- Học sinh rút ra nhận xét.
? Trong thực tế người ta dùng loại chất nào để làm chất cách điện. 
? Có kết luận gì về đơn chất.
1. Đơn chất là gì?
- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- K.loại Natri tạo nên từ nguyên tố Na.
- K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al.
* Vậy khí oxi, kim loại Na, Al gọi là đơn chất.
* Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim.
*Kết luận: Đ/c do 1 NTHH cấu tạo nên. Gồm 2 loại đơn chất Kim loại. 
 Phi kim.
Hoạt đông 2: 2. Đặc điểm cấu tạo:
- HS quan sát tranh mô hình kimloại Cu và phi kim khí H2, khí O2.
? So sánh mô hình sắp xếp kim loại đồng với oxi, hydro.
? Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng, oxi.
 Khoảng cách nào gần hơn.
- Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
- Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2).
Hoạt đông 3: II. Hợp chất:
1.Hợp chất là gì?
- HS đọc thông tin Sgk.
? Các chất: H2O, NaCl, H2SO4...lần lượt tạo nên từ những NTHH nào.
- GV thông báo: Những chất trên là hợp chất.
? Theo em chất ntn là hợp chất.
- GV giải thích và dẫn VD về HCVC và HCHC.
- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ mô hình tượng trưng của H2O, NaCl(hình 1.12, 1.13)
? Hãy quan sát và nhận xét đặc điểm cấu tạo của hợp chất.
VD: 
- Nước: H2O Nguyên tố H và O.
- M.ăn: NaCl “ “ Na và Cl.
- A.sunfuric: H2SO4 “ “ H, S và O.
* Định nghĩa: Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
- Hợp chất gồm:
 + Hợp chất vô cơ: 
 H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
 + Hợp chất hữu cơ: 
 CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường),
 C2H2 (Axetilen), C2H4 (Etilen)....
2.Đặc điểm cấu tạo:
- Trong hợp chất: Nguyên tử liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định
D. Củng cố:
 - HS làm bài tập:5 (Sgk).
 - So sánh thành phần của đơn chất và hợp chất.
E. Dặn dò:
 - Học bài. Làm bài tập:1,2,3 (Sgk- trang 25,26) . Bài tập 6.1, 6.5 Sbt.
 * 
* rút kinh nghiệm giờ dạy:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHOA HOC 8 TIET 7 8.doc
Giáo án liên quan