Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 7: Nguyên Tố Hoá Học - Phần II

I. Mục tiêu

Biết được :

- Nguyên tử khối : khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác (hạn chế ở 20 nguyên tố đầu)

- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể .

II. Chuẩn bị.

 1. Giáo viên :

- Bảng 1(các nguyên tố hoá học) trang 42

- Bảng phụ ghi các bài tập vận dụng.

 2. Học sinh : Làm bài tập, học thuộc kí hiệu một số nguyên tố thường gặp

III. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định : điểm danh

2. Kiểm tra bài cũ:

Cu hỏi :

1.Nguyên tố hoá học là gì ?

2. Các kí hiệu 4C, 6Fe, 2Mg, 8Cu, 3N cĩ ý nghĩa gì ?

Đáp án :

1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.

2. 4C 4 nguyên tử Cacbon ,

6Fe 6 nguyên tử Sắt ,

2Mg 2 nguyên tử Magie

8Cu 8 nguyên tử Đồng ,

3N 6 nguyên tử Nito

3. Bài mới :

Nguyên tử cấu tạo nên chất, chất cấu tạo nên vật thể chúng có khối lượng vậy nguyên tử có khối lượng không ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 4 - Tiết 7: Nguyên Tố Hoá Học - Phần II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	NS : 28 – 8 - 2012
Tiết 7	ND : 09 – 9 - 2012
NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC - Phần II
I. Mục tiêu
Biết được :
- Nguyên tử khối : khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác (hạn chế ở 20 nguyên tố đầu)
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể .
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên :
- Bảng 1(các nguyên tố hoá học) trang 42
- Bảng phụ ghi các bài tập vận dụng.
 2. Học sinh : Làm bài tập, học thuộc kí hiệu một số nguyên tố thường gặp
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định : điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi :
1.Nguyên tố hoá học là gì ?
2. Các kí hiệu 4C, 6Fe, 2Mg, 8Cu, 3N cĩ ý nghĩa gì ?
Đáp án :
1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
2. 4C 4 nguyên tử Cacbon , 
6Fe 6 nguyên tử Sắt , 
2Mg 2 nguyên tử Magie
8Cu 8 nguyên tử Đồng , 
3N 6 nguyên tử Nito
3. Bài mới : 
Nguyên tử cấu tạo nên chất, chất cấu tạo nên vật thể chúng có khối lượng vậy nguyên tử có khối lượng không ?
Hoạt động 1: TÌM HIỂU NGUYÊN TỬ KHỐI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Hãy nêu vài đơn vị đo khối lương mà em biết.
- Chúng ta đã biết nguyên tử vô cùng nhỏ bé do đó khối lượng của chúng cũng rất nhỏ. Nếu sử dụng các đđơn vịđđo bằng gam, kg thì rất khó trong tính toán
Ví dụ: khối lượng 1 nguyên tử cacbon:
mC = 1,9926.10-23 g. Vì vậy, quy ước lấy 1/12 khối lượng 1C làm đơn vị đo khối lượng nguyên tử
+ Tên gọi: Đơn vị Cacbon.
+ Kí hiệu: đđvC.
Khối lượng của 1C tính theo đvC ?
- Làm tương tự, người ta xác định được KLNT của các NTHH (bảng 1 trang 42 SGK).
- Hãy cho biết nguyên tử nguyên tố nào có khối lượng nhỏ nhất?
- Nguyên tử Oxi nặng gấp mấy lần nguyên tử cacbon ?
- Giới thiệu khái niệm NTK. Mỗi nguyên tố có một nguyên tư ûkhối riêng dựa vào NTK cĩ thể xác định được nguyên tố.
- Vậy, để xác định 1 NTHH ta cĩ thể sử dụng những cách nào ?
II. Nguyên tử khối
- Kể tên các đơn vị đo khối lương : gam, Kg, tấn,..
- Nghe giới thiệu, ghi bài :
- 1 đvC bằng 1/12 khối lượng 1 nguyên tử cacbon.
- 12 đvC.	
- QS bảng 1 trang 42.
- KLNT hidro nhỏ nhất.
- So sánh : 
Ngtử oxi nặng hơn ngtử cacbon 16/12 lần.
- Nghe và ghi bài :
Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon
Mỗi nguyên tố có một nguyên tư ûkhối riêng.
- 2 cách : dựa vào NTK, số p trong nguyên tử.
Hoạt động 2: LUYƯN TËP
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Treo bảng phụ :
Kí hiệu
Tên NTHH
Nguyên tử khối
So sánh với cacbon (lần)
Cu
Canxi
55
üNặnghơn 4,7 
S
Magie
- Nhận xét, chốt đáp án.
- Treo bảng phụ bài tập :
BT:1. Nguyên tử X có khối lượng gấp 2 lần nguyên tử oxi. Tìm nguyên tố X ?
2. Nguyên tử A có khối lượng bằng 5% khối lượng nguyên tử Brom. Tìm nguyên tố A ?
- Nhận xét, chốt đáp án.
II. Luyện tập
- TLN 5’, hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm lên chữa bảng
- Lớp bổ sung, ghi kết quả BT.
Kí hiệu
Tên NTHH
Nguyên tử khối
So sánh với cacbon (lần)
Cu
Đồng
64
Nặng hơn5.3
Ca
Canxi
40
Nặng hơn 3.3
Mn
Magan
55
Nặnghơn 4.6
Fe
Sắt
56
ü Nặng hơn 4.7
S
Lưuhuỳnh
32
Nặnghơn 2.7
Mg
Magie
24
Nặnghơn 2
- Chia lớp thành 6 nhĩm, 3 nhĩm đầu làm BT 1, 3 nhĩm sau làm BT 2. TLN 3’.
- Đại diện nhĩm lên bảng làm BT, lớp bổ sung
BT1 : O = 16
 X = 16 . 2 = 32
 X là nguyên tố Lưu huỳnh ( S )
BT 2: Br = 80
 A = 80.5% = 4
 A là nguyên tố Heli ( He )
4. Củng cố :
- Đọc phần em có biết.
1. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là:
a. 5,342.10-23g 	 b. 6,023.10-23g	c. 4,482.10-23g 	 d. 3,990.10-23g
2. Đơn vị đo khối lượng nguyên tử là :
a. Gam 	 b. Kg c. Microgam	 	d. đvC	
 3. Hoàn thành bảng sau
Tên nguyên tố
Kí hiệu
NTK
Tổng số hạt trong nguyên tử
Số p
Số e
Số n
Flo
10
39
20
36
12
3
4
Đáp án : 
3.
Tên nguyên tố
Kí hiệu
NTK
Tổng số hạt trong nguyên tử
Số p
Số e
Số n
Flo
F
19
28
9
9
10
Kali
K
39
58
19
19
20
Magie
Mg
24
36
12
12
12
Liti 
Li
7
10
3
3
4
5. Dặn dò : 
- Làm bài tập 4 - 7 SGK.HỌc thuộc KHHH và NTK của 20 NTHH đầu, các NTHH phổ biến .
- Tìm hiểu khái niệm đơn chất và hợp chất, đặc điểm cấu tạo ptử đơn chất và hợp chất .-----------------------—– & —–-----------------------
Tuần 4	NS : 29 – 8 - 2012
Tiết 8	ND : 15 – 9 - 2012
ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHÊT - PHÂN TỬ 
(Phần I, II) 
I. Mục tiêu
Biết được :
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
- Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần ngtố tạo nên chất đó 
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : 
Tranh vẽ hình 1.9, 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 sgk / 22,23, đề kiểm tra 15’
2. Học sinh : Làm bài tập , soạn trước bài mới .
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định : điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: 	Kiểm tra 15 phút
Đề
Bt 1.(8đ)
Viết KHHH và nguyên tử khối của các nguyên tố sau: Natri, bạc, nhơm, kẽm, bari, đồng, sắt, thủy ngân, hidro, oxi, nitơ, canxi, silic, lưu huỳnh, clo, cacbon .
Bt 2. (2đ)
a. Hãy xác định nguyên tử khối của nguyên tố R. Biết R nặng hơn nguyên tử nitơ 4 lần và nguyên tử khối của nitơ là 14 đvC
b. Nguyên tử R nặng hơn hay nhẹ hơn nguyên tử H bao nhiêu lần?
Đáp án
1.Viết đúng mỗi KHHH, mỗi NTK được 0,25 điểm
Tên nguyên tố
KHHH
NTK
Tên nguyên tố
KHHH
NTK
Natri
Na
23
Thủy ngân
Hg
201
Clo
Cl
35,5
Hidro
H
1
Bạc
Ag
108
Oxi
O
16
Nhơm
Al
27
Nitơ
N
14
Kẽm
Zn
65
Canxi
Ca
40
Bari
Ba
137
Silic
Si
28
Đồng
Cu
64
Lưu huỳnh
S
32
Sắt
Fe
56
Cacbon
C
12
2. a. - Biết NTK của N là 14 đvC
 - Biết R nặng gấp 4 lần nguyển tử N NTK của R = 14x4 = 56 đvC (1đ)
 b. - Biết NTK của H là 1 đvC
 - Biết NTK của R là 56 đvC 
 Nguyên tử R nặng hơn nguyên tử H và nặng gấp 56 lần. (1đ)
3. Bài mới : SGK
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIƯÄM VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐƠN CHẤT
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Treo tranh vẽ 1.9+1.10 +ø 1.11.
Giới thiệu đó là các mô hình tượng trưng của các đơn chất: đồng, hidrô và oxi.
- Có nhận xét gì về hình dạng các nguyên tử trong cùng 1 mẫu chất ? Mỗi mẫu chất do mấy NTHH tạo thành ? Tại sao ?
- Mỗi chất trên được tạo nên từ mấy nguyên tố ? Vsao ?
- Những chất trên được gọi là đơn chất.
- Đơn chất là gì? Cho ví dụ?
- Tên đơn chất thường gọi theo trên nguyên tố.
- Các đơn chất như đồng, nhơm, sắt, kẽm,... gọi là đơn chất KL, cĩ khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim. 
- Các đơn chất như oxi, lưu huỳnh, cacbon,... khơng cĩ những TC trên gọi là đơn chất PK.
- Nhận xét, chốt kiến thức
- Hãy quan sát hình 1.10 và 1.11.
 Sự xắp xếp các nguyên tử trong đơn chất kim loại và đơn chất phi kim có gì khác nhau ?
- Nhận xét, chốt KT.
- Một số nguyên tố có thể tạo ra hai hay nhiều đơn chất khác nhau đó gọi là các dạng thù hình.
I.Đơn chất
- Quan sát tranh.
- Hình dạng giống nhau. 
- Chỉ có 1 nguyên tố trong mỗi mẫu chất. Vì các nguyên tử giống nhau cùng loại cùng 1 NTHH.
- Trả lời, nhận xét và ghi bài.
+ Đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
Vd: 
 Đơn chất nhơm Al được tạo từ các nguyên tử nhơm.
 Đơn chất oxi cấu tạo từ NTHH oxi.
- Nghe giới thiệu và tĩm tắt kiến thức, ghi bài:
Có 2 loại đơn chất 
- Đơn chất kim loại : dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim... 
VD : nhôm, sắt
- Đơn chất phi kim : khơng dẫn điện, khơng dẫn nhiệt, khơng có ánh kim ... 
VD : Lưu huỳnh, oxi,...
2. Đặc điểm cấu tạo
- Quan sát tranh trả lời, nhận xét, bổ sung, ghi bài :
+ Đơn chất kim loại : các nguyên tử xếp khít nhau, và theo trật tự nhất định.
+ Đơn chất phi kim : các nguyên tử liên kết với nhau theo số nhất định và thường là 2.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ ĐỈC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA HỢP CHẤT
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- Treo tranh 1.12 và 1.13 .
- Nước và muối ăn, mỗi chất được cấu tạo từ mấy loại nguyên tử ? (Mấy NTHH ?)
- Các chất này và các chất cấu tạo từ 2 hay nhiều NTHH là hợp chất. Vậy, hợp chất là gì ? Cho VD ?
- Thông báo hợp chất gồm hai nhóm : hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
- Tỉ lệ liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất nước và hợp chất muối ăn ?
- Tỉ lệ này khơng đổi trong mỗi hợp chất trên. Trong hợp chất các nguyên tử liên kết với nhau theo một tỉ lệ nhất định.
- Trong hợp chất nước : trật tự liên kết luơn là H O H.
- Trong các hợp chất khác, các ngtố cũng liên kết với nhau theo trật tự khơng đổi.
II./ Hợp chất
1. Hợp chất là gì ?
- Quan sát tranh.
- Mỗi chất cấu tạo từ 2 loại nguyên tử (2 NTHH).
- Nêu KN hợp chất, chỉnh sửa, hồn thiện khái niệm hợp chất, ghi bài :
+Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên 
VD : 
 Hợp chất nước do hai NTHH cấu tạo nên là oxi và hidro.
+Hợp chất gồm HC vô cơ và HCHC.
2. Đặc điểm cấu tạo
- Quan sát tranh 
 Nhận xét tỉ lệ nguyên tử liên kết trong hợp chất nước : 1 O và 2 H.
 nhận xét tỉ lệ nguyên tử liên kết trong hợp chất muối ăn : 1 Na và 1 Cl
- Nghe giới thiệu và ghi bài :
Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định
4.Củng cố :
BT 3 SGK :
a/ Hợp chất 	b/ Đơn chất	c/ Hợp chất	d/ Hợp chất	e/ Hợp chất	f/ Đơn chất.
Câu b và f : mỗi chất cấu tạo từ 1 NTHH
Câu a, c, d, e : mỗi chất cấu tạo từ 2 NTHH trở lên.
5. Dặn dò :
Học bài cũ . Làm bài tập 1,2,3 Sgk / 26. 
Đọc em có biết sgk / 27 .

File đính kèm:

  • docHOA 8 TUAN 4 CUA NGU NHU BO.doc