Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 30 - Tiết 57: Muối
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức .HS hiểu và định nghĩa được muối theo thành phần phân tử. Cách
phân loại muối theo thành phân hoá học và tên gọi của chúng.
2. Kỹ năng . HS phân được axit, bazơ, muối theo công thức hoá học cụ thể .
Viết được công thức hoá học của một số axit, bazơ, muối khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit. phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ, muối cũ thể bằng giấy quỳ tím, tính được khối lượng của một số axit, bazơ, muối trong phản ứng .
3.Thái độ . HS có ý thức học tập nghiêm túc .
II.Chuẩn bị
GV .Bảng phụ Tên, công thức, thành phần, gốc của một số axit thường gặp
III.Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định lớp: 8A1 8A2
2. Kiểm tra : Viết công thức chung của bazơ, axit ?
Chữa bài 2/130 SGK
Ngày soạn: 17/03/2012 Ngày giảng:8A1 8A2 Tuần 30 - Tiết 57 MUỐI I.Mục tiêu: 1.Kiến thức .HS hiểu và định nghĩa được muối theo thành phần phân tử. Cách phân loại muối theo thành phân hoá học và tên gọi của chúng. 2. Kỹ năng . HS phân được axit, bazơ, muối theo công thức hoá học cụ thể . Viết được công thức hoá học của một số axit, bazơ, muối khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit. phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ, muối cũ thể bằng giấy quỳ tím, tính được khối lượng của một số axit, bazơ, muối trong phản ứng . 3.Thái độ . HS có ý thức học tập nghiêm túc . II.Chuẩn bị GV .Bảng phụ Tên, công thức, thành phần, gốc của một số axit thường gặp III.Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp: 8A1 8A2 2. Kiểm tra : Viết công thức chung của bazơ, axit ? Chữa bài 2/130 SGK Gốc axit Công thức axit Tên axit -Cl HCl Axit clohiđric =SO3 H2SO3 Axit sunfurơ =SO4 H2SO4 Axit sunfuric =CO3 H2CO3 Axit cacbonic =PO4 H3PO4 Axit photphoric =S H2S Axit sunfuhiđric -Br HBr Axit bromhiđric -NO3 HNO3 Axit nitric 3. Bài mới . Hoạt động của GV và HS Nội dung Muối: GV: Yêu cầu HS viết lại công thức của một số muối mà em biết HS: Ví dụ: Al2(SO4)3 ; NaCl; Fe(NO3)3 GV ? Em hãy nhận xét thành phần của muối (GV lưu ý HS so sánh với thành phần của bazơ và axit để HS thấy được phần giống và khác nhau của ba loại hợp chất trên.) HS: Nhận xét GV:Yêu cầu HS rút ra định nghĩa. HS: Nêu định nghĩa ?Từ các nhận xét trên, các em hãy viết công thức chung của muối (GV lưu ý HS liên hệ với công thức chung của bazơ và axit ở góc bảng phải). GV: Nêu nguyên tắc gọi tên GV: Gọi một HS đọc tên các muối : GV: Hướng dẫn cách gọi tên muối axit, GV: yêu cầu học sinh dựa vào các ví dụ vừa nêu phần phân loại HS: Tự lấy ví dụ minh hoạ Muối: 1.Khái niệm: Ví dụ: Al2(SO4)3 ; NaCl ; Fe(NO3)3 , NaH2PO4 Nhận xét. Trong phân tử của các hợp chất trên điều có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit Kết luận. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. 2. Công thức hoá học: AxBy Trong đó: A là kí hiệu kim loại B là kí hiệu gốc axit Vídụ Al2(SO4)3 ; NaCl ; NaHCO3 gốc axit = SO4 − Cl − HCO3 sunfat clorua hiđrocacbonat 3.Tên gọi: Tên muối: Tên kim loại (Kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + Tên gốc axit Ví dụ: Al2(SO4)3 Nhôm sunfat NaCl Natri clorua Fe(NO3)3 Sắt (III) Nitrat KHCO3: Kili hiđro cacbonat NaH2PO4 Natri đihiđro photphat 4.Phân loại: Dựa vào thành phần, chia 2 loại muối a.Muối trung hoà: Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại Ví dụ: Na2CO3, K2SO4 , Ca(NO3)2 b.Muối axit: Muối axit là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại(hoá trị của góc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng số nguyên tử kim loại ) Ví dụ: NaHCO3 , KHSO4 , NaH2PO4 4. Củng cố: *. ôn các khái niệm, cách gọi tên, phân loại axit, bazơ, muối *. dãy các hợp chất :CuCl2 , P2O5 , MgCl2 , H2CO3 , NaHCO3 , Zn(OH)2 ,CuO , Fe(OH)2 , Ba(OH)2 , K2SO4 , N2O5 , Ca3(PO4)2 Hãy cho biết hợp chất nào là oxi, axit, bazo, muối 5.Bài tập: 1,2,3 Sgk Ngày soạn: 17/03/2012 8A1: 8A2: Tuần 30 - Tiết 58 Thực Hành 6 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức .Nắm vững được tính chất hoá học của nước: tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hiđro, tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành bazơ và một số oxit axit tạo thành axit Kỹ năng. Rèn luyện được kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm với Na, canxi oxit và điphotpho pentaoxit với nước . Thái độ. Ý thức học tập nghiêm túc, đảm bảo an toàn khi học tập và thực hành hoá học II.Chuẩn bị Giáo viên: Chuản bị cho 3 nhóm HS làm thí nghiệm, mỗi nhóm gồm: Hoá chất . Na, CaO (Vôi sống), P(đỏ), quỳ tím, nước, dd phenolphtalein dụng cụ .Chậu thủy tinh, cốc thủy tinh , đế sứ, lọ thủy tinh, nút cao su có muỗng sắt, đũa thủy tinh III.Tiến trình dạy và học: 1. Ổn định lớp: 8A1 8A2 2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu tính chất hóa học của nước 3. bài mới: GV tổ chức cho các nhóm học sinh thực hành Hoạt động của GV và HS Nội dung I Tiến hành thí nghiệm GV: Nêu mục tiêu của buổi thực hành GV hướng dẫn thí nghiệm HS tiến hành thí nghiệm GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào một cốc nước (hoặc cho một mẩu quỳ tím) Dùng kẹp sắt kẹp miếng Na (Nhỏ bằng hạt đỗ) cho vào cốc nước. Em hãy nêu hiện tượng thí nghiệm Vì sao quỳ tím chuyển màu xanh Các em hãy viết PTPƯ GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 Cho một mẩu nhỏ vôi sống(bằng hạt ngô) vào bát sứ Rót một ít nước vào vôi sống Cho 1 → 2 giọt dd phenolphtalein vào dd nước vôi Gọi một nhóm nêu hiện tượng Yêu cầu HS viết PTPƯ GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo trình tự. Cho một lượng nhỏ p đỏ (bằng hạt đỗ xanh vào muỗng sắt). Đốt phốtpho đỏ trong muỗng sắt bằng đèn cồn rồi đưa nhanh muỗng sắt có photpho đỏ đang cháy vào lọ thủy tinh chứa oxi (trong lọ tinh đã có sẵn 2 → 3 ml nước) Lắc cho P2O5 tan hết trong nước. Cho một miếng giấy quì tím vào lọ GV: Yêu cầu các nhóm làm và nêu nhận xét. viết phương trình phản ứng và nhận xét. I Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào một cốc nước (hoặc cho một mẩu quỳ tím) Dùng kẹp sắt kẹp miếng Na (Nhỏ bằng hạt đỗ) cho vào cốc nước. Hiện tượng Miếng Na chạy trên mặt nước, có khí thoát ra quỳ tím chuyển màu xanh phản ứng giữa Na và nước tạo dd bazơ và giải phóng khí H2 2Na + 2H2O →2NaOH + H2 2.Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống Cho một mẩu nhỏ vôi sống(bằng hạt ngô) vào bát sứ Rót một ít nước vào vôi sống Cho 1 → 2 giọt dd phenolphtalein vào dd nước vôi Hiện tượng Mẩu vôi sống nhão ra Dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ Phản ứng toả nhiều nhiệt CaO + H2O → Ca(OH)2 3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với P2O5 Cho một lượng nhỏ p đỏ (bằng hạt đỗ xanh vào muỗng sắt). Đốt phốtpho đỏ trong muỗng sắt (bằng đèn cồn) rồi đưa nhanh muỗng sắt có phốtpho đỏ đang cháy vào lọ thủy tinh chứa oxi (trong lọ thủy tinh đã có sẵn 2 → 3 ml nước) Lắc cho P2O5 tan hết trong nước. Cho một miếng giấy quì tím vào lọ Nhận xét: Phốt pho đỏ cháy sinh ra khói trắng tan vào nước. Miếng giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 2P2O5 (1) P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4 (2) Phản ứng tạo ra axit photphoric Axit H3PO4 làm quì tím chuyển sang màu đỏ. II HS hoàn thành tường trình thí nghiệm: Theo mẫu . Stt Tên thí nghiệm Hiện tượng hoá học Giải thích hiện tương hoá học (viết phương trình) Kết luận 4. Củng cố: GV hướng dẫn học sinh thu dụng cụ và hóa chất vệ sinh lớp học 5. Bài tập: Ôn tập các công thức chuyển đổi, dạng bài tập tính %
File đính kèm:
- hoa 8 tuan 30 tiet 5758.doc