Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy

I. Mục tiêu:

 1, Kiến thức:

 HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.

 2, Kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm hiểu, giải thích các hiện tượng tự nhiên.

 3, Thái độ:

 Giáo dục HS hiểu & có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm & phòng chống cháy.

 II. Chuẩn bị:

 1, Giáo viên:

 - Chuẩn bị bộ thí nghiệm để xác định thành phần không khí .

 + Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nút, có muôi sắt, đèn cồn.

 + Hoá chất: P, H2O.

 - Bảng phụ.

 2, Học sinh:

 Xem trươca bài ở nhà.

 III. Hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 22 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/ 01/ 2010	Ngày dạy: 21/ 01/ 2010
 	 Tuần: 22	 Tiết: 42
--// - ²ª² - //--
	I. Mục tiêu: 
	 1, Kiến thức:
	 HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
	 2, Kỹ năng:
	 Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm hiểu, giải thích các hiện tượng tự nhiên.
	 3, Thái độ:
	 Giáo dục HS hiểu & có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm & phòng chống cháy.
	II. Chuẩn bị:
	 1, Giáo viên:
	 - Chuẩn bị bộ thí nghiệm để xác định thành phần không khí .
	 + Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nút, có muôi sắt, đèn cồn.
	 + Hoá chất: P, H2O. 
	 - Bảng phụ.
	 2, Học sinh:
	 Xem trươca bài ở nhà.
	III. Hoạt động dạy học:
	 1, Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
	 Kiểm tra sĩ số HS các lớp: 8A5 .	8A6 ..	 
	 8A7 ..	8A8 	 
	2, Kiểm tra bài cũ: 
	 - Định nghĩa phản ứng phân huỷ. Viết phương trình minh hoạ. 
	 - Cho biết sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ & phản ứng hoá hợp. Dẫn ra hai ví dụ minh hoạ.
	 3, Giảng bài mới:
	 - Giới thiệu bài (1 phút): Không khí có rất nhiều xung quanh chúng ta. Có cách nào để xác định thành phần của không khí ? Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta phải làm gì ? Đó là nội dung bài học hôm nay. 
	- Tiến trình bài dạy.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Thành phần của không khí
15 phút
- GV treo tranh H4.7a, b, c cho HS quan sát, đồng thời tiến hành TNo theo các bước a, b, c như hình vẽ để xác định thành phần của không khí & trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào ?
+ Chất gì có trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5 bị tan dần trong nước ?
+ Tỉ lệ thể tích khí oxi là bao nhiêu ? 
+ Tỉ lệ thể tích khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? 
- GV giải thích thêm: Mực nước trong ống nghiệm dâng lên vì P lấy dư nên Oxi có trong không khí PƯ hết, áp suất trong ống giảm, do đó nước dâng lên chiếm chỗ thể tích của oxi đã mất đi. 
- GV hỏi: Vậy qua TNo vừa quan sát trên hãy cho biết không khí có thành phần như thế nào về thể tích các chất khí ? 
- GV nhận xét, tiểu kết. 
- HS các nhóm quan sát tranh, tiến hành thí nghiệm nhận xét, trả lời:
+ Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên từ từ đến vạch số 2.
+ Chất khí O2 ở trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5.
+ Oxi chiếm 1/ 5 (21%) thể tích không khí.
+ Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại chiếm 4/ 5 (78% nitơ, 1% các khí khác). 
- HS các nhóm chú ý lắng nghe. 
- HS tổng hợp kiến thức trả lời.
1, Thành phần của không khí:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thể tích của không khí là:
 + 21% oxi (chiếm 1/ 5)
 + 78% nitơ (chiếm 4/ 5)
 + 1% các khí khác.
* Hoạt động 2: Ngoài khí oxi & khí nitơ, không khí còn chứa những chất khí gì khác ?
10 phút
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
 Theo em trong không khí còn những chất gì khác ? Hãy tìm các dẫn chứng để chứng minh.
- GV gọi HS các nhóm chúng minh. Nếu không được GV có thể gợi ý 2 câu hỏi nhỏ:
 + Tại sao khi ta để một ly nước đá sau vài phút ta thấy có nước đọng ngoài thành ly. Vậy nước đó ở đâu ?
+ Quan sát thùng vôi ở mặt ta thấy có lớp màng mỏng trắng. Vậy màng trắng này do đâu mà có ? 
- GV nhận xét, chốt lại. 
- HS tự nghiên cứu thông tin trả lời:
Trong không khí ngoài nitơ & oxi còn có hơi nước & khí CO2.
- HS các nhómn suy nghĩ trả lời:
+ Nước đó là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ.
+ Do khí CO2 trong không khí tác dụng với nước vôi.
2, Ngoài khí oxi & khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác ?
 1% các khí khác
(CO2, hơi nước, bụi khói, khí hiếm..)
* Hoạt động 3: Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm 
8 phút
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Các em có biết khi nào thì không khí bị ô nhiễm ?
+ Nếu không khí bị ô nhiễm thì gây ảnh hưởng như thế nào
+ Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, trành ôn nhiễm ? 
- GV gọi các nhóm trình bày ý kiến của mình & tiểu kết. 
 Vậy bảo vệ bầu không khí trong lành là trách nhiệm của ai ? 
- HS các nhóm thảo luận trả lới:
+ Trong không khí nếu tỉ lệ 1% các khí khác tăng lên thì không khí bị ô nhiễm. 
+ Gây tác hại đến sức khoẻ con người & đời sống của động thực vật. Ngoài ra còn phá hoại đến công trình, cầu cống di tích lịch sử.
+ HS liên hệ thực tế trả lời.
- HS trả lời: Của tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta. 
3, Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm: 
 Mỗi người phải góp phần giữ cho không khí trong lành, tránh ô nhiễm, như:
+ Xử lý chất thải.
+ Trồng cây xanh, bảo vệ rừng
* Hoạt động 4: Củng cố – luyện tập
5 phút
- GV gọi đại diện 1 em đọc mục “Đọc thêm”.
- GV yêu cầu HS trả lời bài tập 1, 2 SGK/ 99 tại lớp. 
- HS đọc SGK.
- HS đọc đề bài, suỹ nghĩ trã lời. 
	4, Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau: (1 phút)
	 - Học bài làm lại bài tập 1, 2 SGK.
	 - Xem trước phần còn lại của bài.
	 - Tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện & các biện pháp dập tắt sự cháy. 

File đính kèm:

  • docTiet 42.doc
Giáo án liên quan