Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 2 - Tiết 4 - Bài 3: Bài Thực Hành Số 1
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Học sinh làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản (ví dụ như lấy hoá chất vào ống nghiệm, đun hoá chất, lắc )
Học sinh nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành đo nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
3.Thái độ:
Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học, ham hiểu biết, khám phá kiến thức qua thí nghiệm thực hành.
II. CHUẨN BỊ: 6 nhóm, mỗi nhóm gồm:
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho 2 thí nghiệm thực hành:
- Đo nhiệt độ nóng chảy của parafin, lưu huỳnh
- Tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát
a) Hoá chất: bột lưu huỳnh, paraffin,muối ăn nước, cát
b) Dụng cụ: 2 nhiệt kế, 2 cốc thuỷ tinh (250 ml), chịu nhiệt), 3ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 1 đũa thuỷ tinh, 1 đèn cồn, giấy lọc + phễu thuỷ tinh,giá sắt, lưới amiăng
HS chuẩn bị 2 chậu nước sạch
Tranh giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng một số loại dụng cụ ;“ Cách sử dụng hoá chất”
Ngày soạn..// 2010 Tuần 2 Tiết 4 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Học sinh làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản (ví dụ như lấy hoá chất vào ống nghiệm, đun hoá chất, lắc) Học sinh nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng thực hành đo nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. 3.Thái độ: Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học, ham hiểu biết, khám phá kiến thức qua thí nghiệm thực hành. II. CHUẨN BỊ: 6 nhóm, mỗi nhóm gồm: Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho 2 thí nghiệm thực hành: Đo nhiệt độ nóng chảy của parafin, lưu huỳnh Tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát a) Hoá chất: bột lưu huỳnh, paraffin,muối ăn nước, cát b) Dụng cụ: 2 nhiệt kế, 2 cốc thuỷ tinh (250 ml), chịu nhiệt), 3ống nghiệm, 2 kẹp gỗ, 1 đũa thuỷ tinh, 1 đèn cồn, giấy lọc + phễu thuỷ tinh,giá sắt, lưới amiăng HS chuẩn bị 2 chậu nước sạch Tranh giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng một số loại dụng cụ ;“ Cách sử dụng hoá chất” III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A.Kiểm tra bài cũ: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Muốn biết nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cần phải làm thế nào? 2. Dựa vào đâu để tách được chất ra khỏi hỗn hợp ? B. Bài mới: Hoạt động 1: KIỂM TRA TÌNH HÌNH CHUẨN BỊ CỦA HS ( 2 phút) GV: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (chuẩn bị nước, hỗn hợp muối ăn và cát) Kiểm tra chuẩn bị đồ dùng và hoá chất cho từng nhóm đã đúng và đủ theo ý định của chưa? HS kiểm tra chuẩn bị đồ dùng và hoá chất cho từng nhóm đã đúng và đủ chưa Hoạt động 2: GV HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY TẮC AN TOÀN VÀ CÁCH SỬ DỤNG HOÁ CHẤT, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM (10 PHÚT) GV: Nêu các hoạt động trong 1 bài thực hành để HS hình dung ra những việc mà các em sẽ phải làm gồm: 1) GV hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 2) HS tiến hành thí nghiệm 3) HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình 4) HS vệ sinh phòng thực hành và rửa dụng cụ GV: Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng một số loại dụng cụ đó 1) ống nghiệm 2) Kẹp gỗ 3) Cốc thuỷ tinh 4) Đèn cồn 5) Đũa thuỷ tinh 6) Phễu GV: Giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm GV: Treo tranh: “ Cách sử dụng hoá chất” và đặt câu hỏi: - Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất HS: Nêu mục tiêu của bài thực hành HS: Nghe Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm Cách sử dụng hoá chất: - Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác ( ngoài chỉ dẫn) Không đổ hoá chất dùng thừa trở lại lọ, bình chứa ban đầu Không dùng hoá chất khi không biết rõ đó là hoá chất gì -Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất Hoạt động 3 : I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM (20 phút) GV: Hướng dẫn HS Đặt 2 ống nghiệm có chứa bột lưu huỳnh và parafin vào cốc nước Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn Đặt đứng nhiệt kế 2 vào ống nghiệm Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy GV hỏi: Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? (?)Qua các thí nghiệm, em hãy rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất? 2.Thí nghiệm 2: GV: Hướng dẫn Hs tiến hành thí nghiệm theo 2 bước sau: Cho vào cốc thuỷ tinh khoảng 3 gam hỗn hợp muối ăn và cát Rót vào cốc khoảng 5 ml nước sạch Khuấy đều để muối tan hết Gấp giấy lọc đặt vào phễu Đặt phễu vào ống nghiệm và rót từ từ nước muối vào phễu theo đũa thuỷ tinh Quan sát ? GV: Tiếp tục hướng dẫn HS: Dùng kẹp gỗ kẹp vào khoảng 1/3 ống nghiệm (từ miệng ống) Đun nóng phần nước lọc trên ngonï lửa đèn cồn Lưu ý: Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa để ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở đáy ống, vừa đun vừa lắc nhẹ. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người GV: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu. 1. Thí nghiệm1: HS: Làm theo hướng dãn của GV HS: Theo dõi thí nghiệm và rút ra nhận xét sau: Parafin nóng chảy ở 620C Khi nước sôi (1000C) lưu huỳnh chưa nóng chảy Lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 1000C HS: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau 2.Thí nghiệm 2: HS: Làm theo hướng dẫn của GV HS: Nhận xét: Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch trong suốt Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc HS: Chất rắn thu được là muối ăn sạch (tinh khiết), không còn lẫn cát Hoạt động 4 : TƯỜNG TRÌNH (12 phút) GV: Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu sau: TT Nội dung thí nghiệm Dụng cụ, hóa chất Hiện tương quan sát , kết quả thí nghiệm GV: Yêu cầu HS rửa và thu dọn dụng cụ GV: Nhận xét buổi thực hành Dặn dò HS đọc trước bài: Nguyên tử RÚT KINH NGHIỆM : .. .. ..
File đính kèm:
- thuc hanh hoa 8.doc