Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 37: Tính Chất Hóa Học Của Oxi

I/ Mục tiêu:

- HS nắm được trạng thái và các tính chất vật lí của oxi

- Biết được một số tính chất hoá học của oxi

- Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Chuẩn bị phiếu học tập

- Chuẩn bị các thí nghiệm về t/c vật lí của oxi, t/c hoá học của oxi (đốt P, S trong oxi)

- Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt

- Hoá chất: 3 lọ oxi, bột S, P, dây sắt, than

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 19 - Tiết 37: Tính Chất Hóa Học Của Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn :07/01/2012
Ngày dạy : //2012
Tuần 19:
Tiết 37: TÍNH CHẤT HểA HỌC CỦA OXI
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được trạng thái và các tính chất vật lí của oxi
- Biết được một số tính chất hoá học của oxi
- Rèn luyện kĩ năng lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Chuẩn bị phiếu học tập
- Chuẩn bị các thí nghiệm về t/c vật lí của oxi, t/c hoá học của oxi (đốt P, S trong oxi)
- Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt
- Hoá chất: 3 lọ oxi, bột S, P, dây sắt, than
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 :Tính chất vật lí
GV giới thiệu: Oxi là nguyên tố hoá học phổ biến nhất (Chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất)
?/ Trong tự nhiên oxi có ở đâu?
?/ Hãy cho biết kí hiệu, công thức hoá học, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi?
GV: Cho HS quan sát lọ O2 và yêu cầu HS nêu nhận xét
?/ Em hãy cho biết tỉ khối của oxi so với không khí, từ đó cho biết oxi nặng hay nhẹ hơn không khí?
GV: ở 200C, 1 nước hoà tan được 31 ml khí oxi, 700 lít khí NH3
?/ Vậy oxi tan nhiều hay ít ở trong nước?
GV giới thiệu: Oxi hoá lỏng ở - 1830C, oxi lỏng có màu xanh nhạt
GV: Gọi HS nêu kết luận về t/c vật lí của oxi.
- Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng:
+ Dạng đơn chất: Khí oxi có nhiều trong không khí
+ Dạng hợp chất: Nguyên tố oxi có nhiều trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người và động vậ
- KHHH: O CTHH:O2
 NTK: 16 PTK: 32
- Oxi là một chất khí không màu, không mùi
- d/ = Oxi nặng hơn khôngkhí
- Oxi tan rất ít trong nước
* Kết luận: Oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hoá lỏng ở - 183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt
Hoạt động 2 : Tính chất hoá học
GV: Làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo trình tự: 
- Đưa muôi sắt có chứa bột S (Vào ngọn lửa đèn cồn). Cho HS quan sát và nhận xét
- Đưa S đang cháy vào lọ có chứa oxi và yêu cầu HS quan sát và nhận xét hiện tượng
- So sánh các hiện tượng S cháy trong không khí và cháy trong oxi?
GV giới thiệu: Chất khí đó là lưu huỳnh đioxit (SO2) hay còn gọi là khí sun fuzơ.
Yêu cầu HS viết phương trình vào vở 
GV: Làm thí nghiệm đốt phot pho đỏ tronh không khí và trong oxi Các em hãy nhận xét hiện tượng và so sánh sự cháy của P trong không khí và trong oxi?
GV: Đó là P2O5 (Đi phot pho pentaoxit) tan được trong nước
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ
1/ Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí không màu
PT: S + O2 SO2
b. Tác dụng với phot pho
- Phot pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột
PT: 4P + 5O2 2P2O5
Hoạt động 3 :Luyện tập - củng cố
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1: 
a/ Tính VOXI tối thiểu ở (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,6 gam bột lưu huỳnh?
b/ Tính khối kượng khí SO2 tạo thành?
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 2: Đốt cháy 6,2 gam P trong 1 bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc)
a/ Viết PTPƯ
b/ Sau PƯ chất nào dư? Số mol là bao nhiêu?
c/ Tính khối lượng chất tạo thành?
HS: Làm bài tập 1
- PTPƯ: S + O2 SO2
nS = = = 0,05 (mol)
- Theo PT: nS = nO= nSO= 0,05 (mol)
VO = n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l)
m SO = n . M = 0,05 . 64 = 3,2 (g)
HS: Làm bài tập 2
a/ PTPƯ: 4P + 5O2 2P2O5
 nP = = = 0,2 (mol)
 nO = = = 0,3 (mol)
 Oxi còn dư, P phản ứng hết. Theo PT: 4nP = 5nO
b/ nO = . nP = . 0,2 = 0,25 (mol) nO(dư) = 0,3 - 0,25 = 0,05 (mol)
c/ nPO = = = 0,1 (mol)
m PO= n . M = 0,1 . 142 = 14,2 (g)
Hoạt động 4 :Dặn dò – bài tập về nhà
- Học bài
- BTVN: 1,2,4,5 (84)

File đính kèm:

  • doctiet 37 tinh chat cua oxi t1.doc
Giáo án liên quan