Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 2: Chất

I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- HS biết đựơc khái niệm chất và một số tính chất của chất. ( Chất có trong vật thể xung quanh chúng ta.)

2/ Kỹ năng:

- Quan sát thú nghiệm, hình ảnh, mẫu chất rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất)

- Phân biệt đựơc chất và vật thể.

3/ Thái độ:

- Có hứng thú học tập môn hóa học.

II. TRỌNG TÂM:

- Tính chất của chất.

III. CHUẨN BỊ

1/ Giáo viên:

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tuần 1 - Tiết 2 - Bài 2: Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/2010 Trường TH-THCS Tam Lập
Ngày dạy: 19/08/2010 
Giáo Viên: Ung Thị Trang 
Lớp dạy: 8A
Tuần: 1
Tiết: 2 
Chương I: CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ
BÀI 2: CHẤT
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức:
- HS biết đựơc khái niệm chất và một số tính chất của chất. ( Chất có trong vật thể xung quanh chúng ta.)
2/ Kỹ năng:
- Quan sát thú nghiệm, hình ảnh, mẫu chất rút ra được nhận xét về tính chất của chất ( chủ yếu là tính chất vật lí của chất)
- Phân biệt đựơc chất và vật thể.
3/ Thái độ:
- Có hứng thú học tập môn hóa học.
II. TRỌNG TÂM:
Tính chất của chất.
III. CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên: 
DỤNG CỤ
HÓA CHẤT
Đèn cồn, nhiệt kế, chén sứ,
Bột lưu huỳnh,
Dụng cụ thử điện,
Nhôm, đồng
Chân sắt, lưới amiăng
2/ Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Ổn định lớp: 1 phút
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV: Hóa học là gì? Để học tốt môn hóa học em cần phải làm gì?
HS: Trả lời theo lý thuyết
Nhận xét và cho điểm học sinh
3/ Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
GV: Các em hãy quan sát và kể ra tất cả những gì xung quanh chúng ta?
* GV thông báo: Tất cả những đều kể trên gọi là vật thể.
- Vật thể là gì?
- Những vật thể: Cây cối, con người, đất, không khí nước nó có sẵn trong tự nhiên hay phải do bàn tay con người tạo ra?
* GV thông báo: Những vật thể có sẵn trong tự nhiên gọi là vật thể tự nhiên
- Những vật thể: Nhà ở, bút, tập, bàn ghế nó có sẵn trong tự nhiên hay phải do bàn tay con người tạo ra?
* GV thông báo những vật thể do con người tạo ra gọi là vật thể nhân tạo.
- Vật thể được chia thành mấy loại?
- Nhận xét và kết luận
GV: Chúng ta xét vật thể tự nhiên
VD: Cây mía
 Đường( saccarozơ)	Chất
- Vật thể tự nhiên được hình thành từ đâu?
- Nhận xét và kết luận
GV: Chúng ta xét vật thể nhân tạo
VD: Bàn ghế
 Gỗ Vật liệu
 Xenlulozơ	Chất
- Vật thể tự nhiên được hình thành từ đâu?
- Vật liệu được làm từ đâu?
- Nhận xét và kết luận
HS: cây cối, bàn ghế, bút, tập, nhà ở, con người, đất, không khí, nước.
- Là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được
- Những vật thể đó có sẵn trong tự nhiên
- Do con người tạo ra.
- Vật thể được chia thành 2 loại:
+ Vật thể tự nhiên
+ Vật thể nhân tạo
- Vật thể tự nhiên được hình thành từ chất
- Vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu
- Vật liệu được làm từ 1 chất hay hỗn hợp nhiều chất.
FKết luận: Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được.
- Vật thể được chia thành 2 loại:
+ Vật thể tự nhiên: Con người, cây cối, sông suối..
+ Vật thể nhân tạo: Bàn ghế, bút, nhà ở..
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
1/ Mỗi chất đều có những tính chất nhất định
GV: Các em hãy quan sát bột lưu huỳnh và cho biết: Màu sắc, trạng thái(rắn, lỏng, khí), mùi của lưu huỳnh?
- Làm thí nghiệm cho lưu huỳnh vào nước. Yêu cầu học sinh quan sát?
- Lưu huỳnh có tan trong nước không?
- Nhận xét và bổ sung
- GV làm thí nghiệm cho lưu huỳnh vào bát sứ, đun lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn vào đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh. Yêu cầu học sinh quan sát.
- Lưu huỳnh nóng chảy ở bao nhiêu độ C ?
-Nhận xét và kết luận
* GV thông báo: Tất cả Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, khả năng hòa tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi,..gọi là tính chất vật lí.Còn khả năng biến đổi tử chất này thành chất khác gọi là tính chất hóa học.
- Muốn biết nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy thì ta làm bằng cách nào?
- muốn biết khả năng hòa tan trong nước thì ta làm cách nào?
- muốn biết chất đó có dẫn điện dẫn nhiệt hay không thì ta làm bằng cách nào?
GV: Đưa dụng cụ thử điện vào miếng nhôm yêu cầu học sinh quan sát?
- vậy nhôm có dẫn điện không?
- Lấy VD về kim chất dẫn điện?
- Chất có những đặc trung nào?
- Vậy chất có gồm có những tính chất nào?
- Nhận xét và kết luận
HS: Lưu huỳnh ở dạng rắn(bột), màu vàng, mùi hắc
- HS quan sát
- Lưu huỳnh không tan trong nước
- HS quan sát
- Lưu huỳnh nóng chảy ở 113 OC
- Dùng dụng cụ đo: Nhiệt kế
- Làm thí nghiệm
- Ta dùng dụng cụ thử điện.
HS: Đèn của dụng cụ thử điện sáng lên
- Có
- Dây điện làm bằng lỗi đồng, kẽm, sắt..
- Chất có 2 đặc trưng: Có thành phần hóa học nhất định và có một số tính chất nhất định.
- HS tự kết luận
FKết luận: 
Chất gồm có tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi, vị, khả năng hòa tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy,nhiệt độ sôi,.
+ Tính chất hóa học: Khả năng biến đổi thành chất mới
2/ Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
GV: Cả rựơu(cồn) và nước đều là chất lỏng, không màu trong suốt. Nhưng cồn cháy được còn nước thì không.
- Như vậy dựa vào đâu có thể phân biệt được cồn và nước?
- Tính cháy đó có phải là tính chất hóa học không?
- Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều hóa chất đọc hại: axit HCl, H2SO4, phenol,..
VD: H2SO4; là axít gây bỏng,cháy da thịt khi pha loãng để dử dụng thì cần phải chú ý theo quy tắc pha chế của axít.
- Em hãy kể tên một số ứng dụng của chất hóa học trong đời sống?
- Vậy sự hiểu biết về tính chất của chất có lợi gì?
- Nhận xét và kết luận
- Dựa vào khả năng cháy
- Phải
- Lốp xe làm từ cao su, thao nhôm, chén
- trả lời
FKết luận: 
Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tùy thuộc vào tính chất của nó. Biết được vào tính chất để nhận biết và giữ an toàn khi sùng hóa chất.
III. LUYỆN TẬP VÀ CŨNG CỐ
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập số 3/SGK/11?
- yêu cầu HS trình bày
- Nhận xét và kết luận
HS: Thảo luận nhóm.
- Trình bày:
a) Con người là vật thể tự nhiên, nước là chất
b) Bút chì là vật thể nhân tạo, than là chất.
c)Dây điện là vật thể nhân tạo, đồng là chất
d) Áo may là vật thể nhân tạo, chất là sợi bông, nilon
e) Vật thể nhân tạo là xe đạp, chất là: Nhôm sắt, cao su
IV. DẶNDÒ
Về nhà làm bài tập SGK, học bài
Chuẩn bị phần III- Chất tinh khiết.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docBAI 2T1H8.doc