Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Tuần 1 - Bài 2: Chất
A/ Mục tiêu :
1) Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được vật thể, vật liệu và chất.
- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Hiểu Các vật thể tự nhiên được hình thành từ chất, còn vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu ( Do một chất hoặc một số chất tạo thành)
2) Kỹ năng:
- Học sinh biết cách (quan sát làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất.
- Hiểu rằng nắm tính chất của chất là quan trọng cho việc sữ dụng chất, nắm một số nguyên tắc an toàn cơ bản trong khi tiếp xúc với hoá chất.
3) Thái độ:
- Có ý thức trong việc sữ dụng chất .
B / Phương pháp : Thực hành theo nhóm nhỏ, vấn đáp, thảo luận nhóm.
C/ Phương tiện dạy học :
a) GV : Chuẩn bị các hoá chất (S, P(đỏ), Al, Cu, NaCl ), dụng cụ thí nghiệm theo SGK
b) HS : Tìm hiểu trước bài theo SGK
D/ Tiến hành bài giảng :
1/ Ổn Định Tổ Chức Lớp: 1
Ngày dạy : Tuần : 01 Tiết PTCT : 02 CHƯƠNG I: CHẤT- NGUYÊN TỬ PHÂN TỬ Bài 2: CHẤT A/ Mục tiêu : 1) Kiến thức: - Học sinh phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. - Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Hiểu Các vật thể tự nhiên được hình thành từ chất, còn vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu ( Do một chất hoặc một số chất tạo thành) 2) Kỹ năng: - Học sinh biết cách (quan sát làm thí nghiệm) để nhận ra tính chất của chất. - Hiểu rằng nắm tính chất của chất là quan trọng cho việc sữ dụng chất, nắm một số nguyên tắc an toàn cơ bản trong khi tiếp xúc với hoá chất.. 3) Thái độ: - Có ý thức trong việc sữ dụng chất . B / Phương pháp : Thực hành theo nhóm nhỏ, vấn đáp, thảo luận nhóm. C/ Phương tiện dạy học : a) GV : Chuẩn bị các hoá chất (S, P(đỏ), Al, Cu, NaCl ), dụng cụ thí nghiệm theo SGK b) HS : Tìm hiểu trước bài theo SGK D/ Tiến hành bài giảng : 1/ Ổn Định Tổ Chức Lớp: 1’ * KTBC: 5’ Câu 1: Hoá học là gì ?, Có vai trò như thế nào trong cuộc sống ? Câu 2: Để học tốt hoá học ta phải làm gì ? Bài Mới: * Mở Bài: 2’ Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ dùng cũng như các vật khác ,vậy các em có biết chúng do đâu mà có, ta sữ dụng chúng như thế nào, chúng do cái gì tạo nên, chúng có những tính chất gì . . . .Qua tiết học hôm nay thầy trò ta cùng tìm hiểu và trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta vào bài 1 của chương I 2/ Phát triển bài : 30’ Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS kể tên những vật dụng xung quanh ta. - GV nhận xét và bổ sung. GV hỏi: + Xét về nguồn gốc của chúng ta có thể phân chúng thành những loại nào ? - GV thông báo về thành phần của một số vật tự nhiên và vật nhân tạo. Từ đó gợi ý cho HS về khái niệm vật liệu. Vậy hoá học là gì ? - GV giảng và vẽ sơ đồ (SGV) Vậy chất có ở đâu ? GV nhận xét bổ sung và gới thiệu một số tên chất cấu tạo nên vật thể. Chuyển ý: GV đặt câu hỏi chuyển ý Vậy có phải chất nào cũng có tính chất như nhau không ? nếu không thì sao ? Hoạt động 2: - GV phân tích các tính chất của chất ( Gới thiệu tính chất vật lý và tính chất hoá học) & Tiến hành thí nghiệm biểu diễn. - GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét. Vậy tính chất của các chất khác nhau thì có giống nhau không? giải thích ? * GV dùng biện pháp đàm thoại giúp HS hiểu Ý nghĩa của việc biết tính chất của chất. HS phát biểu theo yêu cầu của GV . - HS trả lời. + Vật tự nhiên và vật nhân tạo. HS nghe giảng và tìm hiểu vấn đề theo sự gợi ý của GV. - Ở đâu có vật thể là ở đó có chất. HS trả lời theo suy nghĩ. - HS nghe giảng và quan sát thí nghiệm. - HS nhận xét về màu sắc của S, Cu, Al. . . , nhận xét tính chất của S và Parafin - HS rút ra tính đặc trưng của tính chất của chất. HS tìm hiểu ý nghĩa của việc biết tính chất của chất qua sự hướng dẫn , gợi mở của giáo viên. I. Chất có ở đâu ? Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. + Chất có 2 loại là chất tự nhiên và chất nhân tạo. Vật liệu là giai đoạn trung gian giữa chất và vật thể nhân tạo II. Tính chất của chất - Mỗi chất có những tính chất đặc trưng, nhất đinh5 và không đổi. - Có 2 loại tính chất là tính chất vật lý và tính chất hoá học. * Ý nghĩa của việc biết tính chất của chất - Giúp phân biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất) - Biết cách sử dụng chất. - Biết ứng dụng chất thích hợp vào đời sống và sản xuất. 3/ Củng cố : 2’ - Yêu cầu học sinh trình bày lại những vấn đề trong tiết học 4/ Kiểm tra , đánh giá : 4’ - Câu 1, 2, 3 SGK 5/ Nhận xét – hướng dẫn về nhà : 1’ - Nhận xét tiết học của học sinh. - Học bài , làm bài tập 1, 2, 3 vào vở bài tập và xem trước phần III
File đính kèm:
- Bai 2 CHAT.doc