Giáo án Hóa học lớp 8 - từ tiết 5 đến tiết 8
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh biết:
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra mọi chất . Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm. Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-).
-Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Proton (P) có điện tích ghi bằng dấu (+) còn nơtron không mang điện tích.
-Trong 1 nguyên tử: số proton = số electron. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành lớp, nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết.
2.Kĩ năng:
Học sinh xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo của một vài nguyên tố cụ thể
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
Sơ đồ nguyên tử của: H2 , O2 , Mg, He, N2 , Ne, Si , Ca,
2. Học sinh:
-Xem lại kiến thức vật lý 7, bài 18, Mục: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
-Đọc bài 4 SGK / 14,15 .
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
ctron của nguyên tử: + H2 : 1 ( 1e )g 1e ngoài cùng . + O2 : 2 ( 8e ) g 6e ngoài cùng . + Na : 3 ( 11e ) g 1e ngoài cùng. -Số e tối đa ở lớp 1: 2e -Số e tối đa ở lớp 2: 8e -Hoạt động theo nhóm (5’) để hoàn thành bảng: gDựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm số P. Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong ng.tử Số lớp e Số e ngoài cùng Heli 2 2 1 2 Cacbon 6 6 2 4 Nhôm 13 13 3 3 Canxi 20 20 4 2 *Bài tập . -Thảo luận nhóm -Số p = số e -Dựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm tên nguyên tử. -Thống nhất ý kiến hoàn thành bài tập. Ng.tử Số p trong hạt nhân Số e trong ng. tử Số lớp e Số e ngoài cùng Clo 17 17 3 7 Liti 3 3 2 1 Silic 14 14 3 4 Kali 19 19 4 1 3. LỚP ELECTRON -Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. -Nhờ có các electron mà nguyên tử có khả năng liên kết. Hoạt động 4: Củng cố ?Nguyên tử là gì . ?Trình bày cấu tạo của nguyên tử . ?Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử. ? Thế nào là nguyên tử cùng loại. ?Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. -HS nhớ lại bài học để trả lời các câu hỏi. Hoạt động 5 : hướng dẫn -Bài tập về nhà: 1,2,3,4 SGK/15,16 -Đọc bài đọc thêm SGK/16 -Đọc bài 5: Nguyên tố hóa học IV.RÚT KINH NGHIỆM : Tuần: 3 Ngày soạn: 25/8/2010 Tiết: 6 Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: -Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. -Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. -Ghi đúng và nhớ kí hiệu của 1 số nguyên tố. -Thành phần khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất là không đồng đều và oxi là nguyên tố phổ biến nhất. 2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : -Tranh vẽ: Hình 1.8 SGK/19 và Bảng 1 SGK /42 2. Học sinh: Đọc bài 5: Nguyên tố hóa học III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập về nhà ?Nguyên tử là gì, trình bày cấu tạo của nguyên tử ?Xác định số p, e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Mg ?Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử ?Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau -3 HS trả lời câu hỏi. -1 HS sửa bài tập 2 SGK/15 Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tố hóa học là gì ? -Khi nói đến 1 lượng rất nhiều nguyên tử cùng loại, người ta dùng đến thuật ngữ : “ nguyên tố hóa học” thay cho cụm từ “loại nguyên tử”. Vậy nguyên tố hóa học là gì ? -Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học, các nguyên tử thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau. -Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: Số p Số n Số e Nguyên tử 1 19 20 Nguyên tử 2 20 20 Nguyên tử 3 19 21 Nguyên tử 4 17 18 Nguyên tử 5 17 20 -Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học ? Vì sao? -Hãy tra bảng 1 SGK/42 để biết tên các nguyên tố đó? -Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1,2 chữ cái gGọi là kí hiệu hóa học. -Treo bảng 1 và giới thiệu kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố như: Nhôm, Canxi, -Yêu cầu lên bảng viết lại 1 số kí hiệu hóa học của các nguyên tố trên. *Lưu ý: Cách viết kí hiệu hóa học. +Chữ cái tiên viết bằng chữ in hoa. +Chữ cái thứ 2 viết bằng chữ thường và nhỏ. -Yêu cầu 1 số HS sửa lại kí hiệu hóa học của nguyên tố đã viết. -Mỗi kí hiệu của nguyên tố chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. Vd: + H: chỉ 1 nguyên tử Hiđro. + Fe: chỉ 1 nguyên tử Sắt. gVậy 2 hay 3 nguyên tử Sắt thì phải viết như thế nào? -Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. -Dựa vào đặc điểm: Số p = số e gHoàn thành bảng Số p Số n Số e Nguyên tử 1 19 20 19 Nguyên tử 2 20 20 20 Nguyên tử 3 19 21 19 Nguyên tử 4 17 18 17 Nguyên tử 5 17 20 17 -Nguyên tử 1 và 3; Nguyên tử 4 và 5 thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học vì có cùng số p trong hạt nhân. - Nguyên tố K, Cl -Nghe và ghi vào vở. + Oxi: O + Sắt: Fe + Bạc: Ag + Kẽm: Zn + -HS ghi nhớ cách viết kí hiệu hóa học và hoàn chỉnh lại các kí hiệu hóa học đã viết sai. - 2Fe, 3Fe I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LÀ GÌ ? 1. ĐỊNH NGHĨA: Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. * Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố hóa học. 2. KÍ HIỆU HÓA HỌC: biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. VD: Hoạt động 3:Có bao nhiêu nguyên tố hóa học ? -Đến nay khoa học đã biết được hơn 110 nguyên tố hóa học. trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo. -Lượng nguyên tố trong tự nhiên ở trong vỏ trái đất không đồng đều. -Yêu cầu HS quan sát hình 1.8 gKể tên 4 nguyên tố có mặt nhiều nhất trong vỏ trái đất ? - Hiđrô chỉ chiếm 1% về khối lượng vỏ trái đất nhưng có số nguyên tử rất lớn (chỉ đứng sau oxi). -4 nguyên tố thiết yếu nhất cần cho các loài sinh vật:C, H, O, N thì C, N là 2 nguyên tố khá ít trong vỏ trái đất. -nghe và ghi nhớ. -Quan sát hình 1.8: + Oxi: 49,9% + Silic: 25,8% + Nhôm: 7,5% + Sắt: 4,7 % II. CÓ BAO NHIÊU NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ? Có trên 110 nguyên tố hóa học, trong đó Oxi là nguyên tố phổ biến nhất. Hoạt động 4: Củng cố Đề bài: Hãy điền tên, kí hiệu và số thích hợp vào ô trống trong bảng sau: Tên nguyên tố Kí hiệu hóa học Tổng số hạt Số p Số e Số n 34 12 15 16 18 6 16 16 -Hướng dẫn: +Tổng số hạt = số p + số e + số n. +Số p = số e. +Dựa vào số p, tra bảng 1 SGK/42 g Tìm tên nguyên tố và kí hiệu hóa học. -Thảo luận nhóm để hoàn thành bảng: Tên nguyên tố KHHH Tổng số hạt Số p Số e Số n Natri Na 34 11 11 12 Photpho P 46 15 15 16 Cacbon C 18 6 6 6 Lưu huỳnh S 48 16 16 16 Hoạt động 5: hướng dẫn -Học bài. -Học thuộc kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố thường gặp trong bảng 1 SGK/42 -Bài tập về nhà: 1,2,3 SGK/20 IV. RÚT KINH NGHIỆM : KÝ DUYỆT . Phó Hiệu Trưởng Tuần: 4 Ngày soạn: 25/8/2010 Tiết: 7 Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh biết: -Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C) -Mỗi đ.v.C bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C. -Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 2.Kĩ năng: Học sinh tra bảng tìm được tên nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : Tranh vẽ: bảng 1 SGK/ 42 2. Học sinh: Học thuộc kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố trong bảng 1 SGK/42 III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập -Định nghĩa nguyên tố hóa học. -Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố. -Yêu cầu 1 HS làm bài tập 3 SGK/ 20. -Sửa chữa và chấm điểm. -Đọc định nghĩa. -Viết kí hiệu hóa học. -Làm bài tập 3 Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tử khối của nguyên tố. -NTK có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đ.v.C -Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử gVậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất ? ? Nguyên tử C, nguyên tử O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H. -Khối lượng tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tượng đối giữa các nguyên tử.gNgười ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. ?Vậy, nguyên tử khối là gì -Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK / 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta có thể xác định được tên của nguyên tố đó. -Yêu cầu HS đọc đề Bài tập 6 SGK/ 20. -Hướng dẫn: ?Muốn xác định được X là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố X ?Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số p trong nguyên tố X không gVậy ta phải xác định nguyên tử khối của X. -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (5’) để giải bài tập trên. -Nghe và ghi vào vở. -Ví dụ: +Khối lượng của 1 nguyên tử H bằng 1 đ.v.C (qui ước là H = 1 đ.v.C ) +Khối lượng 1 nguyên tử C bằng 12 đ.v.C. +Khối lượng 1 nguyên tử O bằng 16 đ.v.C. -Nguyên tử nhẹ nhất: H. -Nguyên tử C nặng gấp 12 lần nguyên tử H. -Nguyên tử O nặng gấp 16 lần nguyên tử H. -Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C. -HS đọc SGK gTóm tắt đề bài. -Phải biết số p hoặc nguyên tử khối (NTK) -Với dữ kiện đề bài trên ta không thể xác định được số p trong nguyên tố X. *Thảo luận nhóm: +NTK của X = 2.14 = 28 đ.v.C +Tra bảng 1 SGK/ 42 g X là nguyên tố Silic (Si). III. NGUYÊN TỬ KHỐI Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. -1 đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Kí hiệu là: đ.v.
File đính kèm:
- TUAN 3,4.doc